5. Bố cục đề tài
2.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An năm 2017 –
2.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An
Ngay sau khi đi vào hoạt động, Nghệ An IPSC đã tham mưu U ND tỉnh ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm (Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 13/01/2017) và quy chế phối hợp giữa trung tâm với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã (Quyết định số 4926/QĐ- UBND ngày 19/10/2017), tích cực tham gia góp ý ban hành quy định mới về trình tự, thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND ngày 28/11/2017 thay thế Quyết định 06/2015/QĐ-UBND). Nghệ An IPSC từng bước khẳng định vị trí, vai trị là cầu nối, “bà đỡ” cho nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đến với Nghệ An để thực hiện đầu tư kinh doanh, được các nhà đầu tư tin cậy.
Với những nỗ lực không ngừng, trong 5 năm từ 2016 đến 2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 7,2%. Thu hút đầu tư giai đoạn này đạt kết quả tích cực với 532 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 67.308 tỷ đồng. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt kết quả bước đầu, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng khu vực nơng, lâm, ngư nghiệp bình qn giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 4,65%/năm. Công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển, là động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,86%, trong đó: ngành cơng nghiệp tăng bình quân 13,21%, xây dựng tăng bình quân 10,34%. Dịch vụ phát triển nhanh, đồng đều, đa dạng, rộng khắp trên các lĩnh vực, vùng miền với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%/năm. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 6%/năm và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao.
Hoạt động thu hút đầu tư tạo nguồn hàng xuất khẩu đạt kết quả khả quan. Nhiều dự án đầu tư có quy mơ lớn với vốn đăng ký cao, tác động mạnh đến nền kinh tế của tỉnh như dự án Khu công nghiệp đô thị dịch vụ VSIP Nghệ An, dự án
KCN Hemaraj, dự án nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH True Milk, dự án sản xuất gỗ ghép thanh và gỗ ván MDF, dự án Hoa Sen Đông Hồi, dự án xi măng Sông Lam, nhà máy chế biến thực phẩm Royal Food, dự án Luxshare… được cấp phép và đi vào hoạt động, bước đầu tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo nên nguồn hàng công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh. Tổng thu ngân sách nhà nước từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu giai đoạn 2016 – 2020 là 7.103 tỷ đồng và có xu hướng tăng dần qua các năm.
Theo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2021 cho thấy trên địa bàn Nghệ An có 10.829 doanh nghiệp và hợp tác xã đang hoạt động, tăng 37,65% so với tổng điều tra kinh tế năm 2017 và tăng 91,8% so với năm 2012. Như vậy, tốc độ tăng doanh nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 2017 đến 2021 là 6,6%. Số lượng lao động trong doanh nghiệp là 197.698 lao động, thu nhập bình quân gần 6.5 triệu đồng/người/tháng (tăng 941,3 nghìn đồng/tháng so với năm 2017). Tuy nhiên, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2021 đạt mức tăng thấp nhất trong các năm 2016-2021. Bán bn và bán lẻ đóng góp 0,08 điểm phần trăm; vận tải, kho bãi đóng góp 0,14 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đóng góp 0,35 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 0,53 điểm phần trăm.
+ Công tác quản lý đầu tư công được chỉ đạo theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm; khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải. Các cơng trình trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ. Việc chỉ đạo, điều hành triển khai kế hoạch đầu tư công được thực hiện quyết liệt. Ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 đạt khoảng 93,09% kế hoạch giao đầu năm.
+ Thu hút đầu tư: có nhiều chuyển biến, cơng tác hỗ trợ khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp được quan tâm chỉ đạo. Tính đến ngày 30/11/2021, đã cấp mới cho 106 dự án, điều chỉnh 118 lượt dự án, tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 28.072,8 tỷ đồng, tăng 41,33% về số lượng dự án và gấp 2,92 lần số vốn đầu tư đăng ký so cùng kỳ năm 2020. Thành lập mới 2.323 doanh nghiệp, tăng 6,7% cùng kỳ; có 799 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, tăng 183 doanh nghiệp so với cùng kỳ 2020. Hiện nay, nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn đã đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh Nghệ An như Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang, Tập đoàn APEC,
Tập đoàn Huali, Tập đoàn Mobifone, Tập đồn Zuru, Tập đồn Viettel, Cơng ty CP Đầu tư Vinh Central, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đồn AEON Mall... Đó là kết quả của q trình nỗ lực cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư của chính quyền các cấp, các sở, ngành và địa phương trong tỉnh.
- Các lĩnh vực văn hoá - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Tập trung triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo quy định. Tổ chức đón cơng dân Nghệ An từ vùng dịch trở về đảm bảo an toàn, chu đáo. Các hoạt động giáo dục, đào tạo, văn hố, thể thao... kịp thời thích nghi với điều kiện dịch bệnh. Thực hiện tốt kết nối cung- cầu, giải quyết việc làm cho người lao động, ước năm 2021 giải quyết việc làm cho 38.850 người. Thực hiện tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình tỉnh Nghệ An theo tiêu chuẩn hộ nghèo mới.
- Công tác cải cách hành chính, quản lý nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính nhằm đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong cơng tác cải cách hành chính. Thực hiện phương châm: “Nhanh - Đúng - Hiệu quả” trong tham mưu, giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
- Quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. + Tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ 05 huyện. Thực hiện tốt công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu kiện của nhân dân...
- Kim ngạch xuất khẩu: Giai đoạn 2016 – 2020, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Nghệ An tiếp tục đạt được những thành tựu đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 853,3 triệu USD năm 2016 lên 1.510,3 triệu USD vào năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 25,6%/năm. Mặt hàng xuất khẩu phong phú, đa dạng, được phân thành 4 nhóm mặt hàng chính gồm nhóm cơng nghiệp chế biến, chế tạo; nhóm khống sản và nhiên liệu; nhóm nơng lâm thủy sản và nhóm hàng hóa khác. Trong đó, nhóm cơng nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh (trung bình khoảng 75,6%). Giá trị xuất khẩu của nhóm mặt hàng này tăng từ 430,7 triệu USD năm 2016 lên 1.004,4 triệu USD năm 2020.
Mặc dù vậy, bên cạnh kết quả đạt được, giai đoạn 2016 – 2020, phát triển xuất khẩu của Nghệ An vẫn chưa thực sự ổn định và bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu chưa cao, chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động giá rẻ, chưa có hàng hóa xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao để có thể tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị tồn cầu.
Theo Sở Cơng Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 ước đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng 59,7% so với năm 2020, vượt 101% kế hoạch (1,2 tỷ USD). Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 2,097 tỷ USD, tăng 74,7% so với năm 2020, vượt 130,4% kế hoạch; thu ngoại tệ từ xuất khẩu lao động và dịch vụ du lịch đạt 315 triệu USD, tăng 1,6% so với năm 2020.
Một số thị trường xuất khẩu mới trong năm nay như: Đông Timor, Sierra Leone, Burundi, Marshall Islands, Luxembourg.
- Kim ngạch nhập khẩu: Tổng thu ngân sách nhà nước từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu giai đoạn 2016 – 2020 là 7.103 tỷ đồng và có xu hướng tăng dần qua các năm. Kim ngạch nhập khẩu năm 2021 dự ước đạt 950,2 triệu USD, tăng 13,09% so với năm 2020. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu dệt may, da giày, linh kiện điện thoại, xăng dầu, máy móc, thiết bị, thép các loại, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất khác,... Hoạt động nhập khẩu có sự gia tăng nhờ sự mở rộng của các lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp tìm nguồn nhập khẩu hàng hóa, ngun liệu, vật tư, linh kiện là đầu vào để đảm bảo ổn định sản xuất
- Dân số, lao động và việc làm
Trong 5 năm, từ 2016-2020, đã có 189.056 lao động được giải quyết việc làm (bình quân hàng năm tạo việc làm mới cho 37.811 người)3, đạt 101,72% so với kế hoạch đề ra, bằng 105,6% so với giai đoạn 2011-2015. Trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh 69.300 người, chiếm 36,7% trên tổng số lao động Nghệ An được giải quyết việc làm, tăng 16,26% so với giai đoạn 2011-2015, cụ thể:
+ Chia theo ngành kinh tế: giải quyết việc làm mới trong ngành công nghiệp, xây dựng 40.579 người (chiếm 58,56% trên tổng số lao động được tạo việc làm mới trong tỉnh), dịch vụ 24.503 người (35,36%), nông lâm thủy sản 4.218 người (6,09%).
+ Chia theo loại hình sử dụng lao động: giải quyết việc làm mới trong doanh nghiệp 45.451 người (65,58%); làng nghề, hợp tác xã 3.478 người (5,02%); lao động gia đình, hộ kinh doanh 20.371 người (29,40%).
Chất lượng lao động Nghệ An thời gian qua đã được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 57% (năm 2016) lên 65% (năm 2020). Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2016-2020 góp phần dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tích cực, lao động làm việc trong ngành công nghiệp tăng từ 17,14% lên 25,49%, ngành dịch vụ từ 20,50% tăng lên 27,48%, ngành nông lâm thủy sản từ 62,36% giảm xuống còn 47,03%
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt kết nối cung - cầu, giải quyết việc làm cho người lao động, dự ước năm 2021 giải quyết việc làm cho 38.850 người. Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh chủ động kết nối, thơng tin việc làm trong và ngồi nước, qua trang web, zalo và fanpage để kịp thời hỗ trợ, đã cung cấp thông tin, tư vấn giới thiệu trên 30.809 vị trí việc làm cho người lao động.
- Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội
Tính đến 16/11/2021, tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ cho 72.871 lượt đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, kinh phí 106,84 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 64,11% số đối tượng, 52,52% kinh phí dự kiến hỗ trợ). Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh đã thực hiện giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 148.207 người lao động tại 6.632 doanh nghiệp với số tiền 13.246 triệu đồng; hỗ trợ cho 143.334 lao động đang tham gia HTN và 12.134 người đã dừng tham gia BHTN với số tiền 369.659 triệu đồng từ kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Tham mưu phân bổ từ nguồn dự trữ quốc gia 727.875 kg gạo cho 12.476 hộ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 341.100 kg cho 4.579 hộ.
- Tai nạn giao thông
Cả năm 2021 đã xảy ra 202 vụ, so với năm trước giảm 22,9%; Số người chết 124 người (giảm 20%); Số người bị thương 146 người (giảm 21,51%); ước giá trị thiệt hại 2,69 tỷ đồng.
Đối với tỉnh Nghệ An, 9 tháng đầu năm 2021 đã thực hiện nghiêm đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an tồn giao thơng, nhờ vậy tai nạn giao thơng tiếp tục giảm sâu trên cả ba tiêu chí. Cụ thể, 9 tháng đầu năm tồn tỉnh xảy ra
98 vụ tai nạn giao thơng, làm chết 73 người, bị thương 66 người. So với cùng kỳ năm 2020, giảm 43 vụ, giảm 16 người chết, giảm 30 người bị thương.