Ký hiệu thông tin về mẫu búp chè nghiên cứu ở Phú Hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu biện pháp nâng cao khả năng tích lũy chất hữu cơ trong đất trồng chè ở phú hộ, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 69)

TT Ký hiệu mẫu Giống chè Tuổi chè

1 M1 Phúc Vân Tiên 10 2 M2 Phúc Vân Tiên 10 3 M3 Phúc Vân Tiên 10 4 M4 LDP1 12 5 M5 LDP1 12 6 M6 Kim Tuyên 4 7 M7 Kim Tuyên 4 8 M8 LDP1 5 9 M9 LDP1 5 10 M10 LDP1 3 2.3.3. Vật li và ư ố trí thí nghi m 2.3.3.1. Vật liệu thí nghiệm

Vật liệu hữu cơ

Vật liệu hữu cơ được sử dụng trong thí nghiệm là những vật liệu sẵn có và phong phú ở địa phương, bao gồm cây tế guột, cành lá chè đốn, cây lạc dại và phân hữu cơ vi sinh.

Tế guột là loài thực vật bậc thấp, dạng cây cỏ mọc nhiều ở vùng miền núi. Theo kinh nghiệm truyền thống của người dân vùng núi phía Bắc Việt Nam, tế guột thường khó phân hủy trong điều kiện mơi trường tự nhiên nên đã từ lâu được bà con nông dân sử dụng che tủ cho đất để phịng chống cỏ dại và xói mịn. Theo tìm hiểu người dân vùng trồng chè Tân Cương, Thái Nguyên đã dùng tế guột che tủ cho các đồi chè từ những năm 1970. Còn vùng trồng chè Phú Hộ cũng đã sử dụng trong vòng 20 năm gần đây. Mặc dù một số hiệu quả tích cực của loại vật liệu hữu cơ này đã được biết đến nhưng đến nay cũng chưa có những lý giải rõ hơn về tầm quan trọng của tế guột trong bảo vệ và cải tạo đất trồng chè.

Cành lá chè đốn sử dụng trong thí nghiệm che tủ đất chủ yếu là sản phẩm được đốn tại vườn chè 10 tuổi thuộc gò Hội Đồng trồng giống LDP1. Tổng sinh khối đốn tại thời điểm thí nghiệm trung bình khoảng 11 - 12 tấn/ha/năm.

Cây lạc dại (Arachis pintoi), đây là cây họ Đậu (Fabaceae) có nguồn gốc nhập nội, khả năng thích nghi được với các điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, được coi là cây đa tác dụng nên có thể trồng thuần dạng đồng cỏ hoặc trồng xen với các loại cỏ khác để cải tạo, bảo vệ đất trống đồi núi trọc, đồng thời có thể sử dụng sinh khối làm nguồn phân hữu cơ cho đất hoặc làm thức ăn cho gia súc. Đến nay, lạc dại được trồng rải rác ở một số khu công viên cây xanh, vườn cây ăn quả trong cả nước và được trồng nhiều ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè.

Phân hữu cơ vi sinh Sông Lô được Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa sản xuất theo hợp đồng liên kết giữa Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển Nông thôn Phú Thọ với Bộ mơn Vi sinh vật, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa.

Chi tiết về thành phần của các vật liệu hữu cơ được trình bày ở phụ lục 1.  Các loại chế phẩm vi sinh

- Chế phẩm EM là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Effective

Microorganisms” nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu. Đây là chế phẩm trộn lẫn một

nhóm các lồi vi sinh vật có ích, trong đó bao gồm vi khuẩn lactic, một số nấm men, xạ khuẩn, vi khuẩn phân giải chất hữu cơ, vi khuẩn chuyển hóa N, P, ...v.v.

- Chế phẩm EMUNIV do Công ty Cổ phần Vi sinh ứng dụng, Hội các Ngành Sinh học Việt Nam sản xuất được sử dụng làm phân bón hữu cơ vi sinh có tác dụng cải tạo đất, giúp cây chống chịu bệnh tốt hơn và cho giá thành thấp.

- Chế phẩm Compost Maker là sản phẩm có mật độ vi sinh vật cao, tận dụng để xử lý nhiều loại phế phụ phẩm (kể cả những loại khó phân hủy), sử dụng hiệu quả cho nhiều loại cây trồng, có khả năng phân giải xenlulo, sinh tổng hợp hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật và ức chế vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng, đặc biệt là các bệnh do nấm Fusarium, Aspergillus niger.

- Chế phẩm vi sinh vật chuyển hóa xenlulo có khả năng phân giải nhanh xenlulo được sản xuất tại Bộ môn Vi sinh vật, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa. Các chủng vi sinh vật trong chế phẩm là các chủng bản địa được phân lập và tuyển chọn từ đất trồng chè tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè.

2.3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm trong nhà lưới

Bố trí 5 thí nghiệm trong nhà lưới với 25 cơng thức thí nghiệm khác nhau, gồm 75 chậu thí nghiệm. Trong đó mỗi thí nghiệm có 1 cơng thức đối chứng và 4 cơng thức thí nghiệm, mỗi công thức đều được lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm nhà lưới được tiến hành trong chậu nhựa hình trụ trịn (cao 30 cm, đường kính đáy 20 cm, đường kính trên 25 cm), mỗi chậu chứa 5 kg đất khơ khơng khí (độ ẩm khoảng 10%), có bổ sung các vật liệu hữu cơ theo các tỷ lệ khác nhau đối với từng nội dung nghiên cứu. Các vật liệu hữu cơ được cắt nhỏ 2 - 3 cm sau đó được trộn đều vào đất hoặc che tủ trên mặt đất tùy theo mục đích của từng thí nghiệm. Mỗi chậu thí nghiệm được trồng 1 cây chè giống LDP1 (chè giâm cành, cao khoảng 20 cm) được lấy từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè. Duy trì độ ẩm đất 20 - 30% trong suốt thời gian thí nghiệm bằng thước đo ẩm kế.

Đất dùng trong thí nghiệm nhà lưới là đất feralit đỏ vàng phát triển trên gơnai được lấy ở sườn phía Tây của đồi Gò Mới thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè, hiện đang được phá đi để trồng chè mới. Đất ở đồi này có chất lượng xấu do chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi điều kiện khí hậu khắc nghiệt và bị suy thoái mạnh sau thời gian trồng chè lâu dài. Đất được lấy ở độ sâu 0 - 30 cm. Một số tính chất cơ bản của đất trước khi bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu biện pháp nâng cao khả năng tích lũy chất hữu cơ trong đất trồng chè ở phú hộ, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)