Tổng quan về quy mô đầu tư công của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công của tỉnh nghệ an (Trang 43 - 56)

5. Bố cục đề tài

2.2 Thực trạng đầu tư công tỉnh Nghệ An năm 2017 đến 2021

2.2.2 Tổng quan về quy mô đầu tư công của tỉnh Nghệ An

2.2.2.1 Tổng quan về đầu tư công ở Việt Nam

Khác với năm 2020 là năm có tỷ lệ giải ngân vốn cao nhất trong giai đoạn trước, một phần do các điều kiện cho việc thực hiện dự án rất thuận lợi, năm 2021 là năm đầu tiên chúng ta thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Có một số yếu tố đặc thù làm cho giải ngân vốn đầu tư cơng khó khăn hơn so với các năm còn lại là trong giai đoạn này do các dự án khởi công mới cần thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư và thực hiện các hoạt động chuẩn bị đầu tư như thiết kế lập dự tốn, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, chuẩn bị nhân cơng, máy móc, vật liệu…

Bên cạnh đó, trong năm 2021 dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nước khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách trong thời gian dài, việc huy động chuyên gia, nhà quản lý và lao động chất lượng cao, nhà thầu nước ngoài, máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư công bị gián đoạn. Mặt khác, giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động đầu tư công tăng cao, khan hiếm mỏ nguyên liệu, nguồn nhân lực… cũng gây khó khăn đến việc thực hiện dự án, đặc biệt trong các tháng đầu năm.

Tuy nhiên, với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của chính phủ, thủ tướng chính phủ thơng qua các Nghị quyết phiên họp chính phủ thường kỳ, Nghị quyết chuyên đề số 63/NQ-CP về thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân vốn đầu tư công, các công điện, văn bản chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ; 2 hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải ngân và hoạt động của các tổ công tác được thành lập theo chỉ đạo thủ tướng chính phủ tiến độ giải ngân vốn đầu tư cơng năm 2021 đã có những bước cải thiện rõ rệt, nhất là những tháng cuối năm 2021 khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại và thay đổi phương thức phịng, chống dịch theo hướng “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả”.

Theo báo cáo của Bộ Tài Chính, vốn NSNN năm 2021 ước thanh toán đến 31/01/2022 là 431.188,53 tỷ đồng, đạt 93,47% kế hoạch được giao, trong đó giải

ngân 6 tháng cuối năm 2021 đạt 64,45% kế hoạch, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020 (64,04%) và tăng gấp 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2021. Đây là kết quả rất tích cực, có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo để đạt được mục tiêu đặt ra của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, đó là giải ngân bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 90% kế hoạch Quốc hội quyết nghị.

Đối với kế hoạch đầu tư cơng năm 2022, chính phủ và thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thường xuyên rà sốt, đơn đốc, kiểm tra, kịp thời phát hiện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh của từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, cá thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân trong việc phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công.

Nguyên tắc phân bổ giai đoạn 2021 - 2025 rõ ràng, có tiêu chí tính điểm cụ thể, gắn với việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,. Ngân sách trung ương tập trung cho dự án quan trọng quốc gia, dự án liên vùng, dự án trọng điểm tạo ra động lực mới, không gian mới phát triển kinh tế, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải đã cơ bản được khắc phục. Tổng số dự án triển khai trong kỳ kế hoạch dưới 5.000 dự án, giảm một nửa so với giai đoạn 2016 - 2020

Bảng 2.1 Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ 2017 đến 2021

Đơn vị tính: 1000 Tỷ đồng Nội Dung 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng 2186.6 2426.4 2670.5 2803.1 2891.9 Khu vực Nhà Nước 616.5 630.1 643.1 734.7 713.6 Khu vực ngoài Nhà nước 1173.9 1361.2 1558.0 1605.1 1720.2 Khu vực FDI 396.2 435.1 469.4 463.3 458.1 Nguồn: Tổng cục thống kê

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn chung, vốn đầu tư phát triển xã hội của Việt Nam có xu hướng tăng, cao nhất là khu vực ngoài nhà nước, khu vực FDI đã tăng lên tuy nhiên tăng chậm so với khu vực ngoài nhà nước.

+ Vốn khu vực nhà nước tăng 15.7% từ 616.5 (2017) đến 713.6 (2021). Việt Nam đang thu hút vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng 46,5% từ năm 2017 (1173.9) đến năm 2021(1720.2). Khu vực FDI tăng 15,6% từ 396.2 năm 2017 đến 458.1 năm 2021. + Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội các năm giai đoạn 2017-2021 là: Năm 2017, tăng 13,5%; năm 2018, tăng 11,0%; năm 2019, tăng 10,1%; năm 2020, tăng 5%; năm 2021, tăng 3,2%. Ước tính năm 2021, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 2.891,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2020, bao gồm vốn khu vực nhà nước đạt 713,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,7% tổng vốn, giảm 2,9% so với năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 1.720,2 nghìn tỷ đồng, bằng 59,5%, tăng 7,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt 458,1 nghìn tỷ đồng, bằng 15,8%, giảm 1,1%.

+ Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 ước tính đạt 423,6 nghìn tỷ đồng, bằng 84,3% kế hoạch năm, giảm 8,6% so với năm trước (năm 2020 bằng 90,5% và tăng 33,6%).

616.5 630.1 643.1 734.7 713.6 1173.9 1361.2 1558 1605.1 1720.2 396.2 435.1 469.4 463.3 458.1 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2017 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ 2.1: Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển xã hội của Việt Nam từ 2017 đến 2021

Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư nói chung và đầu tư cơng nói riêng đã từng bước được cải thiện. Hệ số ICOR giảm dần: ICOR giai đoạn 2016-2019 là 6,1 thấp hơn so với mức gần 6,3 của giai đoạn 2011-2015. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, GDP năm 2020 giảm mạnh so với kế hoạch dẫn đến hệ số ICOR năm 2020 là 18,07, tác động mạnh đến hệ số ICOR của cả giai đoạn 2016-2020 khoảng 8,5. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 9,2 triệu tỷ đồng, bằng 33,7% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32%-34%) và cao hơn giai đoạn 2011- 2015 (31,7% GDP).

Cơ cấu nền kinh tế Việt nam 2017 đến 2021

Đơn vị: %

+ Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam không đồng đều qua các năm. Nghành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, cao nhất là ngành dịch vụ. Tuy nhiên những năm gần đây, ngành nông nghiệp và dịch vụ có xu hướng giảm thay vào đó là công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 15.35% năm 2017 xuống 12.36% năm 2021. Ngành dịch vụ năm 2017 là 41.26% đến năm 2021 là 40.95%. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng mạnh tự 33.34% năm 2017 lên 37.86% năm 2021, mặc dù năm 2020 có giảm sút do tình hình dịch bệnh, kinh tế biến động nhưng hiện nay, Việt Nam đang trên đề phục hồi kinh tế - xã hội. Thời kỳ hiện đại hóa cơng nghệ, đẩy mạnh cơ khí hóa, tự động hóa, tin học hóa trong các

15.35 14.57 13.86 14.85 12.36 33.4 34.28 34.49 33.72 37.86 41.26 41.17 41.64 41.63 40.95 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2017 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam từ năm 2017 đến 2021

doanh nghiệp. Giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ; huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội

+ Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,7% do trình độ của người lao động được cải thiện. Năm 2021 là một năm đầy biến động đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, sự nỗ lực chủ động vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại đã giúp duy trì sản xuất và xuất khẩu, với tổng kim ngạch kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020. Riêng khu vực kinh tế trong nước đạt 88,71 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD tăng 21,1%, chiếm 73,6%. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%). Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực năm 2021, gồm: điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,3%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 93%; dệt may chiếm 61,7%; giầy dép các loại chiếm 79,3%.

+ Đối với nhập khẩu, năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 114,07 tỷ USD, tăng 21,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 218,18 tỷ USD, tăng 29,1%. Có 47 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 94,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 95,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD. Năm 2021 xuất siêu sang EU ước đạt 23 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 54 tỷ USD tăng 53%; nhập siêu từ Hàn Quốc

34,2 tỷ USD tăng 22,9%; nhập siêu từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 12 tỷ USD tăng 63,1%; nhập siêu từ Nhật Bản 2,4 tỷ USD tăng 127,9%. + Theo đánh giá của tổng cục thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021 có mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới. Có được những kết quả trên chính là nhờ chúng ta đã khai thác tốt các thị trường nước ngoài. Cùng với việc giữ được các thị trường xuất khẩu truyền thống, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khá tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các hiệp định FTA thế hệ mới.

2.2.2.2 Quy mô vốn đầu tư tỉnh Nghệ An

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng kế hoạch đầu tư công tập trung nguồn ngân sách địa phương năm 2021 là hơn 1.587 tỷ đồng; trong đó kế hoạch vốn các năm trước kéo dài sang năm 2021 là hơn 106 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2021 hơn 1.480 tỷ đồng. Năm 2021, thu ngân sách tỉnh đạt khoảng 18.056 tỉ đồng, đạt 128,6% dự toán và bằng 101,2% so với năm 2020, vốn đầu tư công tập trung tỉnh quản lý đã giải ngân 4.396,49 tỉ đồng, đạt 72,97%. Trong đó, thu nội địa ước thực hiện 16.397 tỉ đồng, đạt 128,3% dự toán điều chỉnh và bằng 98,4% so với năm 2020. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 1.655 tỉ đồng, đạt 132,4% dự toán điều chỉnh, bằng 140,5% so với năm 2020. Chi ngân sách năm 2021 ước thực hiện 27.984 tỉ đồng, đạt 108,8% dự tốn điều chỉnh.

Theo đó, dự kiến đến cuối năm 2021, tồn tỉnh có 20 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; 1 huyện (Quỳnh Lưu) đạt chuẩn nông thôn mới. `

Đến ngày 21.12, trên địa bàn tỉnh đã cấp mới cho 115 dự án, điều chỉnh 147 lượt dự án, tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 39.319,82 tỉ đồng; số lượng dự án tăng 41,97%, tổng mức đầu tư tăng 3,16 lần so với cùng kỳ năm 2020. Thành lập mới 1.872 doanh nghiệp, tăng 3,14% cùng kỳ với tổng số vốn đăng ký 20.098 tỉ đồng, 769 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, tăng 156 doanh nghiệp so cùng kỳ 2020.

Bảng 2.2 Vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hàng tỉnh Nghệ An

Đơn vị: tỷ đồng

2017 2018 2019 Sơ bộ 2020

Phân theo cấp quản

Trung ương 3.920 4.615 5.559 5.802

Địa Phương 49.599 56.924 60.138 70.359

Đầu tư nước ngoài 944 788 2.984 2.444

Phân theo khoản mục đầu tư

Vốn đầu tư XDC 45.972 53.689 60.020 68.092 Vốn đầu tư mua sắm

TSCĐ không qua XDCB

3.585 4.264 4.758 5.270

Vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

2.479 2.797 3.290 3.924

Vốn đầu tư bổ sung nguồn vốn lưu động

1.950 1.160 153 803

Vốn đầu tư khác 477 417 460 516

Phân theo nguồn vốn Vốn khu vực nhà nước 11.647 13.429 14.944 16.397 Vốn ngân sách nhà nước 6.733 7.540 7.688 9.911 Vốn vay 1.346 1.435 1.893 2.050 Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước 1.161 1.223 733 758 Vốn huy động khác 2.407 3.231 4.630 3.678 Vốn khu vực ngoài nhà nước 41.872 48.110 50.753 59.764 Vốn của tổ chức doanh nghiệp 15.384 19.617 20.334 26.553

Vốn của dân cư 26.488 28.493 30.419 33.211 Vốn khu vực đầu tư

trực tiếp của nước ngoài

944 788 2.984 2.444

Nguồn: Niên giám thống kê 2020

Phân theo các khoản đầu tư, vốn đầu tư XDC chiếm phần lớn nguồn vốn và có xu hướng tăng dần. Từ năm 2017, vốn đầu tư XDC là 45.972 tỷ đồng đến năm 2020 tăng lên 68.092 tỷ đồng. Vốn đầu tư bổ sung nguồn vốn lưu động có xu hướng giảm, năm 2017 là 1.950 tỷ đồng giảm cịn 803 tỷ đồng năm 2020.

Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2017 đến 2020 có xu hướng tăng dần qua các năm bao gồm các nguồn vốn: vốn khu vực nhà nước, vốn khu vực ngoài nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài. Vốn khu vực nhà nước có xu hướng tăng từ năm 2017 (11.647) đến năm 2020 (16.397).

Vốn đầu tư phát triển của tỉnh Nghệ An đang có xu hướng dịch chuyển tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực ngồi nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Theo đó, vốn đầu tư ngồi nhà nước năm 2020 (59.764) cao hơn nhiều so với năm 2017(41.872), vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 2 lần từ năm 2017 (944) đến năm 2020 (2.444). Tuy nhiên, từ năm 2019 đến 2020, vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm do tình hình biến động kinh tế thế giới, đại dịch covid bùng nổ kìm hãm việc đầu tư phát triển của các đối tác nước ngoài.

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đơn vị: %

Năm 2017 2018 2019 Sơ bộ 2020

Phân theo cấp quản lý

Trung ương 7.2 7.4 8.09 7.38

Địa Phương 91.07 91.33 87.56 89.51

Đầu tư nước ngoài 1.73 1.27 4.35 3.11

Phân theo khoản mục đầu

Vốn đầu tư XDC 84.41 86.14 87.39 86.63

Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua XDCB

6.58 6.84 6.93 6.7

Vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

4.55 4.49 4.79 4.99

Vốn đầu tư bổ sung nguồn vốn lưu động

3.58 1.86 0.22 1.02

Vốn đầu tư khác 0.88 0.67 0.67 0.66

Vốn khu vực nhà nước 21.40 21.54 21.76 20.86 Vốn ngân sách nhà nước 12.36 12.10 11.19 12.61 Vốn vay 2.47 2.30 2.76 2.61 Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước 2.15 1.96 1.07 0.96 Vốn huy động khác 4.42 5.18 6.74 4.68 Vốn khu vực ngoài nhà nước 76.88 77.19 73.90 76.03 Vốn của tổ chức doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công của tỉnh nghệ an (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)