Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 57 - 62)

2.4. Đánh giá chung thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế

Thứ nhất, công tác cải cách hành chính đã được các sở ban, ngành, địa

phương quan tâm thực hiện nhưng còn nhiều hạn chế. Việc rà soát, kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính chưa kịp thời; thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực cịn rườm rà, tốn nhiều thời gian. Đồng thời tính cơng khai, minh bạch về các tài liệu pháp lý chưa được rõ nét, các vấn đề pháp luật chưa rõ ràng. Ngồi ra, chưa có sự liên thơng về quy trình xử lý thủ tục hành chính giữa các cơ quan, đơn vị. Bởi vậy, tốc độ tăng điểm số PCI của tỉnh qua các năm chậm, chưa có sự đột phá, xếp hạng PCI thấp.

Thứ hai, thu hút đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh; số lượng

dự án tuy nhiều, giá trị đầu tư thấp, chủ yếu có quy mơ vừa và nhỏ, ít sử dụng cơng nghệ tiên tiến; chưa có dự án lớn mang tính động lực. Ngồi ra, hiệu quả trong việc

49

chuyển giao cơng nghệ cịn chưa cao, doanh nghiệp, các nhà đầu tư Việt Nam cịn khó khăn trong việc tiếp cận và nhận chuyển giao cơng nghệ từ phía các doanh nghiệp nước ngồi.

Thứ ba, dịng vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngồi vào tỉnh

cịn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Cịn có nhiều dự án chậm hoặc chưa triển khai theo cam kết, dẫn đến lãng phí đất đai và nguồn vốn vay trong nước; các dự án logistics, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, mơi trường... cịn hạn chế cả về số lượng dự án, số vốn đăng ký, vốn thực hiện cũng như số lượng lao động.

Thứ tư, các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ yếu là các

dự án gia cơng, lắp ráp, vì vậy mà tác động trong chuyển giao công nghệ nguồn chưa cao, tác động lan tỏa và khả năng kết nối giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN và doanh nghiệp trong nước còn thấp và chưa chặt chẽ;

Thứ năm, thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ kém hiệu quả

và chưa định hình được ngành cơng nghiệp chủ đạo; mục tiêu thu hút dự án đầu tư vào ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn chưa đạt được như kỳ vọng;

Thứ sáu, đối tác đầu tư vào tỉnh trong lĩnh vực sản xuất chủ yếu là doanh

nghiệp nhỏ và vừa, chưa có nhiều tập đồn, doanh nghiệp quy mơ lớn đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Thứ bảy, tỉnh chưa xây dựng nhiều các chính sách ưu đãi dành cho các nhà

ĐTNN. Các chính sách ưu đãi về: Đơn giá thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất, mức thuế suất và thời gian hưởng mức thuế suất, ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về miễn giảm thuế nhập khẩu hay ưu đãi về miễn giảm thuế giá trị gia tăng… chưa được hình thành.

Thứ tám, mặc dù có quỹ đất tiềm năng và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và

hiện đại. Tuy nhiên, hoạt động quản lý quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật chưa thực sự hiệu quả.

Nguyên nhân của các hạn chế

(1) Về khách quan:

nhập của người dân còn thấp, dẫn đến các dự án thương mại, dịch vụ như: khách sạn siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch… khơng có khả năng phát triển cũng như mở rộng quy mô. Thực tế cho thấy, trên địa bàn tỉnh chưa có các dự án thuộc các lĩnh vực này đạt tiêu chuẩn.

Hai là, tiềm lực tài chính, cơng nghệ của các doanh nghiệp địa phương cịn

hạn chế; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cịn thấp; cơng nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Ba là, sự bất ổn của các thị trường bất động sản, chứng khoán… làm hạn chế

khả năng thu hút các nguồn lực từ xã hội cho các doanh nghiệp.

Bốn là, nhiều nhà đầu tư còn chưa nghiêm túc chấp hành chế độ báo cáo hoạt

động đầu tư. Trong q trình thực hiện dự án cịn nhiều nhà đầu tư vi phạm các quy định của pháp luật đất đai như tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, san lấp mặt bằng khi chưa được chấp thuận; xây dựng cơng trình trái phép, hoặc tự ý xây dựng khi chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý; trong quá trình hoạt động vi phạm các quy định về môi trường…

(2) Về chủ quan:

Thứ nhất, sự chồng chéo, xung đột giữa các Luật, văn bản quy phạm pháp

luật gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án, cũng như việc thống nhất hướng dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện của cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, thiếu việc kiểm tra, giám sát, quy trách nhiệm trong triển khai các nhiệm vụ về đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm.

Thứ hai, quỹ đất để thu hút các dự án đầu tư lớn còn chưa được quan tâm

thích đáng. Đối với quỹ đất trong các KCN và cụm công nghiệp, mặc dù đã được được quy hoạch và triển khai hiệu quả nhưng đến nay khơng cịn nhiều diện tích đất trồng để thu hút các dự án lớn. Ngồi ra, các KCN Và cụm cơng nghiệp thường có tiến độ bồi thường có tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm, thủ tục triển khai phức tạp, cịn có sự xung đột giữa luật đầu tư, đất đai liên quan tới thủ tục giao đất, cho thuê đất trong cụm công nghiệp… bởi vậy kể từ khi dự án được chấp thuận triển khai đến khi tiếp nhận dự án của nhà đầu tư thứ cấp phải trải qua

51

một khoảng thời gian rất dài, mất rất nhiều năm mới hồn thành. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các KCN và cụm công nghiệp; đối với quỹ đất ngồi các KCN và cụm cơng nghiệp, tỉnh chưa có quy hoạch chi tiết quỹ đất phục vụ kêu gọi đầu tư dẫn đến công tác xúc tiến đầu tư thường bị động trong khâu giới thiệu địa điểm đầu tư.

Thứ ba, công nghệ sử dụng trong các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh chưa cao,

các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu thực hiện việc sản xuất, lắp ráp linh kiện, phụ tùng, chưa sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, một số doanh nghiệp được coi là công nghệ cao nhưng những khâu sử dụng công nghệ cao lại khơng thực hiện ở Việt Nam. Ngồi ra, do trình độ chun môn của các kỹ sư, công nhân Việt Nam còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu;

Thứ tư, hạn chế về cơ chế xúc tiến đầu tư. Trước hết là về sự phối hợp giữa

các ngành trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp trước trong và sau khi cấp phép đầ tư chưa chặt chẽ. Thực tế hiện nay, trước khi cấp phép đầu tư, cơ quan xúc tiến đầu tư phải phụ thuộc nhiều và sự phối hợp của các ngành trong việc giới thiệu địa điểm phù hợp với mục tiêu của dự án và quy hoạch phát triển của tỉnh, cơng tác giải phóng mặt bằng… Thời gian từ khi xác định địa điểm đến khi thực hiện chủ trương đầu tư thường kéo dài. Các hoạt động xúc tiến đầu tư chưa tập trung một đầu mối, còn dàn trải và chồng chéo, phân tán nguồn lực, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nên xúc tiến thiếu hiệu quả, thông tin cung cấp cho nhà đầu tư chưa nhất quán. Sau khi cấp phép đầu tư, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư ngoài các KCN phải đến nhiều cơ quan khác nhau để thực hiện các thủ tục cấp phép khác theo quy định; các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp chậm được giải quyết, các hướng dẫn của cơ qua chức năng đôi khi khơng cụ thể, nhất qn, gây nhiều khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp.

Ngồi ra, kinh phí xúc tiến đầu tư của tỉnh cịn hạn chế so với các tỉnh thành trong nước, do đó có một số hoạt động cần thiết nhưng không thực hiện được do kinh phí quá cao như quảng bá trên các kênh truyền thông quốc tế, thuê đơn vị tư vấn hay kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện xúc tiến thành công dự án đầu tư vào tỉnh.

Thứ năm, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đa dạng, còn nhiều hạn chế

về ngoại ngữ và các kỹ năng làm việc. Mặc dù lực lượng lao động của tỉnh dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông. Lao động đã qua đào tạo không phù hợp, hầu hết nhà đầu tư phải đào tạo lại. Tỉnh cũng thiếu những lao động lành nghề, có khả năng ngoại ngữ tốt và thiếu nhân sự quản lý cấp cao và cấp trung.

Thứ sáu, các quy hoạch chưa đồng bộ, thống nhất. Thực tế, quy hoạch ngành,

lĩnh vực đã được xây dựng đầy đủ nhưng chất lượng chưa cao, tính khả thi thấp và chưa hấp dẫn. Nhiều dự án lớn khi vào đầu tư phải bổ sung, điều chỉnh quy hoạch. Thậm chí, một số quy hoạch ngành cịn chưa được điều chỉnh kịp thời với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Không chỉ vậy, nguồn vốn đầu tư dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước hạ tầng trong các KCN, cụm cơng nghiệp cịn thấp, một số hạng mục đã đầu tư nhưng chưa mang lại hiệu quả.

Thứ bảy, cơng tác cải cách hành chính đã được quan tâm nhưng cịn chậm.

Thủ tục hành chính mặc dù đã được quan tâm rà soát cắt giảm theo Đề án 30 của Chính phủ, tuy nhiên vẫn cịn rườm rà, làm nản lòng các nhà đầu tư, đặc biệt trong cơng tác giải phóng mặt bằng cịn chậm trễ kéo dài, làm lãng phí nguồn lực đất đai, lỡ cơ hội của các nhà đầu tư.

Thứ tám, công tác quản lý nhà nước đối với các dự án sau cấp phép. Việc theo dõi tiến độ của các dự án cịn yếu và chưa sát sao, thiếu thơng tin. Công tác quản lý các dự án tại các địa phương còn hạn chế, chưa kịp thời phát hiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các trường hợp vi phạm của nhà đầu tư.

Thứ chín, tỉnh chưa linh hoạt trong việc ban hành các chính sách ưu đãi đầu

tư phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư. Hiện nay, tỉnh vẫn thực hiện theo các quy định chung của Luật đầu tư và các Luật có liên quan được Nhà nước ban hành.

53

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO

TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)