Ta đã biết hạn chế lớn nhất của phương pháp đo sâu điện là bỏ qua sự thay
đổi điện trở suất theo phương ngang bên dưới bề mặt. Để giải quyết bài toán này, người ta áp dụng phương pháp ảnh điện. Phương pháp ảnh điện thực chất là sự kết hợp giữa phương pháp đo sâu điện và phương pháp mặt cắt điện. Do vậy, phương pháp ảnh điện cho phép khảo sát sự thay đổi điện trở suất biểu kiến theo phương thẳng đứng lẫn phương ngang. Đối với phương pháp ảnh điện 2D, được giả thiết là
điện trở suất thay đổi theo độ sâu và theo phương ngang dọc theo tuyến khảo sát, mà không xét đến sự thay đổi điện trở suất theo phương vuông góc với tuyến khảo sát. Trong nhiều trường hợp, đặt biệt là trong khảo sát các vật thể kéo dài, thì giả định này là hợp lý. Ngoài ra, do trong tự nhiên tất cả các cấu trúc thường có dạng 3D, do đó phương pháp ảnh điện 3D thường cho kết quả chính xác hớn. Tuy nhiên, ngày nay các khảo sát 2D được dùng nhiều hơn do đảm bảo được độ chính xác và tính kinh tế của nó.
Các khảo sát đo sâu điện 1D thường gồm khoảng 10 đến 20 phép đo. Trong khi đó, khảo sát 2D gồm khoảng 100 đến 1000 phép đo, còn khảo sát ảnh điện 3D gồm vài ngàn phép đo. Giá thành của khảo sát ảnh điện 2D có thể gấp vài lần giá thành của khảo sát đo sâu điện 1D và có thể so sánh với khảo sát địa chấn. Trong nhiều trường hợp khảo sát ảnh điện 2D có thể đưa ra kết quả hữu ích, và thông tin sẽ được bổ sung nhờ các phương pháp địa vật lý khác. Ví dụ, các phương pháp địa chấn có thể vẽ các giao diện gợn sóng rất tốt, nhưng sẽ gặp khó khăn trong việc vẽ
bản đồ các vật thể rời rạc như là đá cuội, hang hốc và ô nhiễm (do không dùng kỹ
thuật xử lý số liệu tiên tiến). Phương pháp RADA mặt đất có thể cung cấp nhiều hình ảnh chi tiết nhưng hạn chế về chiều sâu khảo sát trong các khu vực trầm tích có
tính dẫn điện, như là đất, đất sét. Các khảo sát điện 2D nên được dùng cùng với các khảo sát GPR địa chấn, vì chúng bổ sung thông tin cho nhau bên dưới mặt đất.
CHƯƠNG 2
LÝ THUYẾT ẢNH ĐIỆN HAI CHIỀU (2D)
# "