Hoàn thiện giải pháp cấp chiến lược về thu hút vốn FDI

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 70 - 72)

Một là, xây dựng chiến lược thu hút FDI cụ thể cũng như kế hoạch thu hút

FDI cho từng giai đoạn cùng với môi trường thể chế, đội ngũ nhân lực chuyên trách thích hợp.

Giải pháp cần tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, từ quy hoạch đơ thị, đến xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế cân bằng, chuyển đổi số và công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực. Tỉnh cũng cần ban hành các kế hoạch thích ứng, chủ động, sáng tạo và đón kịp dịng chảy của làn sóng FDI thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, trong bối cảnh cạnh tranh FDI khốc liệt và những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Chính sách thu hút FDI nên được điều chỉnh để thu hút và sử dụng FDI hiệu quả nhất, nhằm thực hiện những mục tiêu chung hoặc mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của, địa phương. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để kích thích dịng vốn FDI đầu tư vào trong nước, định hướng các hình thức đầu tư, hướng các dòng vốn FDI vào các lĩnh vực, ngành, vùng và sản phẩm… theo mục

tiêu định trước của địa phương. Các giải pháp cụ thể phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của mỗi địa phương, đối với Hải Dương hiện nay, đó là các giải pháp về phân bố FDI đồng đều giữa các khu vực, chuyển giao công nghệ, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ cho người lao động…

Các kế hoạch, biện pháp thu hút FDI khơng nên được thay đổi thích hợp với từng thời kỳ của địa phương. Tùy thuộc vào trình độ, mục tiêu phát triển, các địa phương có thể thay đổi, điều chỉnh nội dung của chính sách thu hút FDI theo thời gian nhằm khai thác tối đa dòng vốn này để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Hai là, xác định sự ưu tiên đối với từng lĩnh vực, ngành nghề, vùng phát triển

để đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Xác định những ngành, lĩnh vực có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu; có ý nghĩa nền tảng, có tác động lan tỏa cao đến các ngành kinh tế khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương; sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện mơi trường; có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao; một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm giải quyết vấn đề việc làm và cơ cấu việc làm tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Việc xác định các ngành lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư phải có tính động và linh hoạt cần thiết, định kỳ phải đánh giá hiệu quả hoạt động theo các tiêu chí để có điều chỉnh phù hợp.

Tập trung ưu tiên thu hút FDI vào phát triển một số ngành công nghiệp cần phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh như: Công nghiệp sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị, cơ khí, sản xuất linh kiện điện tử, tin học, cơng nghiệp dệt may, thức ăn chăn nuôi, kinh doanh hạ tầng… nhằm tạo sự kết nối, hợp tác, chuyển giao và học hỏi giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh về công nghệ hiện đại, về trình độ quản lý tiến tiến, về kinh nghiệm, về tác phong và văn hóa làm việc. Từ đó, tạo ra nền tảng công nghệ cho các ngành công nghiệp khác; công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; lĩnh vực cơ khí như: Ơ tơ, máy nơng nghiệp, thiết bị cơng trình, thiết bị cơng nghiệp, thiết bị điện,

63

thiết bị y tế…

Ngoài ra, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các dự án sản xuất cơng nghiệp chế biến có lợi thế về cung cấp ngun liệu, cơng nghiệp giải quyết được nhiều lao động tại chỗ; các dự án nông nghiệp, công nghệ cao; các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, dự án đầu tư vào các địa bàn còn tiềm năng; các dự án xử lý nước thải, chất thải; các dự án về năng lượng, hạ tầng các khu công nghiệp tập trung…

Ba là, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh

Hải Dương.

Các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, phấn đấu cải thiện điểm số và xếp hạng của chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tỉnh đưa vào hoạt động trung tâm hành chính cơng, tiếp tục xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp, tạo động lực để tăng cường thu hút đầu tư trong nước, ĐTNN; tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, tỉnh công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công khai, minh bạch môi trường đầu tư; đơn giản hóa các thủ tục đầu tư; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)