Ảnh hưởng đầu tư công tới sự phát triển kinh tế-xã hội đến tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công của tỉnh nghệ an (Trang 56 - 60)

5. Bố cục đề tài

2.2 Thực trạng đầu tư công tỉnh Nghệ An năm 2017 đến 2021

2.2.3 Ảnh hưởng đầu tư công tới sự phát triển kinh tế-xã hội đến tỉnh

An trong thời gian qua

Thời gian gần đây hoạt động xúc tiến đầu tư có sự thay đổi căn bản, đổi mới cách tiếp cận và nâng cao tính chuyên nghiệp theo hướng xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. UBND tỉnh cũng đã chủ động kết nối, gặp gỡ, vận động các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KKT, KCN bên cạnh tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư. Ngồi các đối tác mới thì tỉnh tiếp tục tập trung thu hút đầu tư nguồn vốn FDI từ các khu vực truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Việc thu hút vốn đầu tư, mở rộng các khu công nghiệp tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.7 Tốc độ tăng trưởng của cơ cấu ngành kinh tế của năm sau so với năm

trước

Đơn vị:%

2017 2018 2019 2020 2021

Nông lâm thủy sản 4.33 3.76 4.81 4.99 5.59

Công nghiệp – xây dựng

13.5 8.85 13.51 7.92 13.59

Dịch vụ 7.14 7.03 7.51 2.22 1.26

Nguồn: Sưu tầm số liệu qua các bài báo Nhìn chung, Nghệ An đang có xu hướng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp – xây dựng với mức tăng trưởng cao, năm 2021 tăng 13,59% so với năm 2020. Nông lâm thủy sản tương đổi ổn định, năm 2021 tăng 5.59% so với năm 2020. Tuy nhiên, ngành dịch vụ đang có xu hưởng giảm mạnh, tăng trưởng thấp, đặc biệt năm 2021 chỉ tăng 1.26% nguyên nhân do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động văn hóa xã hội trên địa bàn, nhà hàng, khách sạn…đóng cửa, bn bán, kinh doanh bị chững lại làm cho dịch vụ không được đẩy mạnh.

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

+ Thời gian qua, Nghệ An đã thu hút được các dự án có quy mơ lớn từ các tập đồn lớn trên thế giới. Các dự án này đã tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh sản xuất

cơng nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn người lao động của tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận.

Các dự án đã và đang chuẩn bị đi vào hoạt động cần rất nhiều lao động. Dự án LuxShare - ICT hiện đã tuyển dụng hơn 6.000 lao động, thời gian tới, khi hoàn thành giai đoạn 2 sẽ cần từ 10.000 đến 15.000 lao động. Các dự án của Goertek, Juteng, Everwin khi đi vào hoạt động và mở hết phạm vi, công suất sản xuất như đăng ký thì nhu cầu tuyển dụng có thể lên đến 40.000 - 50.000 lao động.

Bảng 2.8 Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế chia theo cơ cấu ngành

Đơn vị: %

2016 2017 2018 2019 2020

Nông, lâm,thủy

sản 62.36 55.41 49.30 48.00 47.03

Công nghiệp, xây

dựng 17.14 21.76 22.87 23.20 25.49

Dịch vụ 20.50 22.83 27.83 28.81 27.48

Nguồn: Thư viện pháp luật tỉnh Nghệ An

+ Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đã từng bước phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ đã làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, lao động ngành nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2016 -2017, số lao động ngành nông, lâm thủy sản chiến trên 50%, đến năm 2020, số lao động giảm đáng kể thay vào đó là cơng nghiệp, dịch vụ đang thu hút nhiều lao động hiện nay.

+ Máy móc, cơng nghệ hiện đại dần thay thế cơng việc tay chân, vì vậy mà số lao động trong ngành nông , lâm thủy sản giảm dần từ năm 2016( 62.36%) còn 47.03% năm 2020, Số lao động ngàng công nghiệp và dịch vụ tăng. Năm 2016 số lao động ngành công nghiệp là 17.14% đến năm 2020 (25.49%), dịch vụ tăng từ 20.5% (2016) đến 27.48% (2020).

+ Nghệ An cũng xác định thu hút đầu tư vào các dự án trọng điểm; nâng cao hiệu quả phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm; ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch biển, nghỉ dưỡng, lịch sử,... mang tầm khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

- Đóng góp vào trị giá hàng xuất khẩu và nhập khẩu

Bảng 2.9 Trị giá xuất khẩu tỉnh Nghệ An năm 2018 đến 2021

Đơn vị: triệu USD

Năm 2018 2019 2020 2021

Kim ngạch xuất khẩu

1.050 1.100 1.510,3 2.43

Nguồn: Tổng cục thống kê

+ Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2021 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu 2021 của Nghệ An tăng trưởng vượt bậc, đạt 2,43 tỷ USD, tăng 60,77% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 2,11 tỷ USD, tăng 76,04%, vượt 132,2% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020

tăng 37,3% so với năm 2019. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt

1.100 triệu USD, tăng 4,8% so với năm 2018. Trong đó xuất khẩu hàng hóa 780 triệu USD, tăng 8,3%, đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2019.

1.05 1.1 1.510,3 2.43 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ 2.5 Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Nghệ an năm 2018 đến 2021

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.050 triệu USD, tăng 6,127% so với 2017, vượt 5,31% kế hoạch, trong đó kim ngạch hàng hóa đạt 720 triệu USD, tăng 3,44% so với 2017, vượt 2,85% kế hoạch. Các nhóm mặt hàng chủ lực của tỉnh như dệt may, hoa quả chế biến, sản phẩm đá các loại, sản phẩm từ sắn… có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với năm 2017. Thị trường xuất khẩu được mở rộng lên 121 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2018.

+ Kim ngạch nhập khẩu năm 2021 dự ước đạt 950,2 triệu USD, tăng 13,09% so với năm 2020. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu dệt may, da giày, linh kiện điện thoại, xăng dầu, máy móc, thiết bị, thép các loại, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất khác,... Hoạt động nhập khẩu có sự gia tăng nhờ sự mở rộng của các lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp tìm nguồn nhập khẩu hàng hóa, ngun liệu, vật tư, linh kiện là đầu vào để đảm bảo ổn định sản xuất.

- An sinh xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao

+ Các lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, nhất là chủ động kiểm sốt và phịng chống dịch, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn như thực hiện chi trả cho đối tượng người có cơng; bảo trợ xã hội; người nghèo, cận nghèo; hỗ trợ đối tượng người lao động bị chấm dứt hợp đồng (không hưởng trợ cấp thất nghiệp), người lao động tự do. Quan tâm hỗ trợ giải quyết việc làm, thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách đối với người có cơng, đối tượng bảo trợ xã hội. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được chăm lo và khẳng định, học sinh giỏi quốc gia tiếp tục giữ vững tốp đầu của cả nước; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia ước đạt 72,66%; tổ chức được nhiều hoạt động có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 90 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh; 990 năm danh xưng Nghệ An...

+ Các hộ nghèo được tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đầu năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Nghệ An chiếm 4,11% (tương đương 41.041 hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo 7,35% (tương đương 75.389 hộ). Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo ước khoảng 3% (giảm 1,11% so với đầu năm 2020); hộ cận nghèo ước khoảng 4,5% (giảm 2,85% so với

đầu năm 2020). Nguồn lực đầu tư thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, chủ yếu từ ngân sách trung ương; ngân sách địa phương và huy động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp hỗ trợ. Đến tháng 11/2020, tổng nguồn lực huy động thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt 3.406.764 triệu đồng. Việc huy động, sử dụng nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững cơ bản đúng mục đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công của tỉnh nghệ an (Trang 56 - 60)