Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công của tỉnh nghệ an (Trang 37 - 40)

5. Bố cục đề tài

2.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An năm 2017 –

2.1.3 Đánh giá chung

Với sự nỗ lực vượt bậc trong 5 năm qua, kinh tế Nghệ An phát triển khá nhanh, toàn diện, theo hướng bền vững, tạo nền tảng thuận lợi cho giai đoạn tới. Trong bối cảnh này, để thực hiện thành công mục tiêu “kép” theo chỉ đạo của trung ương, tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, có trọng tâm, kịp thời, thống nhất các nhiệm vụ kinh tế, chính trị. Cùng với đó là sự đồng thuận, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đã thực hiện nhiệm vụ ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng. Do đó, tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 cơ bản ổn định, một số ngành, lĩnh vực đạt được kết quả tăng trưởng khá.

Mặc dù điều hành và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hết sức khó khăn do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, việc hoàn thành 22/28 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội là kết quả rất tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt chỉ tiêu kịch bản tăng trưởng song với tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 của tỉnh ước đạt 7,58%/kịch bản 7,61%, Nghệ An là tỉnh đứng thứ 4 trong 14 tỉnh Miền Trung và đứng thứ 3 trong khu vực Bắc Trung Bộ, đứng thứ 22 cả nước. Trong đó, nơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt, giữ vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế của tỉnh.

Với sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, thêm nữa Nghệ An có nhiều chính sách tạo mơi trường thơng thống, việc thu hút đầu tư trên địa bàn đã có biến chuyển vượt bậc. Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ban quản lý KKT Ðông Nam cùng các địa phương, sở, ngành đều xác định đồng hành cùng DN. Lãnh đạo các cấp vào cuộc quyết liệt, hỗ trợ cao nhất cho nhà đầu tư qua việc đơn giản hóa các thủ tục, giải phóng mặt bằng nhanh gọn và giải quyết triệt để vướng mắc. Ðây được xem là khâu đột phá, trọng tâm của tỉnh. Ðịnh kỳ, lãnh đạo tỉnh tổ chức giao ban, gặp mặt các nhà đầu tư để giải quyết khó khăn, kiến nghị, nhất là dự án trọng điểm, quy mô lớn gắn với việc giải quyết vấn đề tồn đọng với trách nhiệm cụ thể của từng sở, ngành

và địa phương liên quan. U ND tỉnh thành lập tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách, thường xuyên hỗ trợ giải quyết khi có vấn đề phát sinh xảy ra.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn tồn tại những tồn tại, thách thức:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá tuy nhiên các chỉ tiêu về kinh tế thấp hơn so với dự báo đưa ra. Trong tháng 07 năm 2020, doanh số bán lẻ giảm 19,8% so cùng kỳ năm trước, là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 04 năm 2020, trong khi chỉ số sức mua hàng (PMI) cũng giảm đáng kể. Về kinh tế đối ngoại, cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển sang thâm hụt trong vài tháng qua, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài phần nào thể hiện sự cẩn trọng.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh; nhiều ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề, nhất là các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch, vận tải… Nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, tạm ngừng kinh doạnh, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể.

Tiến độ thực hiện của một số dự án, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cịn chậm so với yêu cầu. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cơng cịn thấp, nhất là nguồn vốn nước ngoài.

Việc làm, đời sống của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng cơng dân trở về địa phương lớn, tạo áp lực trong kiểm soát cách ly, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Việc rà soát, lập danh sách hỗ trợ một số nhóm đối tượng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ "Về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid 19" vẫn cịn sai sót, có tình trạng trùng lặp đối tượng.

Một số địa phương triển khai chi trả cho nhóm đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cịn chậm (tính đến ngày 15/8, tồn tỉnh cịn 5.723 người chưa nhận chế độ). Trong khi đó, Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc giải quyết một số tình huống, đối tượng phát sinh trong thực tiễn gặp khó khăn, lúng túng tại cơ sở. Những khó khăn, vướng mắc cụ thể như trên đang ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, sâu xa hơn tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, xã hội, trong đó người trực tiếp chịu ảnh hưởng là người dân và các doanh nghiệp.

- Đời sống của một bộ phận người lao động, người dân cịn gặp nhiều khó khăn. Việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân theo Nghị quyết số

42/NQ-CP của Chính phủ cịn có một số bất cập. Kết quả giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt thấp hơn so với cùng kỳ...

Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực vẫn cịn bất cập, vẫn cịn xảy ra tình trạng chặt phá rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép. Cải cách hành chính mặc dù đã được chỉ đạo quyết liệt nhưng chưa đạt yêu cầu đề ra.

- Sắp xếp tổ chức bộ máy tại một số đơn vị còn chậm so với tiến độ đã đề ra. Vấn đề bố trí cán bộ, cơng chức cấp xã cịn gặp khó khăn. Cơng tác cải cách hành chính ở một số cơ quan, đơn vị thực hiện chưa đạt yêu cầu.

- Nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất các trường đại học,trường dạy nghề còn đang hạn chế. Việc phân luồng cho các trường dạy nghề và nâng cao chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Tình trạng quá tải ở bệnh viện cơng lập tuyến tỉnh vẫn cịn cao. Huy động nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này từ nguồn xã hội hóa cịn gặp khó khăn. Trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay thì áp lực về hạ tầng lĩnh vực y tế càng lớn.

- Sản phẩm du lịch tuy đã có bước cải thiện nhưng chưa tạo bước đột phá, chưa có sản phẩm tạo thương hiệu cho du lịch Nghệ An và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngồi nước. Một số dự án có thế mạnh nhưng chưa thu hút được nhà đầu tư. Tiến độ một số dự án trọng điểm phát triển du lịch triển khai cịn chậm, khơng thu hút được các nhà đầu tư lớn ảnh hưởng đến việc khai thác thế mạnh của tỉnh.

Nguyên nhân:

- Về nguyên nhân khách quan, tình hình kinh tế chính trị trên thế giới có nhiều biến động, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của DNNN. Các DNNN thực hiện sắp xếp, đổi mới trong giai đoạn này hầu hết là các doanh nghiệp lớn, còn tồn tại nhiều vướng mắc về tài chính, sở hữu nhiều đất đai nên cơng tác triển khai kéo dài.

- Về nguyên nhân chủ quan, việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của đảng còn bất cập, chưa kịp thời thay đổi cơ chế, chính sách nhằm tháo bỏ rào cản hành chính, khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư mở rộng kinh doanh,

đổi mới, sáng tạo. Chưa rõ cơ chế phối hợp, cơ quan đầu mối tổng hợp về tình hình hoạt động của DNNN để kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tồn diện, hiệu quả đối với hoạt động của DNNN. Các DNNN chưa nỗ lực nắm bắt được thời cơ và thu hút nguồn lực của thị trường, chưa tham gia sâu, rộng hội nhập kinh tế quốc tế, chưa tạo được giá trị gia tăng cao. Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu DNNN còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công của tỉnh nghệ an (Trang 37 - 40)