Hoàn thiện các giải pháp cấp thực thi

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 74 - 79)

Thứ nhất, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện điểm số của các

chỉ số thành phần PCI, trong đó tập trung chỉ đạo tăng điểm của các chỉ số có điểm dưới năm. Cụ thể:

Triển khai đồng bộ, hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong việc giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh đổi mới quy trình quản lý, tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin, xây dựng

chính quyền điện tử.

Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện, nhất là thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế, hải quan và hoạt động của các doanh nghiệp như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, các thủ tục về thuế, hải quan…

Chủ động rà soát, kiến nghị sửa đổi hoặc ban hành mới và công khai, minh bạch các quy định, thủ tục hành chính, thời gian giải quyết, các cơ chế chính sách, quy hoạch ngành, lĩnh vực, danh mục dự án thu hút đầu tư, các dự án ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cổng thông tin điện tử của tỉnh và tại trụ sở sơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, quản lý và thực hiện tốt quy hoạch phát triển các khu, cụm công

nghiệp, tập trung hỗ trợ để các khu, cụm cơng nghiệp đã có trong quy hoạch triển khai thực hiện nhanh, tạo điều kiện để các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo mặt bằng tiếp nhận các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng theo hướng ổn định, đơn giản, giảm thời gian thực hiện thu hồi đất.

Thứ ba, nghiên cứu sửa đổi bổ sung ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp trong

các khu cơng nghiệp tập trung, trong đó tập trung khuyến khích các dự án đầu tư có cơng nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách, có khả năng hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp khác trong nước tạo sự liên hồn thúc đẩy sự phát triển ngành cơng nghiệp quốc gia. Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tạo khả năng cạnh tranh.

Thứ tư, xem xét bổ sung quy định về tỷ lệ vốn góp tối thiểu của nhà đầu tư

trong các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, để nâng cao trách nhiệm của nhà đầu tư trong thực hiện dự án đầu tư;

67

Thứ năm, xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển

nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao có khả năng tiếp cận với phương thức quản lý tiến tiến, công nghệ hiện đại từ các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; tổ chức tốt và giới thiệu việc làm và cung cấp thông tin thị trường lao động. Chú trọng đào tọa chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật…; nâng cao trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo, ý thức kỷ luật của đội ngũ doanh nhân, công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao vai trị, vị trí của Hiệp hội doanh nghiệp, các hội doanh nghiệp trong hợp tác và các cơ sở đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn trong sản xuất kinh doanh.

Thứ sáu, trong quá trình lựa chọn dự án, thẩm định và cấp giấy chứng nhận

đăng ký đầu tư phải coi trọng hơn nữa yếu tố năng lượng, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng tái tạo, năng lượng gió, mặt trời. Bên cạnh đó, khi triển khai dự án, phải nâng cao năng lực chuyên gia môi trường và đầu tư thiết bị kết nối hiện đại để có thể kịp thời phát hiện và ứng phó với sự cố về mơi trường.

Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu lực của công tác bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trị tiên phong, gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện chịu trách nhiệm trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa phương.

Thứ tám, đội ngũ cán bộ cần quản lý, khai thác vận hành có hiệu quả các

KCN, cụm cơng nghiệp tránh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan của tỉnh và cuộc sống của người dân nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực.

Thứ chín, thực hiện quản lý hoạt động xây dựng đảm bảo chất lượng cơng

trình, tránh thất thốt, lãng phí. Đồng thời tiếp tục coi trọng chất lượng, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

hành thể chế chính sách; kịp thời ban hành các quy định điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới, các mơ hình, phương thức kinh doanh mới... tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư và hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước.

Mười một là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra gắn với nâng

cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và người đứng đầu trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan tới ĐTNN. Xử lý dứt điểm các dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm, dự án khơng thực hiện đúng cam kết. Phịng ngừa, giải quyết sớm, có hiệu quả các tranh chấp liên quan đến ĐTNN.

69

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) được xác định là một thành phần kinh tế quan trọng đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. FDI có vai trị quan trọng trong cơng cuộc đổi mới và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Nhờ có các dự án FDI, các doanh nghiệp có thể tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết đói nghèo, nâng cao đời sống người dân, đồng thời góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bởi vậy, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là hoạt động quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu đưa Hải Dương trở thành một trong những tỉnh công nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh mạnh mẽ hơn.

Trong phạm vi cho phép, đề tài đã tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề như sau:

Một là, tìm hiểu về tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Hải Dương, từ đó

thấy được các tiềm năng cho việc thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh. Nhờ lợi thế về vị trí địa lý và chính sách thu hút đầu tư tốt, Hải Dương đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã thực nhiều nhiều các cải cách hành chính nhằm tạo ra mơi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trên thế giới.

Hai là, từ việc phân tích thực trạng thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh và thực

trạng các giải pháp thu hút đầu tư FDI vào tỉnh, đồng thời có thể thấy được những hạn chế trong các chính sách thu hút vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh. Mặc dù các sở, ban, ngành của tỉnh đã rất nỗ lực trong việc thực hiện nghiêm tức các chính sách, giải pháp thu hút. Nhưng không thể phủ nhận rằng các chính sách, biện pháp vẫn cịn có những hạn chế, như việc xác định các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên chưa rõ ràng, các chiến lược thu hút cịn chưa cụ thể và các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn thiếu linh hoạt.

Ba là, từ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này trong công

tác thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh Hải Dương, cùng với những mục tiêu và định hướng nhằm thu hút nguồn vốn FDI, hoàn thiện các giải pháp nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn quan trọng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2021), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2020, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Đào Trọng Truyến & Nguyễn Văn Song, Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Tạp chí tài chính (2018)

3. Đinh Quang Hào, Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020

4. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo hồ sơ tỉnh 2020

5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo năng lực cạnh tranh 2020

6. PGS.TS. Vũ Chí Lộc (2019), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

7. Trần Thị Bích Huệ, Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thương Mại (2020)

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)