Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 41 - 47)

2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hả

2.2.3. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương

Một là, đóng góp cho đầu tư phát triển. Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 có

diễn biến phức tạp, ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh các khó khăn do dịch Covid-19 thì cũng có những thuận lợi như: lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm, các doanh nghiệp FDI có thể tiếp cận được vốn vay thuận lợi; cơng tác thanh tốn và giải ngân vốn đầu tư tư ngân sách nhà nước được đẩy nhanh; kết cấu hạ tầng về giao thông, y tế, giáo dục, nông nghiệp và nhiều ngành khác của tỉnh được quan tâm đầu tư mạnh mẽ; hoạt động xây dựng nhà ở trong dân tăng khá. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh năm 2020 tại khu vực có vốn ĐTNN đạt 13.099 tỷ đồng, tăng 8,78% so với năm 2019. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu ở các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình, phần lớn là hoạt động xây dựng nhà ở dân cư của các hộ gia đình; vận tải, kho bãi; nông nghiệp và thủy sản. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm đạt 37,25%.

Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương

đã có những chính sách để thu hút vốn FDI. Cho nên, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào tỉnh có sự thay đổi đáng kể, từ giai đoạn 2019-2021 tỉ trọng vốn của khu vực FDI đã có dấu hiệu tăng dần so sự xuất hiện của các doanh nghiệp tư nhân và cá thể. Điều này đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Có thể thấy rõ ràng, cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi trong tổng nguồn vốn chung khối doanh nghiệp từ năm 2019 đến năm 2021 khu vực doanh nghiệp FDI tiếp tục tăng về cơ cấu nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn.

Ba là, FDI đối với tăng trưởng GDP và thu ngân sách Nhà nước. Thuế thu

doanh nghiệp FDI nộp trên địa bàn tỉnh Hải Dương liên tục tăng qua các năm và số thuế nộp về tỉnh của các doanh nghiệp FDI ngồi các KCN ln lớn hơn so với các doanh nghiệp FDI trong KCN. Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021, tỉnh đã thu được tổng số thuế là 28.519.201 triệu đồng, trong đó gồm có 11.213.620 triệu đồng từ các doanh nghiệp ngoài KCN và 17.305.581 triệu đồng

33

từ các doanh nghiệp trong KCN.

Đặc biệt, công tác thu ngân sách gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid- 19 và chính sách mới được triển khai theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/04/2021 của Chính Phủ về gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Một số ngành, lĩnh vực khơng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có số thuế nộp tăng đột biến so với cùng kỳ như hoạt động kinh doanh bất động sản, đầu tư vốn, lệ phí trước bạ… Kết quả thu thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2021 đối với khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 6.267.089 triệu đồng, vượt 22,2% dự toán.

Bảng 2.4: Tổng số thuế của các doanh nghiệp FDI nộp cho NSNN, giai đoạn 2017-2021

(Đơn vị: triệu VNĐ) Năm Các doanh nghiệp FDI ngoài KCN Các doanh nghiệp FDI trong KCN Tổng số các doanh nghiệp FDI nộp 2017 1.745.512 3.193.353 4.938.865 2018 1.989.790 3.079.427 5.069.217 2019 2.446.787 3.362.968 5.809.755 2020 2.533.207 3.901.068 6.434.275 2021 2.498.324 3.768.765 6.267.089 Tổng số 11.213.620 17.305.581 28.519.201

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương)

Có thể nói, những đóng góp của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thời gian qua là một trong những nhân tố quan trọng giúp Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2025, giúp Hải Dương từ tỉnh còn phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương trở thành tỉnh tự cân đối thu-chi, điều tiết một phần về trung ương từ năm 2017.

Bốn là, FDI góp phần tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực địa

phương. Hải Dương là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về thu hút FDI. Qua

hơn 25 năm thu hút đầu tư FDI, tới nay, đã có hơn 490 dự án ĐTNN với tổng vốn trên 9,2 tỷ USD, đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ; giải quyết việc làm cho trên

200.000 lao động; đóng góp 34,4% vào tổng sản phẩm trong tỉnh và 33% ngân sách.

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương

2.2.4.1 Năng lực cạnh tranh của tỉnh Hải Dương

Theo kết quá do VCCI công bố, điểm số PCI của tỉnh mặc dù đã có sự cải thiện nhưng nhìn chung chưa có sự đột phá về thứ hạng, PCI của tỉnh vẫn ở mức thấp. Năm 2016, Hải Dương là tỉnh có PCI xếp ở nhóm khá với số điểm là 57,95 tăng 1,91 điểm so với năm 2015 và xếp thứ hạng 36/63 tỉnh cả nước. Đến năm 2017, Hải Dương xếp ở nhóm tương đối thấp, chỉ số này của tỉnh chỉ được 60,36 điểm mặc dù tăng 2,41 điểm so với năm 2016 nhưng xét về thứ hạng, Hải Dương lại xấp 49/63 tỉnh thành cả nước. Năm 2018, tổng điểm PCI của tỉnh Hải Dương tăng không đáng kể chỉ thêm 0,62 điểm so với năm 2017 nhưng thứ hạng giảm trầm trọng xuống 06 bậc, đứng ở vị trí 59/63 tỉnh thành phố trên cả nước và xếp ở nhóm thấp. Vào năm 2019, Hải Dương đã ghi nhận được 63,85 điểm, tăng 2,87 điểm so với năm 2018; đồng thời thứ bậc cũng có cải thiện, đứng thứ 47/63 tỉnh, thành cả nước. Năm 2020, Hứng xếp ở nhóm trung bình và xếp hạng thứ 47/63 tỉnh thành trên cả nước với chỉ số PCI là 62,52 điểm.

Hình 2.4: Xếp hạng PCI theo thời gian của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020

(Nguồn: VCCI)

Như vậy, mặc dù tỉnh đã quyết tâm và nỗ lực trong việc xây dựng nền hình chính hiện đại, mơi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống nhưng chúng

57.95 60.36 60.98 63.85 62.52 36 49 55 47 47 2016 2017 2018 2019 2020 Điểm số Xếp hạng

35

vẫn chưa đạt được hiệu quả mong đợi. Bởi vậy mà chỉ số PCI của Hải Dương dù có sự tăng qua các năm nhưng thứ hạng thì thấp và khơng ổn định. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu? Chỉ số PCI được tính dựa trên các chỉ số thành phần là chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí khơng chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động của chính quyền tỉnh, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Bảng 2.5: So sánh PCI tỉnh Hải Dương với các tỉnh, thành ĐBSH (2017-2020)

Tỉnh Điểm số Thứ hạng 2017 2018 2019 2020 2017 2018 2019 2020 Bắc Ninh 64,36 64,5 70,79 66,74 17 15 4 10 Hà Nam 61,97 62,77 65,07 63,47 34 37 34 30 Hà Nội 64,74 65,40 68,80 66,93 13 9 9 9 Hưng Yên 59,09 60,66 63,60 62,23 56 58 55 53 Hải Dương 60,36 60,98 63,85 62,52 49 55 47 47 Hải Phòng 65,15 64,48 68,73 69,27 9 16 10 7 Nam Định 61,43 63,01 65,09 63,10 41 36 33 40 Ninh Bình 62,86 63,55 54,58 61,98 36 29 39 58 Quảng Ninh 70,69 70,36 73,40 75,09 1 1 1 1 Thái Bình 61,97 63,23 65,38 54,02 35 32 28 25 Vĩnh Phúc 64,90 64,55 66,75 63,84 12 13 17 29

(Nguồn: Theo số liệu báo cáo của VCCI từ năm 2017-2020)

Kết quả PCI giai đoạn 2017-2020 phản ánh sự ganh đua về điểm số và thứ hạng của các tỉnh thuộc ĐBSH. Trong đó, Hải Dương chưa đạt được kết quả cao, PCI của tỉnh Hải Dương giai đoạn này ln xếp vị trí thấp trong 11 tỉnh, thành khu vực ĐBSH. Tuy nhiên đến năm 2020, tỉnh Hải Dương đã tăng 01 hạng, xếp ở vị trí 9/11 tỉnh, thành khu vực ĐBSH. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do nhiều chỉ số thành phần bị giảm hạng so với các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSH.

Trong quá trình phát triển, Hải Dương luôn luôn quan tâm công tác đào tạo nghề, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao trình độ phát triển, sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế. Theo đó tỉnh áp dụng các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, cơ sở vật chất, hồ sơ, thủ tục... để các nhà đầu tư, các nhà trường đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo. Xã hội hóa cơng tác đào tạo nghề, nhất là tạo mối liên kết giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Huy động các nguồn vốn đầu tư cho dạy nghề, xây dựng quỹ hỗ trợ đào tạo nghề với sự đóng góp của doanh nghiệp...

Có thể thấy lực lượng lao động đã qua đào tạo của tỉnh Hải Dương qua các năm có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng mỗi năm trong khoảng từ 1-2% và tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo mặc dù giảm nhưng vẫn còn lớn. Năm 2017, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo là 77,46% và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 22,54%, trong đó có có 27% lao động nam và 17,75% lao động nữ đã qua đào tạo. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở thành thị là 35,66%, lớn hơn tỷ lệ đó ở nơng thơn là 14,8%. Vào năm 2018, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 23,80%, tăng 1,26% so với năm 2017, trong đó tỷ lệ lao động nam đã qua đào tạo chiếm 25,25% và nữ là 15,28%; ở thành thị có 38,60% lao động đã qua đào tạo và ở nông thôn là 28,28%.

Đến năm 2019, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đã giảm 1,76% và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã tăng lên 25,56% với 30,10% lao động nam đã qua đào tạo và 20,94% lao động nữ đã qua đào tạo; cùng trong năm này, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở thành thị là 41,75% và con số này ở nông thôn là 22,46%.

Năm 2020, ta có thể thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo tiếp tục giảm còn 73,65% và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở tỉnh Hải Dương tăng lên 26,35%; trong đó, tỷ lệ lao động nam đã qua đào tạo chiếm 31,56% và 21,13% tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo, đồng thời tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở thành thị cũng tăng lên 42,15%, gần gấp đôi tỷ lệ này ở nông thôn (23,36%).

37

phân theo giới tính và phân theo thành thị, nơng thơn

Năm

Tổng số (100%) Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Chưa qua đào tạo

Đã qua

đào tạo Nam Nữ

Thành thị Nông thôn 2017 77,46 22,54 27,30 17,75 35,66 20,86 2018 76,2 23,80 25,25 15,28 38,60 28,28 2019 74,44 25,56 30,10 20,94 41,75 22,46 2020 73,65 26,35 31,56 21,13 42,15 23,36

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2020)

Từ những số liệu trên, có thể đánh giá rằng chất lượng nguồn lao động ở Hải Dương đã được cải thiện khá nhanh trong các năm gần đây. Đây là một lợi thế lớn trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triển nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt với lực lượng nguồn lao động có trình độ có thể thu hút các nhà ĐTNN đầu tư nhiều hơn vào tỉnh.

2.2.4.3. Chất lượng cơ sở hạ tầng

(1) Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt - Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99km

Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44km, đây là đường giao thông chiến lược; vận chuyển tồn bộ hàng hố xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa.

Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh. Đoạn chạy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km.

Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, quy mô cấp I đồng bằng Quốc lộ 38 dài 14km là đường cấp III đồng bằng.

Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng Đường huyện có 352,4km và 1448km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.

- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.

Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngồi qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh

- Đường thuỷ: với 400km đường sông cho tàu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.

(2) Hệ thống điện: Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy nhiệt điện Phả Lại công

suất 1040 MW; hệ thống lưới điện khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định; trên địa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 kV tổng dung lượng 197 MVA và 11 trạm 35/10 kV, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Lưới điện 110, 35 kV đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.

Tỉnh cũng đã xây dựng được các trạm cấp nước sạch tập trung cung cấp cho các khu công nghiệp, thành phố Hải Dương và các trung tâm huyện và lớn nhất phải kể đến dự án cấp nước sạch Thành phố Hải Dương với công suất 20.000m3/ngày đêm.

Hiện nay, có nhiều dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng về giao thơng, điện, cấp thốt nước, thơng tin liên lạc và vệ sinh môi trường đã và đang được thực hiện tại Hải Dương. Trong tương lai nếu như hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp tốt hơn nữa, thêm vị trí giao thương thuận lợi, sẽ có nhiều dự án FDI đầu tư vào Hải Dương để có thế dựa vào tiềm năng của địa phương này phát triển kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hải dương (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)