Thăm dò điện độ phân giải cao chồng chất các mức dữ liệu

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN, LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐIỆN ĐỊA (Trang 98 - 100)

Để cụ thể, ta sẽ trình bày phương pháp này cho thiết bị Pole-dipole, được áp dụng vào thăm dò điện đa cực, để nghiên cứu về sự nứt đất và tác động dòng chảy nước mặt, nước ngầm gây xói lởđất ởấp Suối Râm, xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

Trong cuộc khảo sát này ta sử dụng máy đo Ministing được sản xuất tại Mỹ

và tiến hành đo trên các tuyến 7, 8 và 9. Ởđây ta chỉ trình bày quy trình đo đạc trên tuyến 7 của phương pháp này, các tuyến 8 và 9 thì được tiến hành tương tự.Ta sẽ

tiến hành khảo sát với thiết bị Pole-dipole nghịch. Trước hết, tiến hành đi dây cáp và cắm 36 điện cực dọc trên tuyến khảo sát với chiều dài 380m, mỗi điện cực cách nhau 10m, được trình bày trên hình 3.24.

Ta bắt đầu với khoảng cách giữa các điện cực a = 10m, thực hiện phép đo gồm tổ hợp 6 thiết bị, ứng với (thừa số n = 1, 2, 3, 4, 5 và 6) của 6 mức đo sâu đầu tiên. Sau khi đo được 6 thiết bị tại 6 vị trí điểm đầu tuyến ta tịnh tiến phép đo này dọc theo tuyến 7 với bước đo 10m/điểm cho đến khi phép đo cuối cùng được thực hiện ứng với các điện cực cuối cùng ở cọc 33, 34 và 35.

Tiếp theo, để gia tăng độ sâu khảo sát, khoảng cách giữa các điện cực được tăng lên a1= 2a = 20m. Ta sẽ tiến hành thực phép đo gồm tổ hợp 4 thiết bị ứng với các giá trị của thừa số n = 4, 5, 6 và 7. Sau đó thực hiện công việc tịnh tiến phép đo này dọc theo tuyến đo cho đến khi phép đo cuối cùng được thực hiện với thiết bị 4 (n = 4) ứng với các điện cực 26, 28 và 36 được sử dụng.

Cuối cùng, khoảng cách giữa các điện cực được tăng lên a2 = 4a = 40m. Ta thực hiện một phép đo gồm tổ hợp 3 thiết bị ứng với các giá trị của thừa số n = 4, 5 và 6 của các độ sâu khác nhau và tịnh tiến phép đo này dọc theo tuyến khảo sát cho

đến khi các điện cực 16, 20, 36 được sử dụng cho phép đo cuối cùng ứng với thiết

Hình 3.24:Quy trình khảo sát thực địa tiến hành các phép đo điện trở suất trên tuyến 7 theo phương pháp chồng chất các mức dữ liệu cho

bị 4 (n = 4). Với tổng số các thiết bị đo đạc này, chiều sâu nghiên cứu của mặt cắt

đã đạt tới độ sâu 99,5m đáp ứng yêu cầu nghiên cứu về chiều sâu của chủ nhiệm đề

án.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN, LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐIỆN ĐỊA (Trang 98 - 100)