Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 47 - 56)

2.3. Thực trạng triển khai chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước

2.3.1. Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương

Tại Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng năm 2025, theo đó quan điểm phát triển của tỉnh trong thời gian tới là: “Tạo dựng môi trường kinh doanh, đầu tư của tỉnh thơng thống, minh bạch thân thiện, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh

39

là nhiệm vụ quan trọng và khát vọng chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh nhằm phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Tạo động lực mạnh mẽ thu hút đầu tư, phát triển Hải Dương thành tỉnh cơng nghiệp hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025”. Cụ thể hơn là:

- Tập trung thu hút đầu tư các dự án quy mô lớn và công nghệ cao, công nghiệp công nghệ số.

- Phấn đấu thu hút được từ 01 đến 02 tập đoàn kinh tế lớn nước ngồi, cơng ty xuyên quốc gia đầu tư vào tỉnh.

- Phấn đấu năm 2022 có từ 2-3 KCN được chấp thuận chủ trương đầu tư; giải phóng mặt bằng 700 ha và đầu tư xây dựng hạ tầng 480 ha đất khu công nghiệp; cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kĩ thuật, đưa vào hoạt động 02 cụm công nghiệp. Theo dõi, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ và sớm đưa vào sản xuất đối với dự án đã được cấp chủ trương đầu tư.

Thứ nhất, tập trung thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch. Với mục tiêu

nâng cao và khai thác tối đa hiệu quả các KCN, thời gian qua Ban quản lý các KCN tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các KCN, đồng thời thực hiện điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến và thu hút đầu tư vào các KCN.

Ban quản lý các KCN đã quan tâm thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách và vốn xã hội hóa. Bên cạnh đó, Ban Quản lý các KCN tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh

Theo số liệu thống kê của Ban quản lý các khu cơng nghiệp, tính đến tháng 12/2021, Phó Thủ tướng đồng ý bổ sung các khu công nghiệp sau: Khu công nghiệp Bình Giang 2 (diện tích 303,27 ha) tại các xã Thái Hịa, Thái Dương, Tân Hồng và Bình Xun, huyện Bình Giang; Khu cơng nghiệp Thanh Hà 2 (diện tích

250 ha) tại các xã Thanh Cường và Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà; Khu công nghiệp Kim Thành 2 (diện tích 437,24 ha) tại các xã Đại Đức và Tam Kỳ, huyện Kim Thành.

Thứ hai, ưu tiên dự án quy mô lớn, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp

hỗ trợ, cơng nghiệp cơng nghệ số, đóng góp tích cực cho tăng trưởng và ngân sách Nhà nước. Việc ưu tiên các dự án có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao,

thân thiện với mơi trường sẽ đóng góp lớn cho phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh; các dự án có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; các dự án trong các lĩnh vực cơng nghiệp điện tử, viễn thơng, cơng nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, vật liệu mới và công nghiệp hỗ trợ của ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử; các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp, dự án du lịch dịch vụ, trường đại học tầm cỡ quốc tế và các dự án đầu tư vào ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo.

2.3.2. Các quy định về đầu tư và xúc tiến đầu tư

Các quy định về đầu tư

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài như Luật đầu tư, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với luật pháp và các điều kiện cụ thể của địa phương, tạo điều kiện thu hút vốn FDI.

Quy định về về gia nhập, thành lập, và hoạt động của nhà ĐTNN tại Hải Dương được quy định theo quy trình gồm có: Đăng ký đầu tư bao gồm việc chuẩn bị các hồ sơ được cơ quan yêu cầu; thứ hai, thành lập doanh nghiệp cần đơn đề nghị được thành lập doanh nghiệp, điều lệ của công ty, danh sách cổ đông sáng lập và các tài liệu khác; cuối cùng là đăng tải nội dung ghi trong giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp và tiến hành khắc con dấu‚ công bố mẫu dấu.

Theo Quyết định 1189/QĐ-UBND về Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Hải Dương năm 2021, tại điều Điều 1, Giám đốc Sở KH&ĐT phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Hải Dương năm 2021 với các nội dung: đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI về Việt Nam, tập trung thu hút các dự án lớn, công

41

nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, giá trị gia tăng cao…, dự án vốn ĐTNN; Phấn đấu nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI); Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh và nâng cao năng lực tổ chức quản lý sản xuất; Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục về đầu tư, cung cấp các dịch vụ công thông qua Trung tâm phục vụ hành chính cơng và Kiểm sốt thủ tục hành chính. Các cơ quan của Sở KH&ĐT chủ trì phối hợp thực hiện với các sở, ngành của tỉnh. Tại Điều 2 của quyết định, các đơn vị được giao chủ trì thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng nội dung, tiến độ và sử dụng ngân sách theo quy định pháp luật hiện hành.

Các hoạt động xúc tiến đầu tư

Thứ nhất, hỗ trợ hành chính giấy tờ. Nhà đầu tư được hướng dẫn, hỗ trợ các

vấn đề như: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (trong trường hợp cần đánh giá); Đăng ký kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu…; Giải quyết các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thứ hai, hỗ trợ thông tin. Các thông tin liên quan tới ĐTNN được công bố

công khai như: Danh mục các dự án thu hút ĐTNN tại địa phương; Các thủ tục liên quan đến hình thành, thẩm định, triển khai và thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; Khung giá thuê đất cho từng khu vực; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy trình, thủ tục cấp đất, thuê đất, giao đất và giải phóng mặt bằng đối với các nhà đầu tư; Quy hoạch các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp; Quy trình, thủ tục vay vốn từ các ngân hàng; Các văn bản quy định về kiểm tra, thanh tra, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thường xuyên phải làm việc với Doanh nghiệp.

Thứ ba, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ, khuyến

khích thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp. Hỗ trợ xây dựng hoặc xây dựng các cơng trình hạ tầng ngồi hàng rào cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, nếu nhà đầu tư đã xây dựng hoặc ứng vốn xây dựng các cơng trình hạ tầng ngoài hàng rào cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ được hồn trả

theo cách: Trả bằng quỹ đất trên cơ sở đấu giá quyền sử dụng đất không giao đất theo giá quy định; Việc các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào của doanh nghiệp có thể được hỗ trợ cho các cơng trình mang tính cơng trình phúc lợi chung cho xã hội được UBND tỉnh quyết định đầu tư. Doanh nghiệp có vốn ứng trước xây dựng được hồn trả vốn xây dựng hàng năm theo kế hoạch đầu tư của tỉnh.

Thứ tư, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư. Do ảnh hưởng của dịch bệnh

Covid-19, tỉnh không tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước ngoài và trong nước.

Thứ năm, quảng bá giới thiệu, cung cấp thông tin, tư vấn cho các nhà đầu tư.

Tại đây, tỉnh tiếp tục giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, dự án BT, dự án đấu thầu và đồng thời cập nhật các thông tin về kết quả thu hút đầu tư và hoạt động đầu tư của tỉnh trên Cổng thông tin Doanh nghiệp và Đầu tư Hải Dương. Bên cạnh đó, xây dựng, in ấn và xuất bản tài liệu xúc tiến đầu tư nhằm giới thiệu các thông tin về tỉnh để cung cấp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cùng với đó, nâng cấp, lưu trữ, cập nhật thông tin trên cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư Hải Dương nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư qua hình thức trực tuyến.

Thứ sáu, thực hiện các giải pháp hỗ trợ bao gồm: Nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực; Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ kêu gọi đầu tư và tăng khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

Đầu tiên, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh thực hiện công công tác dự báo nhu cầu lao động đối với một số ngành, lĩnh vực tỉnh đang kêu gọi đầu tư, đặt biệt là ngành dịch vụ mũi nhọn và công nghệ cao theo từng giai đoạn, làm cơ sở để các trường chủ động xây dựng và đào tạo theo nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp. Đồng thời ban hành và triển khai Đề án Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực tư nhân đến năm 2025, tập trung vào các ngành, lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư; sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đào tạo; Đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp; tăng cường đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn) tại các trường trung học và cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố;

43

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về xúc tiến đầu tư; Hỗ trợ nhà đầu tư về hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và xây dựng các mơ hình cơng nghệ chất lượng cao.

Tăng cường khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh, kinh doanh được xem là một hướng thu hút các nhà ĐTNN hiệu quả. Thực tế, nghiên cứu xây dựng trang thơng tin điện tử về đất đai với mục đích giúp cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, công dân tiếp cận các thông tin liên quan đến đất đai trên địa bàn tỉnh: thông tin về quy hoạch, giải tỏa đền bù, bán đấu giá quyền sử dụng đất, các văn bản về đất đai… một cách kịp thời, nhanh chóng nhằm nâng cao tính minh bạch và tiếp cận thơng tin. Thực hiện đồng thời việc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất, định hướng đến năm 2030 của các huyện, thị xã, thành phố trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện công bố công khai, đầy đủ thông tin quy hoạch trên trang thông tin điện tử, tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp nghiên cứu lập dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có kế hoạch tiếp cận việc sử dụng đất đai; Đôn đốc các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp đã được phê duyệt đẩy nhanh tiến độ để có mặt bằng tiếp nhận dự án; Bổ sung vào quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp thuận lợi trong việc kết giao thơng đối ngoại và hình thành cụm cơng nghiệp để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, tích hợp vào quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch

Thứ bảy, tiếp tục hồn thiện mơi trường đầu tư kinh doanh thơng thống,

lành mạnh; hình thành các KCN, cụm cơng nghiệp mới dành cho công nghiệp hỗ trợ, quy hoạch các khu sản xuất kinh doanh tập trung, các ngành công nghiệp thân thiện với mơi trường; hồn chỉnh quy hoạch đất đai ngồi các KCN, cụm cơng nghiệp để kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng mức độ ứng dụng CNTT trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lên mức 3.

nhanh chóng được hồn thiện để tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương và bố trí hợp lý ngân sách địa phương; huy động nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác để hoàn thiện xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của KCN, cụm cơng nghiệp. Trong đó, tập trung hồn thiện các hạ tầng kỹ thuật và cơng trình thiết yếu của KCN, cụm cơng nghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và sự phát triển của KCN, cụm công nghiệp. Những việc này được tiến hành đồng thời với việc xây dựng và hoàn thiện các nhà máy xử lý nước thải tập trung, tăng cường trồng cây xanh, giải quyết dứt điểm những vướng mắc tồn tại về môi trường, cảnh quan trong các KCN, cụm công nghiệp; Quy hoạch quỹ đất để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngồi nước đầu tư xây dựng các tiện ích xã hội đi kèm cho các KCN, cụm công nghiệp.

Song song với đó, hình thành xây dựng các khu/cụm CN mới dành cho công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp thân thiện với mơi trường. Đó là điều chỉnh bổ sung các khu/cụm cơng nghiệp mới, trong đó xác định một số khu, cụm công nghiệp dành riêng cho một số quốc gia trọng điểm thu hút đầu tư như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), trong đó ưu tiên phát triển cơng nghiệp hỗ trợ, công nghiệp thân thiện với môi trường; các dự án xây dựng nhà xưởng đạt tiêu chuẩn để cho thuê sản xuất.

Để kêu gọi các nhà đầu tư, hoàn thiện quy hoạch đất đai ngoài các KCN, cụm công nghiệp sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư năm bắt được lợi ích của địa lý khu vực đầu tư. Bằng việc quy hoạch và cơng khai quỹ đất ngồi các KCN, cụm công nghiệp để thu hút các dự án dịch vụ cao cấp như các khu phức hợp nhà ở - trung tâm thương mại, giáo dục – đào tạo, y tế, dịch vụ logistics… Đồng thời hỗ trợ chủ đầu tư các dự án khơng có khả năng tài chính tìm kiếm các đối tác có tiềm lực để tiếp tục triển khai dự án. Không chỉ vậy, tỉnh cũng chuẩn bị sẵn quỹ đất sạch và phương án đấu giá để thu hút một số dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh.

2.3.3. Thực thi chính sách thu hút đầu tư

Sau khi Luật Đầu tư năm 2005 (nay được thay thế bằng Luật Đầu tư năm 2014) và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 (nay là Nghị định số 118/2015/NĐ- CP ngày 12/11/2015) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng

45

dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh, Sở KH&ĐT tỉnh, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân cấp và ủy quyền, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành có liên quan và các cơ quan trung ương, cụ thể:

Một là, việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự

án đầu tư được thực hiện theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)