Kinh nghiệm thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 28 - 29)

Thái Ngun là một tỉnh miền núi có vị trí địa lý thuận lợi với nhiều lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển kinh tế. Công tác thu hút vốn FDI những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tính chung tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép và cịn hiệu lực tính đến hết năm 2020 của tỉnh là 162 dự án với số vốn đăng ký đạt 8.415,4 triệu USD (tương đương khoảng 187 nghìn tỷ VND); trong đó, vốn thực hiện đạt 7.906 triệu USD. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Thái Nguyên giải quyết việc làm cho trên 112 nghìn lao động; thu nộp ngân sách bình quân mỗi năm khoảng 4.500 tỷ đồng. Các dự án FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, xúc tiến chuyển giao công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Để có được những thành tựu như vậy, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện một số công việc sau:

Thứ nhất, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã

hội thiết yếu phục vụ thu hút đầu tư của tỉnh, trong đó trọng tâm là hạ tầng về giao thông, các khu, cụm công nghiệp, điện, hạ tầng xã hội quanh các khu công nghiệp. Các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu, cụm công nghiệp nơi tập trung nhiều nhà ĐTNN.

Thứ hai, chủ động nắm bắt những khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư

nhằm kịp thời giải quyết, tạo lập và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đã và đang thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh.

Thứ ba, xây dựng các chính sách ưu đãi riêng của tỉnh về đất đai, thuế… đối

với các nhà ĐTNN. Bên cạnh đó, tập trung cải cách hành chính theo hướng minh bạch thơng tin, quy trình xử lý cơng việc của các cơ quan trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường và đối tác đầu tư. Xây dựng tài liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến đầu tư. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về mơi trường, chính sách đầu tư.

Thứ tư, rà sốt quy hoạch phát triển các KCN, cụm cơng nghiệp trên địa bàn

tỉnh, phân tích, đánh giá và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp theo hướng đưa vào những cụm cơng nghiệp,

KCN có lợi thế so sánh và đưa ra khỏi quy hoạch những KCN, cụm cơng nghiệp có lợi thế thấp, khơng có khả năng thu hút đầu tư.

Thứ năm, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của các doanh nghiệp,

nhất là doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư lớn trong Khu công nghiệp, để nâng cao khả năng đáp ứng việc sử dụng lao động hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)