Thiết bị Wenner-Schlumberger

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN, LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐIỆN ĐỊA (Trang 73 - 75)

Thiết bị này là sự kết hợp giữa hai thiết bị Wenner và Schlumberger (Pazdirek và Blaha, 1996) đã được sử dụng gần đây trong các thăm dò ảnh điện. Thiết bị Schlumberger cổ điển là một trong những thiết bị thông dụng nhất trong thăm dò đo sâu điện. Thực hiện số hóa loại thiết bị này để nó có thể sử dụng cho hệ

thống với cách sắp xếp các hệ điện cực ở các khoảng cách giống nhau được trình bày trong hình 3.9.

Thừa số “n” của tiết bị này là tỷ số giữa khoảng cách các điện cực C1-P2

(hoặc C2-P2) với khoảng cách các điện cực P1-P2. Lưu ý là, thiết bị Wenner là trường hợp đặc biệt của thiết bị này khi thừa số n=1. Hình 3.10 biểu diễn đường cong độ nhạy của thiết bị này ứng với thừa số “n” tăng từ 1 (thiết bị Wenner) đến 6 (thiết bị Schlumberger cổ điển). Khi thừa số “n” tăng, độ nhạy cao nhất tập trung ở

vùng bên dưới tâm của các điện cực P1-P2. Gần điểm đồ họa (điểm quy ước để vẽ

mặt cắt giả), nơi chiều sâu khảo sát trung bình (trung tuyến) các đường đẳng trị của

độ nhạy có độ cong hướng từ phương ngang sang phương thẳng đứng bên dưới tâm thiết bị khi thừa số “n” tăng dần. Ở giá trị n=6, vùng độ nhạy dương cao bên dưới các điện cực P1-P2 biểu hiện rõ nét hơn so với các giá trị độ nhạy dương cao của vùng ở gần các điện cực C1-C2. Do vậy, thiết bị này thiết bị này có độ nhạy khá đều cho cả hai cấu trúc: cấu trúc phân bố ngang (khi n thấp) và cấu trúc phân bố thẳng

đứng (khi n lớn). Những vùng có sự hiện diện của hai loại cấu trúc địa chất này thì thiết bị Wenner-Schlumberger tỏ ra khá linh hoạt trong việc phối hợp tốt tính năng

C1 C2 P1 P2 1 7 1 C1 C2 P1 P2 3 3 3 a = 1 n = 7 a = 3 n = 1

của cả hai thiết bị Wenner và lưỡng cực. Khi thừa số n>3, chiều sâu khảo sát trung bình của thiết bị này vào khoảng 10% so với thiết bị Wenner ở cùng khoảng cách các điện cực ngoài C1-C2, cường độ tín hiệu tương ứng yếu hơn thiết bị Wenner, nhưng lớn hơn lưỡng cực và gấp hai lần thiết bị Pole-dipole.

Hình 3.9 biểu diễn mô hình các điểm dữ liệu của mặt cắt giảđịnh cho thiết bị Wenner và Wenner-Schluberger.

Thiết bị Wenner-Schlumberger có mức độ bao phủ ngang hơi rộng hơn so với thiết bị Wenner nhưng hẹp hơn so với thiết bị lưỡng cực.

Hình 3.9: 1) So sánh cấu hình điện cực; 2) Dạng điểm dữ liệu, cho hai cấu hình thiết bị Wenner và Wenner-Schlumberger.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN, LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐIỆN ĐỊA (Trang 73 - 75)