Đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng bao caosu của Công ty TNHH

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng bao cao su của công ty tnhh công nghệ cao su việt nam (Trang 50 - 53)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.4 Đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng bao caosu của Công ty TNHH

2.4.1 Kết quả đạt được

- Gia tăng số lượng xuất khẩu

Ưu điểm có thể kể đến đầu tiên là sự gia tăng sản lượng xuất khẩu qua từng mốc thời gian kể từ khởi điểm năm 2019. Tuy có sự biến động nhưng vẫn khơng ảnh hưởng q nhiều. Có sự gia tăng tích cực như vậy là nhờ đến sự làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, chăm sóc khách hàng tốt cùng với chất lượng sản phẩm đi kèm.

- Mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty

Tỷ trọng lợi nhuận mà xuất khẩu bao cao su mang lại chiếm tỉ trọng khá cao. Ngay khi bắt đầu xuất khẩu từ cuối năm 2019, cơng ty đã có được những chiến lược hợp lý để duy trì được sản lượng xuất khẩu bao cao su của mình. Mặc dù tỷ trọng có sự tăng trưởng khơng đồng đều nhưng giai đoạn 2019 – 2021 vẫn cho thấy được tín hiệu tích cực của tỷ trọng lợi nhuận.

- Tạo được uy tín với đối tác quen thuộc

Với số lượng gia tăng theo từng mốc thời gian như vậy, cơng ty đã tạo được uy tín đối với các đối tác quen thuộc ở các thị trường Hàn Quốc, Ấn Độ và Campuchia. Với sự hợp tác cho thấy triển vọng tích cực này, có thể xem như đây sẽ là bàn đạp mạnh mẽ để có thể gia tăng về số lượng đối tác của công ty trong lương

40

lai không chỉ ở các thị trường quen thuộc mà còn với đối tác ở các thị trường nhỏ và lớn khác.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

- Ít thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu của công ty ở thời điểm hiện tại đang quá ít khi chỉ mới có ba thị trường là Hàn Quốc, Campuchia và Ấn Độ.

Nguyên nhân: Do kế hoạch xuất khẩu chỉ mới được triển khai hơn ba năm cho

nên cơng ty chưa có đủ thời gian cũng như tiền vốn đầu tư để có thể trang bị cho kế hoạch gia tăng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó để đến được các thị trường khác, cơng ty cần đạt được nhiều các tiêu chuẩn chất lượng khác nhau, và cần sự chuẩn bị trong một thời gian khá dài, trong đó cần sự đầu tư về cơng sức và thời gian, tiền bạc mới có thể đạt được. Và do sự bao phủ của các thương hiệu lớn và lâu năm nên rất khó để có thể cạnh tranh trong khi cơng ty cũng mới chỉ trong giai đoạn bắt đầu. Bên cạnh đó, mặt hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là hàng OEM. Hàng OEM chỉ xuất bán được cho một đối tác duy nhất, chính vì vậy đây cũng là một hạn chế trong việc xuất khẩu bao cao su của công ty khi chỉ gia tăng lượng sản lượng của từng mặt hàng trong cùng một thị trường và cùng một đối tác do vấn đề độc quyền thương hiệu.

- Doanh thu thu lại được chiếm tỉ trọng quá nhỏ

Doanh thu từ mặt hàng bao cao su chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu. Chỉ chiếm từ 0,65% năm 2020 đến cao nhất là 2,24% năm 2019 và thấp nhất là 0.56%.

Nguyên nhân: nguyên nhân chính là do sự tác động của giá nguyên liệu đầu

vào bị ảnh hưởng bởi Covid nhưng giá xuất bán trên thị trường không thay đổi dẫn đến doanh thu khơng có được tín hiệu tích cực.

- Mặt hàng xuất khẩu cịn ít

Trong ba năm xuất khẩu, công ty vẫn chỉ mới triển khai xuất khẩu đối với bốn mặt hàng và chủ yếu là hàng OEM, chưa có mặt hàng mang thương hiệu công ty

Nguyên nhân:

Mặt hàng xuất khẩu của cơng ty chưa có sự xuất hiện của hàng mang thương hiệu công ty do các mặt hàng trên chưa có được uy tín trên thị trường nội địa, do đó chưa thể bước chân sang thị trường xuất khẩu mới

Trong ba năm, cơng ty chưa có thêm được mặt hàng xuất khẩu mới là do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, các thị trường giảm nhu cầu về các mặt hàng không

41

thiết yếu. Chính vì vậy, cơng ty vẫn chỉ mới phát triển sản lượng xuất khẩu với các đối tác quen thuộc

42

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG BAO CAO SU CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ

CAO SU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

3.1 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng bao cao su của Công ty TNHH Công Nghệ Cao Su Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng bao cao su của công ty tnhh công nghệ cao su việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)