Kiến nghị đối với các đơn vị doanh nghiệp Ngoài quốc doanh trên địa bàn

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 119 - 123)

3.4.1 .Thành tựu

c phát triển đối tượng tham

4.3. Một số kiến nghị

4.3.4. Kiến nghị đối với các đơn vị doanh nghiệp Ngoài quốc doanh trên địa bàn

- Tham gia đầy đủ BHXH cho người lao động theo các quy định của pháp luật để cơ quan BHXH làm tốt công tác thu và thực hiện các chế độ cho người lao động được kịp thời.

- Thực hiện khai báo đủ số lao động, đăng ký tham gia đúng hạn, ghi rõ trong hợp đồng lao động các quyền và nghĩa vụ của người lao động, mức lương người lao động được hưởng và đúng với mức lương thực tế trả cho người lao động để tham gia đóng BHXH.

- Tổ chức phổ biến quy định của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của

người lao động .

- Đi đôi với việc mở rộng phát triển công ty, doanh nghiệp, , hộ cá thể… cần chú ý xây dựng điều lệ hoạt động hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ lãnh đạo doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, tự nguyện của cả chủ sử dụng lao động và người lao động về lĩnh vực BHXH.

KẾT LUẬN

Phát triển đối tượng tham gia BHXH khu vực ngoài quốc doanh có tầm quan trọng trong việc khơi dậy, huy động và khai thác tiềm năng to lớn về tiền vốn, sức lao động, tài nguyên, trí tuệ, kinh nghiệm khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, thông tin và các nguồn lực khác vào phát triển kinh tế phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững ổn định tình hình kinh tế chính trị - xã hội.

BHXH đối với khu vực ngoài quốc doanh là sự tiếp nối và mở rộng của BHXH trong khu vực nhà nước mang tính tất yếu chuyển từ cơ chế kinh tế một thành phần sang cơ chế kinh tế nhiều thành phần với sự bình đẳng. Đây là một quá trình chuyển đổi nhận thức địi hỏi phải có thời gian và bằng những việc làm thiết thực cùng với những cuộc vận động, tạo cho mọi người thấy được lợi ích, có được niềm tin, từ tính cưỡng chế pháp luật thành tính tự giác, tự nguyện của mọi người và mọi tổ chức.

Theo dự kiến, đối tượng tham gia lao động ở khu vực kinh tế Ngoài quốc doanh sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong sự nghiệp BHXH tương lai. Vì vậy cơ quan BHXH cũng như các ngành các cấp có liên quan cần phải có sự phối hợp tập trung tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát việc các doanh nghiệp có tham gia đầy đủ cho người lao động tại đơn vị hay không và và thực hiện việc chi trả các chế độ BHXH cho người lao động tại các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh. Đây là điều kiện cần thiết để đưa pháp luật vào cuộc sống nhằm thực hiện công bằng xã hội.

Tuy vậy, trong những năm qua BHXH huyện Phổ Yên thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên đã thu đạt được nhiều kết quả như Thu BHXH nói chung và

công tác BHXH khu vực

Ngoài quốc doanh ngày càng tăng lên, đã góp phần khơng nhỏ cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh kết quả, công tác thu, tượng tham gia BHXH vẫn cịn tồn tại một số khó khăn vướng mắc như: chưa khai thác hết lực lượng lao động, ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Ngoài quốc doanh,

các hợp tác xã, , tổ sản xuất kinh doanh… vẫn còn tồn tại tình trạng trốn tránh khơng nộp BHXH cho người lao động. Do vậy BHXH huyện Phổ Yên cần phải thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước để thu, quản lý thu BHXH chặt chẽ trên địa bàn. Không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên nhiều mặt khác nhau, thực hiện cải cách tốt thủ tục hành chính trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH, tránh nhiêu khê đối với tất cả các đối tượng được hưởng BHXH, đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức BHXH huyện Phổ Yên trong thực hiện nhiệm vụ như thu, quản lý thu BHXH, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ hưởng BHXH cho cơ quan, đơn vị sử dụng lao động và người lao động theo đúng quy định của pháp luật trên nguyên tắc thuận tiện, đầy đủ và kịp thời.

Vấn đề thực hiện BHXH đối với khu vực Ngoài quốc doanh khơng cịn là mới mẻ, thực tế cho thấy kết quả lại đạt được chưa như mong muốn, nảy sinh nhiều vấn đề, tồn tại nhiều bất cập phải được giải quyết ngay. Tuy nhiên, để việc tham gia BHXH trở thành thói quen của tất cả mọi người, các đơn vị kinh tế và người lao động trong khu vực Ngoài quốc doanh tham gia BHXH nề nếp theo đúng quy định của Luật thì khơng phải là một vấn đề đơn giản. Song cùng với nỗ lực của các cấp các ngành đặc biệt là cơ quan BHXH, chúng ta hy vọng trong thời gian tới việc triển khai thực hiện chính sách phát triển đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động trong khu vực Ngoài quốc doanh sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Khơng những chỉ góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn củng cố, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước cũng như đảm bảo an sinh xã hội mà Đảng và nhà nước ta đã lựa chọ

.

Đây là một đề tài khó, phức tạp, thời gian nghiên cứu không dài, bản thân em đã rất cố gắng nhưng cịn nhiều hạn chế về nhận thức nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo của các thầy, cô để Luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Huy Ban (2000), Chiến lược phát triển BHXH phục vụ mục tiên

phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, đề tài khoa học cấp Bộ, Bảo

hiểm xã hội Việt Nam.

2. Bảo hiểm xã hội huyện Phổ Yên, Báo cáo quyết toán hàng năm từ 2008 - 2012

3. Bộ Luật Lao động sửa đổi (2012), ngày 18/06/2012, Hà Nội.

4. Bộ LĐTBXH, Thông tư số: 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 Hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ BHXH Ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP.

5. BHXH Việt Nam, Quyết định số: 449/QĐ-BHXH ngày 29/05/2012 ban

hành Chương trình hành động của Ngành BHXH kèm theo triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển Ngành 5 năm 2011 - 2015.

6. Chính phủ, Nghị định số: 19/CP ngày 16/2/1995 thành lập BHXH Việt Nam. 7. Chính phủ, Nghị định số: 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 Quy định về

các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.

8. Chính phủ, Nghị định số: 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

9. Chính phủ, Nghị Quyết số:10/NQ-CP ngày 24/04/2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 05 năm 2011-2015,

10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, số: 71/2006/QH11 ngày 29 tháng

11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, số: 60/2005/QH11 ngày 12 tháng

12 năm 2005 về việc Ban hành Luật Doanh nghiệp.

12. Tổng giám đốc BHXH Việt nam, Quyết định số: 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, Thẻ BHYT.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)