2.1.1. Đơi nét về tỉnh Hải Dương
❖ Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sơng Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.
Tỉnh Hải Dương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt với 4 mùa; nhiệt độ trung bình là 24,5oC; độ ẩm trung bình hàng năm từ 78 đến 87%; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1,500mm đến 1,700 mm. Theo số liệu thống kê, từ năm 1972 đến nay, Hải Dương không bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa và bão. Hải Dương có tiềm năng lớn về sản xuất vật liệu xây dựng, như đá vôi với trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa với trữ lượng khoảng 8 triệu tấn, cao lanh - nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ với trữ lượng khoảng 400.000 tấn, quặng bơ - xít dùng để sản xuất đá mài và bột mài công nghiệp với trữ lượng khoảng 200.000 tấn. Những nguồn tài nguyên này chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Mơn.
❖ Dân số và lực lượng lao động
Tỉnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: 02 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện; thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả tỉnh. Dân số khoảng 1,8 triệu người, trong đó trên 60% trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số cao (khoảng 84,5%) sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu là làm nghề nông. Đây sẽ là nguồn cung lao động rất quan trọng và dồi dào cho các dự án đầu tư.
❖ Diện tích đất tự nhiên
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1,652 km2. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đơng Nam. Hải Dương gồm có 2 vùng chính: vùng núi trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi trung du chiếm khoảng 11% tổng diện tích đất tự nhiên của tồn
tỉnh và chủ yếu bao gồm hai huyện Chí Linh và Kinh Mơn, rất thích hợp cho việc xây dựng và hình thành các khu công nghiệp và du lịch, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loại cây công nghiệp khác. Vùng đồng bằng chiếm 89% tổng diện tích tự nhiên, với độ cao trung bình từ 3m đến 4m so với mực nước biển, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thích hợp cho trồng các loại cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
❖ Văn hóa- Xã hội
Hải Dương là một trong những khu vực văn hóa tâm linh của cả nước. Hải Dương có 1.098 khu di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích quốc gia và nhiều khu di tích khác đã được xếp hạng đặc biệt quốc gia đó là khu Cơn Sơn, Kiếp Bạc… Một số điểm du lịch đẹp và nổi tiếng là Côn Sơn - Kiếp Bạc, động Kính Chủ, đền cao An Phụ, gốm sứ Chu Đậu - Mỹ Xá, đảo cò Chi Lăng Nam ...
2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội
Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Hải Dương được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nơng nghiệp, nơng thơn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn ni và trồng trọt được cân đối. Người nơng dân quan tâm đến sản xuất hàng hố, đảm bảo an ninh lương thực. Một số ngành hàng tiếp tục được củng cố phát triển, lựa chọn các mặt hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Khối cơng nghiệp có vốn ĐTNN tăng nhanh do số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và có xu thế phát triển tốt.
Từ năm 2017 đến năm 2021, kinh tế tỉnh Hải Dương có sự tăng trưởng khá nhanh chóng, trong đó, lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng tăng thấy rõ; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Hải Dương đã tăng cường phát huy những thế mạnh, khai thác các tiềm năng nên tốc độ tăng GRDP hàng năm khá tốt bình quân chung trên cả nước.
23
(Đơn vị: %)
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Hải Dương (2017-2021)
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương)
Trong vòng 5 năm qua, UBND tỉnh Hải Dương tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,66%/năm. Đặc biệt, giai đoạn 2017-2018 nhận thấy được sự khởi sắc trong tăng trưởng, tuy nhiên giai đoạn 2019-2020 lại cho thấy sự suy giảm đáng kể (8.6% - 8.1%). Đại dịch Covid-19 đã khiến kinh tế thế giới năm 2020 rơi vào suy thoái, trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng chịu nhiều tác động tiêu cực do độ mở của nền kinh tế lớn. Đại dịch đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, dòng vốn quốc tế cũng bị tác động mạnh làm giãn đoạn, thu hút FDI vào Hải Dương cũng giảm mạnh so với giai đoạn trước 2020. Song, tăng trưởng 2021 cao hơn 0,5% so với 2021 cho thấy, kinh tế Hải Dương đang phục hồi trở lại sau đại dịch, và hiện nay các dự án FDI tiếp tục được đăng ký gia tăng trên địa bàn tỉnh và khả năng tiếp tục đóng góp cho tăng trưởng GRDP của tỉnh trong thời gian tới.
Điển hình phải kể đến như ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tập trung khôi phục sản xuất, khắc phục những thiệt hại do đại dịch gây ra. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (giá năm 2010) ước đạt 287.540 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2020. Trong đó, sản xuất cơng nghiệp có mức tăng trưởng khá, ước đạt 271.309 tỷ đồng, tăng 11,8% so với
8.9 9.1 8.6 8.1 8.6 7.6 7.8 8 8.2 8.4 8.6 8.8 9 9.2
24
năm 2020 (kế hoạch năm tăng 9,9%). Nhiều sản phẩm quan trọng, chủ lực tăng cao so với năm trước, như: sản phẩm may trang phục tăng 11,7%, than cốc tăng 20,1%, điện sản xuất tăng 51,4%, sắt thép tăng 21,3%, ô tô tăng 193%... Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 12% so với năm trước. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá năm 2010) ước đạt 20.717 tỷ đồng, bằng 105,5% kế hoạch năm, tăng 6,8% so với năm 2020 (kế hoạch tăng 3%)11.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của từng ngành. Trong 5 năm 2017- 2021 cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng GRDP của tỉnh. Năm 2019, tỷ lệ ngành công nghiệp xây dựng là 61.58%, nông nghiệp thủy sản là 8.53%, thương mại dịch vụ là 23,15%. Năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ chiếm trên 80%; khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chuyển dịch cơ cấu giảm xuống còn 9,30%. Năm 2021, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Cơng nghiệp, xây dựng chiếm 63,67%; Thương mại, dịch vụ là 27,65%; Nông nghiệp, thủy sản là 8,68%.
(Đơn vị:%)
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Hải Dương (2017-2021)
(Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương)
Công nghiệp – xây dựng là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất và có tốc độ
11 Nghị quyết số 24/NQ-HĐND Kết quả thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
25
tăng trưởng nhanh nhất, nhờ vào vai trò của hoạt động chế biến chế tạo. Sự thu hẹp của khu vực nông nghiệp là do tốc độ tăng năng suất chậm, diện tích canh tác bị thu hẹp để sử dụng cho công nghiệp, lao động dịch chuyển sang lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ. Tuy vậy, về dài hạn, các yếu tố bất lợi này có thể là áp lực để nơng nghiệp cải cách với các mơ hình sản xuất tập trung hay ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong sản xuất, sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Hiện nay và trong tương lai, Hải Dương hiện có nhiều dư địa về hạ tầng để sẵn sàng thu hút vốn FDI. Tính đến hết năm 2021, tỉnh Hải Dương có 11 khu cơng nghiệp (KCN), 33 cụm công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 84%, hiện đang khẩn trương hoàn thiện hạ tầng 5 KCN và mở rộng 1 KCN với hơn 1.200 ha sẵn sàng đón các nhà đầu tư FDI ngay trong năm 2022. Tỉnh đang tiếp tục quy hoạch phát triển 25 KCN, 52 cụm công nghiệp cho giai đoạn 2021 – 2030 Một số điển hình như vào năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt chủ trương đầu tư một số dự án lớn tại Hải Dương như: KCN Quốc Tuấn – An Bình nay là An Phát 1 (180 ha, tổng vốn 1.947 tỷ đồng); KCN Kim Thành (diện tích gần 165 ha, tổng vốn 1.160 tỷ đồng); KCN Gia Lộc (gần 198 ha, tổng vốn 2.062 tỷ đồng),…. Diện tích lớn nhất trong số này thuộc về KCN Đại An mở rộng (416 ha), chưa kể KCN Đại An hiện hữu (136 ha).
Sách trắng về BĐS KCN mà Savills phát hành cuối tháng 11/2020 cho biết Hải Dương có diện tích đất cơng nghiệp đứng thứ 5 tại miền Bắc, chiếm 10% tồn vùng. Tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 82%, cao hơn Hải Phịng. Trong khi đó, giá cho thuê ở mức thấp, khoảng 76 USD/m2/chu kỳ thuê, bằng 60% của Hà Nội.