1.2 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức
1.2.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
19
Theo PGS.TS Trần Kim Dung (2011), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh: “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình cho phép cá nhân tiếp thu các kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của các cá nhân.”
Mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực là nhằm sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực hiện có và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghiệp vụ chun mơn của mình, trau dồi thêm những kỹ năng, kiến thức còn thiếu sót và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng với các cơng việc trong tương lai.
*Quy trình đào tạo nguồn nhân lực
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu đào tạo
Mục tiêu cuối cùng của các nhà quản trị là nhân viên được trau dồi thêm kỹ năng về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm phục vụ cho công việc, việc xác định rõ đối tượng và mục tiêu đào tạo giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và quản lý thời gian.
Bước 2: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Yếu tố bên ngoài: là các yếu tố về kinh tế, lực lượng lao động trong xã hội, luật lao động, văn hóa xã hội, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, chính quyền, đồn thể. Từ những phân tích về mơi trường bên ngồi, doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược và chính sách phù hợp cho hoạt động đào tạo.
Yếu tố bên trong: gồm kế hoạch kinh doanh và mục tiêu của tổ chức, văn hóa của tổ chức, các cổ đơng, cơng đồn, đặc tính của sảm phẩm, dịch vụ mà đơn vị đang kinh doanh
20
Giúp tổ chức xác định được các điểm mạnh, điểm yếu cũng như khó khăn, thuận lợi của tổ chức. Việc phân tích sẽ làm rõ thực trạng về nguồn nhân lực hiện có của tổ chức và mức độ sử dụng nó, có ý nghĩa rất lớn để hiểu hơn về nguồn nhân lực hiện tại của tổ chức và thông qua đó làm cơ sở cho việc dự báo về nhu cầu cũng như về nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai.
Bước 4: Xây dựng chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo đã được xác định. Tổ chức sẽ dựa vào tình hình tài chính, nguồn lực nhân sự,... để đưa ra phương án phù hợp.
• Đối tượng tham gia đào tạo, được đào tạo, số lượng cụ thể • Thời gian diễn ra quá trình đào tạo, tần suất đào tạo
• Những phương pháp được sử dụng cho chương trình đào tạo • Mức độ đào tạo
• Loại hình đào tạo online hoặc offline Bước 5: Triển khai đào tạo
Sau khi lên kế hoạch thì tổ chức sẽ bắt tay vào thực hiện quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Bước 6: Đánh giá thực hiện quy trình
Thấy được những sai lệch một cách cụ thể hơn trong các lĩnh vực như: số lượng và chất lượng nhân viên, năng suất làm việc, tỷ lệ thuyên chuyển nhân viên, sự hài lịng của nhân viên đối với cơng việc,...
1.2.4.2 Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động đào tạo có tổ chức được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi về năng lực nghề nghiệp của người lao động theo hướng tích cực. Từ đó nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho tổ chức.
21
Phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động chính là: giáo dục, đào tạo và phát triển.
+Giáo dục: là sự chuẩn bị kiến thức cơ bản và cần thiết cho nguồn nhân lực tham gia thị trường lao động trong tương lai. Đây là bước xây dựng tư duy, suy nghĩ, có yếu tố cốt lõi trong quá trình phát triển nhân lực.
+Đào tạo: được hiểu là các hoạt động giúp người lao động thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình giúp người lao động nắm vững nghiệp vụ, nâng cao trình độ và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả hơn. Các hoạt động đào tạo hướng đến sự thực tế áp dụng vào cơng việc. Do vậy, nó mang tính chun mơn hố cao. Mỡi nghề nghiệp sẽ có các hoạt động đào tạo riêng biệt.
+Phát triển: là các hoạt động vươn ra khỏi phạm vi công việc của người lao động, nhằm phát triển nhân lực dựa trên cơ sở định hướng tương lai của tổ chức. Đây là sự kết hợp giữa giáo dục và đào tạo, mang tính lâu dài. Q trình này khơng chỉ ảnh hưởng tới người lao động, tổ chức mà còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội.
*Nội dung của phát triển nguồn nhân lực
+Đảm bảo về số lượng
Phát triển về số lượng nguồn nhân lực là phải đảm bảo đủ về số lượng nhân lực theo chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi tổ chức phải thực hiện tốt công tác hoạch định nguồn nhân lực trong tổ chức của mình.
Hoạch định về số lượng nguồn nhân lực: trên cơ sở chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của tổ chức và tình hình phát triển ngành, lĩnh vực liên quan cần dự báo được số lượng nhân lực cần thiết.
22
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho người lao động cho các doanh nghiệp cần chú trọng đến các nội dung sau:
• Nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp • Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Xây dựng các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp cho từng chức danh trong từng giai đoạn cũng như quá trình kiểm tra kết quả đào tạo là cơng việc khơng thể thiếu. Đồng thời chính các cấp lãnh đạo, quản lý cũng phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cùng các kỹ năng liên quan đến quản trị, phát triển nguồn nhân lực để có thể đáp ứng tốt cơng việc trong tình hình mới.
+Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý
Cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý là cơ cấu phù hợp với cơ cấu sản xuất kinh doanh và phản ánh được trình độ tổ chức quản lý, trình độ về khoa học công nghệ tiên tiến.