Các thao tác cơ bản với máy đo Ministing

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN, LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐIỆN ĐỊA (Trang 83 - 86)

Cài đặt trước khi đo.

a. Các menu:

Menu 1 (nhấn phím số 1): menu này bao gồm:

+ Kiểu thiết bị đo (Nhấn F1): gồm Schlumberger (4 cực đối xứng), Wenner, 4 cực, 3 cực, đo điện trở, đo thế tự nhiên….

+ Khoảng cách điện cực (nhấn F2): khoảng cách điện cực nhập vào phụ

thuộc vào kiểu hệ thiết bịđã chọn.

+ Cường độ dòng phát cực đại (nhấn phím F3):

Menu 2 (nhấn phím số 2): F1: đặt số lần phát dòng trong một lần đo; F2:

sai số cực đại cho phép đo; F3: cài đặt đơn vị (Measuring unit), thời gian đo (measuring time), điện thế cực đại (Voltage mode).

Menu 3(nhấn phím số 3): F1: xem số liệu, nhấn tiếp F1 để xem số liệu đo cuối cùng và + hoặc – để xem các số liệu trước và sau; F2: gởi số liệu (Send data): trong trường hợp ta gởi vào máy tính; F3: xóa bộ nhớ (Erase memory). Nhấn tiếp F1 để xóa số liệu, F2 để xóa các cài đặt trong RAM, F3 để xóa số liệu cuối cùng.

Menu 4(nhấn phím số 4): F1: (Set time/ day) cài đặt ngày tháng, giờ cho máy; F2: (Check battery): kiểm tra nguồn; F3: (User prog admin): Cài đặt chương trình cho máy, hoặc tải một chương trình mới….

Menu 5 (nhấn phím số 5):F1: (Hardware setting): cài đặt phần cứng cho máy; F2: (Log time interval): sử dụng trong trường hợp tựđộng đo thế tự nhiên.

Menu 6,7,8,9 (nhấn phím số 6,7,8,9 tương ứng) Các cài đặt sử dụng với bộ chuyển Swift.

b. Cài đặt h thiết bđo (Menu 1)

Nhấn phím số 1 để vào Menu 1

Cài đặt kiểu thiết bị đo: (Ví dụ, Wenner, Wenner-Schlumberger, Dipole - dipole, Pole-dipole,…):bằng cách nhấn tiếp phímF1và nút+,– để chọn cho đúng. Chọn xong nhấn MEN để trở lại menu 1.

Các thiết bị đo bao gồm:Wenner, Schlumberger, dipole-dipole, pole-dipole, pole-pole, azimuthal (kiểu đo góc phương vị), mise-a-la-masse, Self potential (SP) gradient (gradient thế tự nhiên),…

Cài đặt khoảng cách điện cực: Từ menu 1 nhấn phím F2 để cài đặt khoảng cách các điện cực. Khoảng cách điện cực phụ thuộc vào kiểu thiết bịđo:

+ Đối với kiểu thiết bị Schlumberger (4 cực đối xứng): nhập giá trị AB/2, MN/2.

+ Đối với kiểu thiết bị Wenner: nhập giá trị khoảng cách a.

+ Đối với kiểu thiết bị 4 cực: nhập giá trị khoảng cách a (AB=a; MN=a), giá trị n và vị trí X của điện cực phát A (giá trị n ởđây không nhất thiết phải là số nguyên)

+ Đối với kiểu thiết bị 3 cực: nhập giá trị khoảng cách a (AB=a và MN=a), giá trị n. Màn hình sẽ tự hiện khoảng cách AB, nếu cần thiết ta có thể sửa lại bằng cách ghi giá trị mới vào và nhấn F3.

+ Đối với kiểu thiết bị pole –pole, thiết bị góc phương vị, thiết bị mise-a-la- masse, thiết bị SP Gradient: nhập khoảng cách cho hai cực thu. Vị trí X, Y của

điểm đo cũng được thể hiện và ta có thể sửa vị trí này.

+ Đối với kiểu đo điện trở: nhập vị trí X, Y của điểm đo. Sau khi ghi xong khoảng cách điện cực, nhấnF3 để chọn và cuối cùng nhấn MEN để trở lại menu 1.

Cài đặt cường độ dòng phát cực đại:

Từ menu 1, chọn F3. Sử dụng các nút +, -để tăng hoặc giảm giá trị cường độ

dòng phát. Chọn xong cường độ dòng, nhấnMEN để trở lại menu 1.

c. Cài đặt các thông s cho phép đo

Ví dụ như số lần phát dòng cho 1 lần đo, sai số tối đa của phép đo. Nhấn phím số2 để chọn menu 2.

▪Để cài số lần phát dòng, chọn F1 và sử dụng các nút +, - để tăng hoặc giảm số

lần phát dòng. Chọn MEN để trở về menu 2.

▪ Để chọn sai số tối đa cho phép đo: Nhấn F2 và các nút +,– để chọn giới hạn phù hợp của sai số (2% là giá trị mặc định). Nhấn MEN để trở về menu 2.

▪Để cài đặt đơn vị (mét họăc feet), ta nhấn F3và các nút +,. Nhấn MENđể trở

về menu 2.

Xóa các số liệu đã lưu

Nhấn phím số 3 để chọn menu 3. Nhấn F1 và nhấn tiếp phím dấu (.) để xóa các điểm dữ liệu đã lưu. Chắc chắn rằng tất cả các số liệu quan trọng đều đã được

đưa vào máy tính trước khi xóa. Nhấn MEN để trở lại menu 3.

Cài đặt ngày và thời gian (menu 4): nhấn phím số 4. Nhấn tiếp phím F1 để cài ngày, giờ… Cuối cùng nhấn MEN để trở về menu chính.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN, LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐIỆN ĐỊA (Trang 83 - 86)