Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2019-2021

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an toàn tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán vps (Trang 52)

( Nguồn: Tổng hợp BCTC hợp nhất công ty năm 2019, 2020, 2021)

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

1,877,779 2,484,794 4,608,048 44,364 32,930 91,756 241,349 308,480 964,387 252,159 638,324 3,135,104 500,161 191,262 393,130 33,517 39,642 54,311 143,655 133,028 271,383 3,092,984 3,828,460 9,518,118 1,725,512 1,983,576 4,859,011

Chi phí hoạt động tự doanh 119,916 195,086 347,318

Chi phí mơi giới chứng khốn 262,194 572,018 2,483,824

Chi phí tư vấn 56,457 25,967 77,325

Chi phí lưu ký chứng khốn 34,738 42,102 62,087

Cộng chi phí hoạt động 2,218,916 2,825,669 7,829,574

Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh 874,067 1,002,791 1,688,544

Cộng doanh thu hoạt động tài chính 81,033 70,775 246,806

Cộng chi phí tài chính 474,402 384,401 697,617

Chi phí quản lý cơng ty chứng khốn 116,323 164,775 277,728

Thu nhập khác 193,998 100,126 36,762

Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế 558,373 624,517 996,767

Chi phí thuế quản lý doanh nghiệp 114,070 121,920 199,650

Lợi nhuận kế toán sau thuế DN 444,303 502,596 797,117

3,776 4,362 6,227

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Đồng/1 cổ phiếu)

Chỉ tiêu

Lỗ các tài sản tài chính ghi nhận thơng qua lỗ (FVTPL) Thu nhập hoạt động khác

cộng doanh thu hoạt động

Doanh thu hoạt động tư vấn Doanh thu lưu ký chứng khoán

Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM)

Lãi từ các khoản cho vay và phải thu Doanh thu mơi giới chứng khốn

Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thơng qua lãi/lỗ (FVTPL)

Năm 2021, chứng khoán VPS tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mảng môi giới và cho vay margin. Doanh thu môi giới của Công ty đạt hơn 3.135 tỷ đồng, gấp gần 4,9 lần với năm 2020; gấp 11,43 lần so với 2019. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu cũng tăng hơn 200% so với cùng kỳ, đạt hơn 964 tỷ đồng.Doanh thu hoạt động tư vấn tăng trưởng đạt mức khả quan,với tỷ lệ 106% so với năm 2020, tương đương doanh thu là hơn 393 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2021, Tổng doanh thu hoạt động trong năm 2021 của VPS đạt hơn 9.518 tỷ đồng, tăng 149% so với mức 3.828 tỷ đồng trong năm 2020;tăng hơn 207% so với mức 3.092 tỷ đồng năm 2019. Công ty thu lãi sau thuế 797 tỷ đồng, tăng 58% so với năm trước. So với doanh thu hoạt động thì kết quả lãi của VPS có phần khiêm tốn, nguyên nhân đến từ các khoản chi phí quá lớn trong kỳ.

Đáng chú ý, mảng tự doanh của VPS lỗ gần 600 tỷ đồng trong năm 2021, do khoản lỗ FVTPL và chi phí tự doanh lớn ghi nhận tới 5.206 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2021, công ty ghi nhận khoản lỗ hơn 4.727 tỷ đồng từ bán trái phiếu chưa niêm yết và 108 tỷ đồng lỗ bán công cụ thị trường tiền tệ. Lãi thu từ bán hai loại tài sản này trong năm là 3.305 tỷ đồng và 177,8 tỷ đồng, không đủ để bù lỗ.

Hình 2.2 Lãi/lỗ từ bán các tài sản tài chính của VPS quý 4/2021

(Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2021 của VPS)

Cụ thể, chi phí hoạt động của VPS năm 2021 lên tới 7.830 tỷ đồng, bằng 82% doanh thu hoạt động. Trong đó, chi phí doanh thu mơi giới chiếm 2.483,8 tỷ đồng, gấp 4,3 lần năm trước. Lỗ từ các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi lỗ (FVTPL) lên tới 4.859 tỷ đồng, gấp 2,45 lần năm trước.Ngoài ra, VPS cũng ghi nhận chi phí tài chính lên tới gần 700 tỷ đồng, tăng 82% so với 2020.

Mặc dù chi phí hoạt động, chi phí tài chính và các khoản lỗ của VPS cao nhưng Công ty đã vươn lên dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu trên các sàn HOSE, HNX, UPCoM. Để tập trung vào chiến lược mở rộng thị phần và quy mô khách hàng, VPS đã đào tạo và phát triển một đội ngũ các chuyên gia tư vấn đầu tư và đội ngũ cộng tác viên đơng đảo, có mặt ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam.

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn công ty từ năm 2019-2021

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tăng/ giảm

Năm 2019 Năm 2020 TSNH 11.810.099 15.776.630 26.468.953 14.658.854 10.692.323 TVCKTĐT 1.843.819 3.039.424 6.675.624 4.831.805 3.636.200 Phải thu NH 1.954.302 432.327 2.117.746 163.444 1.685.419 TSDH 194.259 275.697 387.908 193.649 112.211 Đầu tưTCDH 42.000 32.739 68.461 26.461 35.722 TSCĐ 117.840 168.832 223.244 105.404 54.412 Tổng Tài Sản 12.004.358 16.052.326 26.856.861 14.852.503 10.804.535 Nợ phải trả 7.380.039 11.077.211 19.036.372 11.656.333 7.959.161 Nợ ngắn hạn 7.123.181 10.932.194 19.035.584 11.912.403 8.103.390 Nợ dài hạn 256.858 145.017 788 -256.070 -144.229 VCSH 4.624.319 4.975.115 7.820.489 3.196.170 2.845.374 Vốn đầu tư của CSH 3.500.000 3.500.000 5.700.057 2.200.057 2.200.057 LNST chưa phân phối 1.030.547 1.335.819 1.931.961 901.414 596.142 Tổng cộng nguồn vốn 12.004.358 16.052.326 26.856.861 14.852.503 10.804.535

Cơ cấu tài sản năm 2021 tăng trưởng mạnh so với năm 2019 và 2011, tổng tài sản đạt 14,852,503 triệu đồng tăng 67,77% so với năm 2020; tăng 124,12% so với năm 2019, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm hơn 98% tương đương 26.468 tỷ đồng .Tỷ trọng TSNH/TTS của VPS luôn ở mức cao và liên tục tăng qua các năm, điều này thể hiện VPS đã chú trọng hơn đến các loại tài sản có rủi ro thấp, tăng tính thanh khoản cũng như tăng cường đảm bảo ATTC

Cơ cấu nguồn vốn cũng tăng qua các năm chủ yếu là do khoản Nợ phải trả tăng. Tổng nợ phải trả của VPS là 19.036 tỷ đồng, tăng gần 7000 tỷ đồng so với năm 2020, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 70%,cho thấy cơng ty sử dụng có hiệu quả địn bẩy tài chính, tuy nhiên việc tăng nợ phải trả doanh nghiệp nên cân nhắc và quản trị nguồn vốn của mình hiệu quả vì Nợ phải trả chiếm tỉ lệ cao có thể gây khó khăn cho cơng ty hoặc có khả năng phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi thị trường mất ổn định. Vốn đầu tư của chủ sở hữu của VPS năm 2021 là 5.700 tỷ đồng trong khi hồi đầu năm con số này là 3.500 tỷ đồng tăng hơn 2,200 tỷ đồng.

Việc tiếp tục triển khai các sản phẩm tài chính hỗ trợ nhu cầu đầu tư của khách hàng cá nhân, phát triển thế mạnh của công ty đứng đầu thị trường về thị phần môi giới khách hàng cá nhân, bao gồm ra mắt các sản phẩm giao dịch ký quỹ đa dạng và minh bạch, ứng trước tiền bán và các dịch vụ về vốn khác nằm trong chiến lược kinh doanh của Công ty và luôn được đẩy mạnh trong thời gian tương lai.

2.2 Thực trạng an tồn tài chính của cơng ty cổ phần chứng khốn VPS

2.2.1 Khung pháp lý về hoạt động và an tồn tài chính của cơng ty cổ phần chứng khoán VPS

a. Văn bản về Quy chế nội bộ và báo cáo quản trị của bản thân công ty

Để hạn chế các rủi ro quản trị nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ ban lãnh đạo và việc công bố thông tin, VPS đã thông qua sự đồng ý của ban quản trị để đưa ra Văn bản quy chế nội bộ, các điều lệ dựa trên Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14, Luật chứng khoán số 54/2019/QH14, Nghị quyết số 02/2021/NQ-ĐHĐCĐ và Điều lệ CTCPCK VPS … Cụ thể như sau

+ Quy chế quản trị của CTCP Chứng khoán VPS được xây dựng và ban hành nhằm đảm bảo cho VPS được quản lý điều hành và kiểm soát theo những nguyên tắc cơ bản về quản trị công ty đại chúng, bao gồm: đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát,TGĐ, đảm bảo quyền lợi cổ đông, công bằng – công khai – minh bạch trong các hoạt động của công ty.

+ Quy chế quản trị được xây dựng theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2019, Luật Chứng khoán, Nghị quyết số 02/2021/NQ-ĐHĐCĐ và Điều lệ CTCPCK VPS. - Nội dung sơ lược bao gồm các phương diện chính như quyền và nghĩa vụ cổ đông, cơ cấu – trách nhiệm – quyền hạn của HĐQT – Ban kiểm soát – BGĐ, ngăn ngừa xung đột lợi ích

b.Khung pháp lý về ATTC của CTCK

Trước năm 2011, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết, cụ thể về các chỉ tiêu ATTC của CTCK. Những nội dung liên quan đến ATTC chỉ nằm trong các văn bản pháp luật về TTCK và CTCK nói chung.

Văn bản pháp lý đầu tiên trực tiếp quy định về ATTC của CTCK đó là Thơng tư số 226/2010/TT-BTC quy định về chỉ tiêu ATTC và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khốn (TCKDCK) khơng đáp ứng chỉ tiêu ATTC ngày 31/12/2010 (Thông tư 226) của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 01/4/2011 và sau đó là Thơng tư số 165/2012/TT-BTC ngày 09/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 226.

Vào tháng 10/2013, UBCKNN đã ban hành Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK theo tiêu chuẩn CAMEL theo Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 9/10/2013. Quy chế này được ban hành nhằm phân loại, đánh giá một cách toàn diện hoạt động của các CTCK, trên cơ sở đó hỗ trợ cho UBCKNN trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của các công ty này..

Với nhiệm vụ phát triển bền vững TTCK , ngày 13/11/2020, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 91/2020/TT-BTC quy định chỉ tiêu an tồn tài chính và biện pháp xử lý đối với TCKDCK không đáp ứng chỉ tiêu an tồn tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 01/1/2021 (Thơng tư 91).Thông tư này thay thế Thông tư số 87/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu ATTC và biện pháp xử lý đối

với các TCKDCK không đáp ứng chỉ tiêu an tồn tài chính, áp dụng cho các CTCK, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khốn, chi nhánh cơng ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

Báo cáo tỷ lệ an tồn tài chính của Cơng ty được lập và trình bày phù hợp với quy định trong Thông tư số 91/2020/TT-BTC quy định chỉ tiêu an tồn tài chính và biện pháp xử lý đối với TCKDCK không đáp ứng chỉ tiêu an tồn tài chính của Bộ tài chính bán hành ngày 13/11/2020, có hiệu lực kể từ ngày 01/1/2021 (Thông tư 91). Báo cáo được lập trên cơ sở số liệu tài chính của cơng ty tại ngày lập Báo cáo.

Phương pháp lập báo cáo tỷ lệ an tồn tài chính :

- Tỷ lệ vốn khả dụng của công ty được xác định theo nguyên tắc sau: Tỷ lệ vốn khả

dụng =

Vốn khả dụng

x 100%

Tổng giá trị rủi ro

Trong đó, tổng giá trị rủi ro là tổng các giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán và giá trị rủi ro hoạt động.

- Vốn khả dụng: theo quy định trong Thông tư 91/2020/TT-BTC, Vốn khả dụng của Công ty được xác định bằng tổng vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong 90 ngày,trong đó chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối bao gồm cả lợi nhuận chưa thực hiện.

- GTRR thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu và dự kiến sẽ sở hữu theo cam kết bảo lãnh phát hành biến động theo chiều hướng bất lợi.Tài sản chứa rủi ro (TVTĐT, công cụ thị trường tiền tệ,Trái phiếu/Cổ phiếu,Qũy/Cổ phiếu của Công ty đầu tư chứng khốn/Qũy ETF,Chứng quyền có đảm bảo do cơng ty phát hành,Hợp đồng tương lai và Gía trị rủi ro thị trường tăng lên.

- GTRR thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác khơng thể thanh tốn đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn như cam kết. GTRR thanh toán được xác định khi kết thúc ngày giao dịch của các hợp đồng.

Hoạt động chứa rủi ro (Hoạt động vay, cho vay chứng khoán, giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại cho khách hàng hoặc cho bản thân công ty; Hoạt động

giao dịch chứng khoán; Các khoản phải thu, trái phiếu đã đáo hạn, các công cụ nợ đáo hạn; Giảm trừ giá trị tài sản đảm bảo cho đối tác, khách hàng.

- GTRR hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, hoặc do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ đầu tư hoặc do nguyên nhân khách quan khác.GTRR hoạt động của công ty được xác định bằng 25% chi phí duy trì hoạt động của cơng ty trong vịng 12 tháng liền kề tính tới thời điểm tính tốn, hoặc 20% VPĐ theo quy định pháp luật, tùy thuộc giá trị nào lớn hơn.

2.2.2 Tình hình an tồn tài chính của Cơng ty chứng khốn VPS

Để phân tích tình hình ATTC của các CTCK Việt Nam, Khóa luận sẽ dựa trên các hệ thống chỉ tiêu đánh gía ATTC của CTCK đã được xây dựng ở Chương 1. Về mức độ ATTC, để phù hợp với tình hình TTCK Việt Nam, Khóa luận sẽ đánh giá dựa trên Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13/11/2020 và Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 617/QĐ/UBCK ngày 09 tháng 10 năm 2013. Tuy nhiên, đồng quan điểm với các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề ATTC của các CTCK , Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 09 tháng 10 năm 2013 có nhóm chỉ tiêu về chất lượng quản trị (M) chỉ là nhân tố ảnh hưởng đến ATTC của CTCK và mang tính định tính. Chính vì vậy, tác giả sẽ sử dụng bộ chỉ tiêu CAMEL và phân tích yếu tố M dựa trên các số liệu, thông tin thu thập được ,đưa ra đánh giá khách quan nhất. Đồng thời, Khóa luận sẽ so sánh kết quả tính tốn với thơng lệ quốc tế từ đó rút ra nhận xét về ATTC của CTCK VPS.

Theo bảng xếp loại tổng hợp các CTCK, mức an tồn trung bình đạt được khi điểm số đạt từ 50 điểm trở lên và tương đối an toàn nếu đạt trên 65 điểm. Như vậy, nếu các điểm thành phần của các nhóm chỉ tiêu đạt từ 50 điểm trở lên thì CTCK cũng đạt được ngưỡng an tồn về tài chính.

2.2.2.1 Mức độ đủ vốn

(1) C1 = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Theo mơ hình CAMEL nhóm chỉ tiêu về mức độ đủ vốn của CTCK. Để đạt được trên 80 điểm đối với tồn nhóm chỉ tiêu C, CTCK phải có tỷ lệ vốn chủ sở

hữu/tổng tài sản từ 51% trở lên. Nếu C1 thấp hơn 51% thì chỉ tiêu này chưa đảm bảo ngưỡng an tồn.

Trong cơng thức xác định chỉ tiêu C1, Tổng tài sản là giá trị tài sản không bao gồm tiền gửi giao dịch của nhà đầu tư. Điều này để đảm bảo tiền gửi của nhà đầu tư được tách bạch khỏi tài sản của CTCK, tránh xung đột về mặt lợi ích. Chỉ tiêu này cho thấy mức vốn trên TTS mà CTCK thực sự được phép sử dụng

Bảng 2.6. Mức độ đủ vốn C1 của VPS qua các năm từ 2018-2021

(đv:triệu đồng )

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

NPT 5.389.610 7.380.039 11.077.211 19.036.372

VCSH 4.270.928 4.624.319 4.975.115 7.820.489

Tổng TS 9.660.539 12.004.358 16.052.326 26.856.861

C1 (%) 44,21% 38,52% 30,99% 29,12%

(Nguồn: BCTC của VPS năm 2018; 2019; 2020;2021)

Qua bảng 2.6, có thể thấy chỉ số C1 của Cơng ty chưa thực sự lý tưởng, chỉ nằm ở mức điểm số trung bình (từ 0% đến dưới 51%) theo quy chế xếp loại CTCK của UBCKNN, có xu hướng giảm sau 4 năm từ 2018 đến 2021. Với C1 nhỏ hơn 51% đồng nghĩa với tỷ lệ nợ của công ty đang ở mức lớn hơn 50%,mặc dù VCSH có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng VCSH kém hơn tốc độ tăng của Nợ phải trả,từ đó thấy rằng nguồn vốn kinh doanh phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay nợ, khi trên thị trường xảy ra biến động lớn thì khả năng chống đỡ với rủi ro cũng gặp khơng ít khó khăn.

Nhìn chung, chỉ số C của cơng ty có sự đi xuống qua các năm cho thấy tỷ lệ vay nợ của công ty cao dẫn đến tỷ số này không được đảm bảo.Trong đó có thể thấy C1 năm 2021 giảm 1,87% so với năm 2020 và giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2019. Ngun nhân dễ thấy là cơng ty duy trì nợ phải trả ngắn hạn ở mức khá cao

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an toàn tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán vps (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)