Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư công tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công của tỉnh nghệ an (Trang 76 - 79)

5. Bố cục đề tài

3.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư công tỉnh

3.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư công tỉnh Nghệ An Nghệ An

3.1.1 Bối cảnh quốc tế

Thế giới đang có những chuyển biến lớn với nhiều sự kiện diễn ra nhanh chóng, vừa mang đến cơ hội vừa đặt ra những nguy cơ, thách thức không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên toàn quốc.

Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021 nói chung có bước phục hồi rõ ràng so với năm 2020 nhờ việc phổ cập Vaccine mạnh mẽ và các phương thức sản xuất thích nghi với điều kiện mới được triển khai có hiệu quả. Kinh tế thế giới năm 2022 tiếp tục phụ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát dịch Covid-19, sự phối hợp quốc tế, tiến bộ trong năng lực sản xuất, các dòng đầu tư đi kèm với các biện pháp khơi thông chuỗi cung ứng và kiểm sốt các rủi ro tài chính có hiệu quả.

Chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng thơng qua các gói cứu trợ và kích thích kinh tế khổng lồ, các chiến dịch miễn giảm thuế, bổ sung chi tiêu cho y tế, cắt giảm lãi suất... nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19 khiến ngân sách của nhiều quốc gia trong năm 2021 bị thâm hụt nặng nề và nợ chính phủ tăng lên nhanh chóng. Những trục trặc trong hệ thống tài chính vốn tồn tại từ trước khi đại dịch ở một số quốc gia, cộng với các thách thức mới nảy sinh trong điều kiện dịch bệnh đã đẩy nhiều nền kinh tế đứng trước rủi ro về một cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 dự báo sẽ thấp hơn so với ước tính ban đầu. Tại Trung Quốc sự giảm nhiệt của ngành bất động sản và tiêu dùng cá nhân phục hồi chậm hơn dự kiến kìm hãm triển vọng tăng trưởng cho quốc gia này. Đặc biệt, Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang gây ra cú sốc lạm phát nghiêm trọng, đẩy giá cả tăng cao khi nguồn cung năng lượng bị đe dọa và siết chặt thu nhập của các hộ gia đình và doanh nghiệp khi các mặt hàng thiết yếu trở nên đắt đỏ hơn. Xung đột giữa Nga và Ukraine đe dọa nguồn cung năng lượng toàn cầu. Theo

IMF, việc tiết giảm chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ sẽ khiến các điều kiện tài chính tồn cầu thắt chặt hơn, gây áp lực lên các đồng tiền của thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Lãi suất cao hơn cũng sẽ làm cho việc đi vay trên toàn thế giới trở nên đắt đỏ hơn, gây căng thẳng tài chính cơng đối với các quốc gia này. Đối với các quốc gia có nợ ngoại tệ cao, sự kết hợp của các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, tỷ giá hối đoái giảm và lạm phát nhập khẩu cao hơn sẽ dẫn đến những thách thức trong đánh đổi chính sách tài khóa và tiền tệ. Mặc dù việc củng cố tài khóa được thực hiện ở nhiều thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển vào năm 2022, gánh nặng nợ cao sau đại dịch sẽ là một thách thức trong những năm tiếp theo.

Các chính phủ ở Châu Âu hiện đang tăng cường địn bẩy chính sách trong nỗ lực bảo vệ các hộ gia đình khỏi một số tác động tồi tệ nhất của tình trạng giá cả hàng hóa cao hơn mức sống. Chính phủ Pháp và Ireland đã đồng ý trợ cấp chi phí nhiên liệu cao hơn, trong khi Đức cũng sẽ sớm thực hiện việc này. Tuy nhiên, những động thái này không ngăn cản những tác động kinh tế của cuộc xung đột. Các hãng sản xuất ôtô Đức đã phải ngừng hoạt động do thiếu các bộ phận được sản xuất tại Ukraine, trong khi một số siêu thị của Italy thậm chí đang thiếu mỳ ống. Các tài xế xe tải ở Tây an Nha đã đình cơng trong tuần này để phản đối chi phí nhiên liệu cao, gây nên tình trạng khan hàng tại các siêu thị.

Trong năm 2021, những làn sóng dịch bệnh liên tiếp đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế y tế, làm khan hiếm nguồn cung và gây gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng thuốc men, vật tư y tế. Tuy nhiên, đại dịch cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm, thị trường cung ứng vaccines, số hóa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tạo động lực cạnh tranh, đổi mới - sáng tạo giữa các tập đoàn dược phẩm cũng như giữa các quốc gia...

3.1.2 Bối cảnh Việt nam

Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật, sự chuyển dịch chung trên toàn cầu. Trước tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động khơn lường, khó định hình về nhiều mặt, tư tưởng, kinh tế, chính trị, xã hội, việc chủ động nhận diện tình hình để có những kế hoạch, giải pháp trong ngắn hạn, dài hạn, cấp bách... là hết sức cần thiết.

Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung đã phải chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt là từ giữa năm 2021, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Vì vậy, số thu NSNN của năm 2021 so với năm trước chỉ tăng được 3,68%, nhưng đã là cố gắng rất lớn của ngành tài chính nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Để tổ chức thực hiện thành cơng dự tốn NSNN năm 2022, cần có một số giải pháp tích cực cho ngành tài chính.

Những biến động tăng cao nhanh chóng của giá xăng dầu đang tác động lớn tới chi phí vận tải, logistics, giá hàng hóa...Yếu tố này vơ hình chung khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó càng thêm khó, đặc biệt trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định; thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với cuối năm 2020. Tính đến ngày 24-12-2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,93% so với cuối năm 2020; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,44%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,97%(1)

.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tăng trưởng khi chính phủ trình quốc hội thơng qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 và năm 2023 với từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp: mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đầu tư nâng cao năng lực y tế (60 nghìn tỷ đồng); bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53,15 nghìn tỷ đồng); hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (110 nghìn tỷ đồng); phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113,85 nghìn tỷ đồng); cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh, ngồi ra, huy động từ các quỹ tài chính ngồi ngân sách nhà nước khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Tổng quy mơ chính sách tài khóa khoảng là 291 nghìn tỷ đồng, gồm quy mơ tăng bội chi để hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước là 240 nghìn tỷ đồng.

Giá xăng, dầu đang tạo thêm áp lực đè nặng lên DN, do đó, Nhà nước cần có giải pháp bình ổn giá xăng, dầu, cân nhắc các loại thuế, phí… nhằm hỗ trợ DN trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay. Nhất là ngành logistisc ở Việt Nam hiện đang có giá cao nhất trong khu vực dẫn đến đầu vào của sản phẩm ngày càng tăng, ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hóa, tiêu dùng.

Việt Nam vẫn cịn nhiều hộ nghèo, những trẻ em mồ cơi, nhất là vùng núi, giao động, y tế, giáo dục cịn hạn chế. Hằng năm thì bão. Lũ lụt, sạt sở… diển ra ở miền trung làm cho đời sống nhân dân bế tắc, mất mùa, nhà cửa bị cuốn trơi. Trong đó, Nghệ an là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề về thiên tai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công của tỉnh nghệ an (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)