Nhận xét kết quả và đánh giá vai trò của bài toán thuận

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN, LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐIỆN ĐỊA (Trang 124 - 126)

¾Nhn xét kết qu ca bài toán ngược:

Từ mặt cắt điện trở suất biểu kiến đo đạc theo hình 4.18, ta thấy từ mặt đất

đến độ sâu khoảng 4m phần lớn là đất cát phù sa có điện trở suất thay đổi trong khoảng từ 600Ω.m đến 800Ω.m. Tuy nhiên, một số nơi có xen lẫn với đất đá trầm tích và đá phiến, chẳng hạng như: trong khoảng 2mđến 5m (dọc theo tuyến đo) và

độ sâu khoảng 0,5m đến 1m; trong khoảng 11m đến 14m (dọc theo tuyến đo) và độ

sâu khoảng 0,5m đến 1,6m; hay tại vị trí trong khoảng 16,5m đến 18,5m (dọc theo tuyến đo) và ở đọ sâu khoảng 0,5m đến 1,4m; … có trộn lẫn với đá phiến, điện trở

suất thay đổi trong khoảng từ 729Ω.m đến 864Ω.m; trong khoảng 2m đến 8m (dọc theo tuyến đo) và độ sâu khoảng từ 1,2mđến 2,8m có xen lẫn đất đá trầm tích, điện trở suất thay đổi trong khoảng từ 590Ω.mđến 670Ω.m; trong khoảng 14mđến 17m

(dọc theo tuyến đo) và ở độ sâu 0,8m đến 3,8m có xen lẫn đất đá trầm tích và đặc biệt là có dấu hiệu của nước ở độ sâu khoảng từ 1,2m đến 2m;…Điều đáng quan tâm ởđây là trong khoảng từ 21mđến 23m (dọc theo tuyến đo) và ở độ sâu khoảng từ 1mđến 1,7m có sự xuất hiện bất đồng nhất lớn vềđiện trở suất so với môi trường xung quanh (phần trung tâm có màu tím đậm, điện trở suất lên đến hơn 981Ω.m). Sự bất đồng nhất về điện trở suất tại vị trí này theo kết quả giải đoán chính là do

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38 40 42 44 -4 -2 0 0 519.9178 542.4185 565.8929 590.3833 615.9335 642.5895 670.3991 699.4122 729.681 761.2596 794.205 828.576 864.4346 901.8451 940.8746 981.5931 1046.1

Nhìn chung, khi quan sát kết quả mặt điện trở suất biểu kiến đo đạc của bài toán ngược ở hình 4.18, ta có thể thấy mặt cắt điện trở suất biểu đo đạc thực tế hơi khác so với mặt cắt điện trở suất biểu kiến theo mô hình lý thuyết của bài toán thuận về sự phân bố vật chất và đất đá ở bên dưới. Do môi trường thực tế không lý tưởng như mô hình lý thuyết, nó gồm nhiều thành phần vật chất đất đá trộn lẫn nhau. Tuy nhiên, cả hai mặt cắt đều phản ánh tương đối chính xác vị trí của đối tượng khảo sát bên dưới mặt đất (căn hầm bị chôn vùi), điều này được thể hiện bởi phần có màu tím đậm ở trung tâm trên cả hai mặt cắt.

¾ Đánh giá bài toán thun:

+ Những ưu điểm và tầm quan trọng: Như vậy qua quá trình khảo sát, từ việc chạy thử trên mô hình lý thuyết để lựa chọn hệ thiết bị và khoảng cách điện cực thích hợp, đến khâu triển khai đo đạc thu thập số liệu ngoài thực địa và cuối cùng là chạy bài toán ngược để cho ra kết quả phản ánh tương đối chính xác thông tin về đối tượng khảo sát. Ta thấy rằng, bài toán thuận đóng một vai trò hết sức quan trọng

đối với bài toán ngược nói riêng và đối với công tác thăm dò điện nói chung. Nó giúp định hướng và lập kế hoạch bước đầu cho cả quá trình thăm dò điện về sau. Không những thế, việc thử các tham số (khoảng cách điện cực, độ sâu nghiên cứu,

độ nhạy, giá thành triển khai,..) cho các thiết bị khác nhau trong bài toán thuận giúp ta lựa chọn được hệ thiết bị, khoảng cách giữa các điện cực gần kề hoặc khoảng cách tối đa cần thiết của các điện cực sao cho phù hợp với đối tượng khảo sát, tránh

được việc sử dụng loại thiết bị không thích hợp, nhằm tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả của một cuộc thăm dò điện.

+ Những hạn chế và trở ngại: Hạn chế của chương trình bài toán thuận là nó chỉ đưa ra mặt cắt điện trở suất giả định cho một mô hình và tương ứng với một thiết bịđã cho. Vẫn còn khá nhiều thừa số cần được xem xét trước khi lựa chọn cấu hình thiết bị cho các đo đạc thực địa, thực tế. Hạn chế tiếp theo là trong trường hợp thông tin ban đầu của đối tượng khảo sát không đầy đủ, cũng là vấn đề gây khó khăn cho việc giải bài toán thuận.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN, LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐIỆN ĐỊA (Trang 124 - 126)