5. Bố cục đề tài
2.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư công tỉnh Nghệ An
2.3.2 Đánh giá gián tiếp
- Số lao động có việc làm và thu nhập
Có sự chuyển dịch lao động giữa nơng thơn và thành thị
Bảng 2.13 Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế Đơn vị: người 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng 1,903,930 1,894,440 1,892,380 1,904,362 1,906,340 Lao động khu vực thành thị 223,671 244,260 244,989 227,681 229,770 Lao động khu vực nông thôn 1,680,259 1,650,180 1,647,391 1,676,681 1,676,570
Nguồn: thư viện pháp luật tỉnh Nghệ An
+ Qua số liệu, cho thấy lao động ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn, gấp hơn 7 lần so với lao động khu vực thành thị. Nghệ An là vùng đất nông nghiệp nên chủ yếu lao động làm ở khu vực nông thôn, một số thành phân lao động thì di chuyển đến thành thị để tìm kiếm cơ hội việc làm khác. Tuy nhiên, lao động khu vực thành thị có xu hướng tăng, năm 2016 là 223.671 người lên 2020 là 229.770 người. Khu vực nông thôn mặc dù giảm nhưng không đáng kể, năm 2016 là 1.680.259 người xuống 1.676.570 người năm 2020.
+ Lao động trong sản xuất nông nghiệp giảm dần, do công việc không ổn định, thu nhập từ lao động nông nghiệp không thường xuyên. Bên cạnh đó, lao động trong nông nghiệp rất nặng nhọc nên nhiều lao động trẻ lựa chọn đi làm công việc khác nhẹ nhàng hơn có thu nhập ổn định hơn. Mặt khác, đa số các gia đình nơng dân cho con đi học và làm các ngành nghề lao động có tay nghề tại các khu cơng nghiệp, ngành nghề dịch vụ, ít quan tâm đến lao động nông nghiệp tại địa phương. việc
thiếu hụt lao động dẫn đến giá nhân công lao động tăng lên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thu hoạch của người nông dân, do chi phí đầu tư, nhân công lao động chiếm hơn 70% giá trị sản xuất.
+ Tỷ lệ mất cân đối giữa nhu cầu đầu tư và nguồn lực còn lớn. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển cịn khó khăn; việc phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả chưa cao; một số dự án hạ tầng trọng điểm nguồn lực thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu. Thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nhất là thu hút đầu tư của doanh nghiệp tham gia đầu tư hạ tầng; tình trạng dự án treo, dự án đầu tư kéo dài tuy đã tập trung chỉ đạo xử lý nhưng cịn khó khăn và chưa hiệu quả. Đối với các cơng trình triển khai thực hiện: nguồn lực huy động mới chỉ đạt 35,2% nhu cầu.
Bảng 2.14 Kết quả về lao động, việc làm của các dự án qua các năm giai đoạn 2016-2020 STT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Số lao động làm trong các
dự án đầu tư Người 30.556 33.297 34.603 36.096 41.429 1.1 Chia theo loại hình DN
Doanh nghiệp FDI Người 24.200 26.500 26.865 27.500 32.605 Doanh nghiệp trong nước Người 6.356 6.797 7.738 8.596 8.824 1.2 Chia theo khu vực sản xuất
Trong KKT và các KCN Người 17.150 17.292 15.517 18.590 23.630 Ngoài KKT và các KCN Người 13.406 16.005 19.006 17.506 17.799 2 Tiền lương bình quân của
lao động
Triệu đồng/ người/năm So sánh so với thu nhập
bình quân đầu người của tỉnh
Triệu đồng/ người/năm
53,4 64,8 68,4 74,4 69,6
Doanh nghiệp trong nước 51,6 60 63,6 70,8 66
Nguồn: Thư viện pháp luật 2022
Nhìn chung, số lao động có việc làm từ năm 2016 – 2020 tăng dần qua các năm và thu nhập bình quân đầu người của tỉnh có xu hướng tăng cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Lao động ở doanh nghiệp FDI chiếm phần lớn do lao động của tỉnh chủ yếu làm việc tại các khu cơng nghiệp như KCN Nam Cấm, KCN Hồng Mai, KCN Bắc Vinh, Nghĩa Đàn…
- Tỷ lệ đóng góp của đầu tư cơng vào xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội
Đầu năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Nghệ An 4,11% (tương đương 41.041 hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo 7,35% (tương đương 75.389 hộ). Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo ước khoảng 3% (giảm 1,11% so với đầu năm 2020); hộ cận nghèo ước khoảng 4,5% (giảm 2,85% so với đầu năm 2020).
Người nghèo trong toàn tỉnh được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho 52.688 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, dư nợ bình quân của một hộ vay đạt 48 triệu đồng/hộ, 20.671 lượt hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn phát triển sản xuất; thu hút, tạo việc làm cho 2.115 lao động; hơn 4 ngàn em học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; 170 lao động được đi XKLĐ; 12.937 hộ gia đình tại vùng nơng thơn được vay vốn, xây dựng trên 28.975 cơng trình nước sạch, cơng trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn nhằm cải thiện môi trường tại vùng nông thôn; 1.550 hộ được vay vốn để làm nhà ở theo chương trình 33; 5.708 hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Tồn tỉnh có 204.479 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ HYT. Trong đó, người thuộc hộ gia đình nghèo 115.624 thẻ, Người thuộc hộ gia đình cận nghèo 88.855 thẻ. Triển khai Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, năm 2020 đã hỗ trợ cho 1.550 hộ nghèo được vay vốn, với số tiền 38.750 triệu đồng. Thực hiện Quyết định 286/QĐ-TTg ngày 23/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về biểu giá bán lẻ điện, đã thực hiện hỗ trợ cho 75.789 hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, kinh phí thực hiện 50.021 triệu đồng, trong đó số hộ nghèo được hỗ trợ 40.041 hộ.