5. Bố cục đề tài
3.3 Giải pháp thu hút vốn đầu tư công tỉnh Nghệ An
3.3.2 Các giải pháp trung và dài hạn
- Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo địa phương nói riêng và cán bộ quản lý đầu tư cơng nói chung
+ Sau khi thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì đội ngũ cán bộ Nghệ An nhìn chung có trình độ chun mơn phù hợp, có khả năng làm việc tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập để thích ứng sâu, rộng thì chất lượng đội ngũ cán bộ cịn bộc lộ một số hạn chế nhất định, đó là trình độ, năng lực, kiến thức về kinh tế thị trường, luật pháp quốc tế, ngoại ngữ, khả năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội của một số cán bộ vẫn còn bất cập, khả năng dự báo và định hướng sự phát triển vẫn còn yếu. Một bộ phận cịn chủ quan, bảo thủ, trì trệ, mắc bệnh thành tích; số khác thiếu tâm huyết với công việc, thiếu gương mẫu; ý thức tự phê bình và phê bình và tính chiến đấu chưa cao.Tác phong công tác của cán bộ nói chung vẫn cịn hành chính hóa; kỹ năng giao tiếp, văn hóa làm việc thiếu linh hoạt, chậm thích ứng, kỹ năng ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin đối với cán bộ còn là điểm yếu cần được bồi dưỡng, đào tạo bài bản, có tính hệ thống và đúng đối tượng. Nghệ An đã chủ động tiếp tục xây dựng kế hoạch chi tiết cho cả giai đoạn 2021-2025, với 1.250 - 1.300 lớp cho 233.450 đến 263.450 lượt người tham gia đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và giáo dục lý luận chính trị. Đặc biệt, hàng năm có từ 1 - 2 lớp dự nguồn cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho 100 - 120 người.
- Đổi mới phương thức quản lý đầu tư công, tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động đầu tư công; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, kiểm toán hoạt động đầu tư công
+ Nghiêm túc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công. Tiếp tục rà sốt những nội dung cịn vướng mắc trong q trình triển khai thực hiện để đề xuất sửa đổi đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong thực hiện văn bản pháp luật. + Thực hành tiết kiệm, chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư công; tăng cường thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả. Tập trung đầu tư hoàn thành dứt điểm các dự án, cơng trình đã được phê duyệt, đang triển khai dở dang, kiểm soát chặt chẽ số dự án và thời gian bố trí vốn hồn thành dự án theo quy định của Luật đầu tư công, bảo đảm mục tiêu, hiệu quả, tính liên tục trong đầu tư công. Huy động tối đa các nguồn vốn (tăng thu, kết dư ngân
sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025) để bố trí sớm hồn thành dự án, đưa vào sử dụng có hiệu quả.
+ Nâng cao trách nhiệm trong việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các dự án đảm bảo trình tự, thủ tục, định mức và suất đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
+ Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định; tăng cường quản lý dự án, quản lý chất lượng và quyết toán dự án hồn thành.
+ Theo dõi và đơn đốc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công hằng năm theo quy định của Luật đầu tư công và các văn bản liên quan. Kiểm sốt khơng để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.
+ Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, hậu kiểm, xử lý nghiêm vi phạm; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư bảo đảm công bằng, cơng khai, minh bạch, phịng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm. Tăng cường thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
+ Quản lý chặt chẽ việc sử dụng khoản vốn dự phịng kế hoạch đầu tư cơng trung hạn vốn ngân sách địa phương. Khoản vốn dự phòng chỉ được sử dụng khi bảo đảm cân đối nguồn vốn và bố trí cho các mục tiêu, nhiệm vụ thật sự cần thiết, cấp bách theo quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước.
- Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.
+ Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50- NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 thành những nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của KKT Đơng Nam Nghệ An.
+ Ngồi ra, cơng tác quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam, quy hoạch các khu công nghiệp, khu chức năng, quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch khu nhà ở công nhân cũng được tỉnh chú trọng. Trong đó, Nghệ An đang nghiên cứu rà sốt,
sắp xếp lại phạm vi, ranh giới quy hoạch, sắp xếp, bố trí quỹ đất hợp lý, định hình lại các khu chức năng, khu công nghiệp để đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư FDI trong giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo.
+ Nâng cao hiệu quả quản lý, hỗ trợ và giám sát đầu tư của các cơ quan và cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực đầu tư nước ngồi. Từ đó, kịp thời giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong các hoạt động cấp phép đầu tư, điều chỉnh đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ trong hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài đủ mạnh, đủ năng lực, có cơ chế kiểm tra, phối hợp liên ngành, chuyên ngành để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng “vốn mỏng”, chuyển giá, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư; phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể
+ Tăng cường công tác hỗ trợ, phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số quản trị hành chính cơng cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính. Đẩy mạnh thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có cơng nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực hiện tháo gỡ, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư. Nghiên cứu, ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với pháp luật và thực tế. Có chính sách cụ thể tạo quỹ đất “sạch”, nguồn nhân lực,... để sẵn sàng chủ động, tận dụng cơ hội đón sự dịch chuyển dịng vốn đầu tư FDI sau dịch Covid-19. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển sản xuất. Phấn đấu đến 2025, tỉnh Nghệ An có trên 30.000 doanh nghiệp. + Tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã cả về tổ chức, quản lý, hoạt động theo mơ hình hợp tác xã kiểu mới; gắn phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nơng thơn mới; phát triển các loại hình kinh tế tập thể trên nhiều lĩnh vực. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ, hợp tác đa dạng, bền vững giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác và kinh tế hộ gia đình. Rà sốt và tập trung nguồn lực thực
hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
- Tiếp tục tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của
nền kinh tế
+ Chủ động làm việc với các bộ, ngành Trung ương để tranh thủ các nguồn lực thực hiện các định hướng của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW và Thông báo số 55-TB/TW ngày 20/4/2019 của Bộ chính trị; đồng thời, tận dụng có hiệu quả các cơ chế của Trung ương để triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn.
+ Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; tăng cường công tác vận động và sử dụng các chương trình, dự án ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phù hợp với khả năng vay, trả nợ của địa phương. Xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa đến phát triển kinh tế xã hội các địa phương, các vùng, ngành, lĩnh vực. Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách như xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách. Tăng cường quản lý thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, góp vốn xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tăng cường hình thức hợp tác cơng - tư. Tăng cường xã hội hóa đầu tư, nhất là giao thơng nơng thôn, giáo dục, đào tạo, y tế. Thực hiện quy hoạch và tiến hành đấu giá các khu đất giá trị cao trên địa bàn để tạo nguồn vốn đầu tư các cơng trình trọng điểm có tính chất động lực phát triển vùng, khu vực hoặc của các đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển hạ tầng thông tin truyền thông
+ Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thơng trong đó ưu tiên hạ tầng kinh tế số, xã hội số, hạ tầng kết nối vạn vật. Xây dựng cơ sở dữ liệu một số lĩnh vực quan trọng (về công dân, y tế, đất đai, doanh nghiệp...). Lựa chọn một số lĩnh vực phát triển đô thị thông minh, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu. Xây dựng trung tâm điều hành tập trung gắn với trung
tâm phục vụ hành chính cơng của tỉnh và xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin các cơ quan nhà nước đáp ứng năng lực lưu trữ, kết nối, đáp ứng chuẩn kỹ thuật; tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong tồn tỉnh.
- Phát triển đơ thị gắn với công tác quy hoạch: Chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch các đô thị sau khi Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt. Lập chương trình phát triển đơ thị toàn tỉnh, hướng tới xu hướng xây dựng đô thị thông minh, xanh, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa trên phạm vi tồn tỉnh. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho các đô thị đảm bảo phát triển bền vững, hiện đại. Phát triển hệ thống đơ thị: Vinh - Cửa Lị; Thái Hịa (trung tâm vùng phía Tây Bắc); Hoàng Mai (trung tâm Nam Thanh - Bắc Nghệ); các đơ thị giữ vai trị chức năng khác như: Phủ Diễn huyện Diễn Châu, Tân Kỳ; xây dựng Con Cuông theo hướng đô thị sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi Tây Nam; xây dựng, phát triển huyện Đô Lương trở thành thị xã theo hướng thương mại, dịch vụ.
+ Cải tạo, nâng cấp một số cảng cá, cơ sở neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch. Tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ chứa bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão; củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển, kết hợp đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
+ Đánh giá khách quan về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, Nghệ An vẫn còn những hạn chế, bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trên thực tế, lực lượng lao động được đào tạo chủ yếu vẫn là lao động trình độ thấp (chiếm khoảng 80%), lao động có trình độ cao chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và đòi hỏi của sự phát triển. Thiếu lao động chất lượng cao đang là rào cản sự phát triển trong nhiều lĩnh vực, nhất là việc gia nhập thị trường lao động thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa của tỉnh. Đây cũng là những khó khăn thách thức trên lộ trình vươn lên trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2030. Vì vậy, tỉnh nhà nên chú trọng đào tạo, nâng cao tay nghề người lao động. Để nâng cao được tay nghề người lao động, các
cơ sở, trung tâm dạy nghề, trường đại học cao đẳng trên địa bàn tỉnh cần phải đổi mới, chú trọng nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước đối với các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội cũng như các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế-xã hội mà không nhằm mục đích kinh doanh. Đầu tư công bao gồm: đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư cơng có vai trị quan trọng với tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Nếu khơng có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư ngoài nhà nước, FDI thì các dự án vì cộng đồng như nhà ở, giáo dục, y tế…sẽ không được thực hiện hay việc đầu tư xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp sẽ không được mở rộng để tạo công ăn việc làm cho người lao động, thức đẩy kinh tế phát triển.
Trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội, với những lợi thế về đất đai, nguồn lao động dồi dào, Nghệ An đang là khu vực được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. 3 tháng đầu năm 2022, tỉnh cũng đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 16 dự án với tổng số vốn đăng ký là 954.67 tỷ đồng. Điều chỉnh 12 lượt dự án, trong đó điều chỉnh tổng vốn đầu tư 5 dự án với số vốn tăng lên 9.292,24 tỷ đồng, nâng tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 10.246,91 tỷ đồng. Tuy nhiên việc kết nối giao thông vẫn chưa thực sự thuận lợi, thủ tục hành chính, quy trình thẩm định dự án còn chậm, nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được khai khác triệt để, tay nghề yếu, trình độ thấp, diện tích đất trống nhiều tuy nhiên chưa được đầu tư xây dựng khiến cho một số hạng mục như tường rào bao quanh, hệ thống mương thoát nước…đã xuống cấp, hư hỏng. Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công của tỉnh là cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được nhà đầu tư, cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng cịn yếu kém nên công tác kêu gọi thu hút đầu tư cịn khó khăn. Đặc biệt, Nghệ An gặp nhiều thiên tai như