Triển khai đo đạc thực địa và thu thập số liệu

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN, LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐIỆN ĐỊA (Trang 116 - 118)

• Sau khi đã chọn được hệ thiết bị Wenner-alpha và khoảng cách điện cực phù hợp, tôi đã tiến hành cắm 51 cọc dọc theo tuyến đo kéo dài 50m cắt ngang qua căn hầm theo phương của chiều rộng căn hầm. Chọn một hệ trục tọa độ Oxz, sao cho trục Ox trùng với tuyến đo hướng từ tây sang đông và căn hầm cách trục Oz

khoảng 21m theo hình 4.10.

• Khi đã hoàn thành công đoạn cắm cọc, tôi đã tiến hành đo đạc với 10 mức

đo sâu ứng với 10 thiết bị khác nhau. Đối với mức đo thứ nhất (ứng với a=1m), tôi chọn cọc 1,2,3 và 4 theo thứ tự tương ứng với các điện cực C1, P1, P2 và C2 để thực hiện phép đo thứ nhất. Tiếp theo, các cọc 2,3,4 và 5 được chọn tương ứng với các

điện cực C1, P1, P2 và C2 cho phép đo thứ hai, cứ như vậy tôi tịnh tiến phép đo (với bước tịnh tiến là khoảng cách điện cực đơn vị a=1m) dọc theo tuyến đo cho đến khi các cọc 48, 49, 50 và 51 được chọn để thực hiện phép đo cuối cùng của mức đo sâu thứ nhất. Các mức đo sâu thứ hai (a=2m), thứ ba (a=3m),…, thứ mười (a=10m) tôi thực hiện tương tự.

Hình 4.10: Quy trình đo đạc thực địa của hệ thiết bị Wenner-alpha, với các mức đo

……… ……… O

• Một số hình ảnh về thiết bị, máy đo, vị trí điểm đo và quá trình đo đạc thu thập số liệu thực địa:

Hình 4.11: Máy đo điện, một sốđiện cực và cuộn cápsử dụng đểđo đạc và thu thập số liệu.

Hình 4.12: Một buổi đo đạc và thu thập số liệu ngoài thực địa.

Hình 4.14: Tuyến đo khi nhìn về hướng đông (giáp biển).

Hình 4.15:Vị trí điểm đo tại khu vực bán đảo Sơn Trà.

• Quá trình đo đạc và thu thập số liệu kéo dài gần một tháng và được ghi lại trong bảng Excel, theo phụ lục 1.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN, LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐIỆN ĐỊA (Trang 116 - 118)