Hàm lượng chất hữu cơ trong đất được tủ lạc dại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu biện pháp nâng cao khả năng tích lũy chất hữu cơ trong đất trồng chè ở phú hộ, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 94)

Công thức Trước TN(a) 06 tháng 12 tháng 18 tháng(b) ∆OM = (b)-(a) TLD-1 1,75 1,56 ± 0,01 1,48 ± 0,03 1,45 ± 0,01 - 0,30 TLD-2 1,75 1,80 ± 0,03 1,82 ± 0,04 1,77 ± 0,03 + 0,02 TLD-3 1,75 1,83 ± 0,04 1,88 ± 0,05 1,79 ± 0,04 + 0,04 TLD-4 1,75 1,88 ± 0,03 1,94 ± 0,04 1,84 ± 0,02 + 0,09 TLD-5 1,75 1,99 ± 0,02 2,06 ± 0,03 1,93 ± 0,03 + 0,18 CV (%) 1,5 2,1 1,5 LSD0,05 0,049 0,071 0,049

Theo bảng 3.8, trong 6 tháng đầu, hàm lượng chất hữu cơ ở các công thức tủ lạc dại ở mức 0,5 - 2,0%, dao động 1,80% - 1,99%, tăng thêm 0,05 - 0,24% so với trước thí nghiệm và gấp 1,15 - 1,28 lần so với đất đối chứng là 1,56%. Như vậy hiệu quả tích lũy chỉ đạt 8 - 12% so với lượng lạc dại che tủ, thấp hơn nhiều so

với thí nghiệm vùi lạc dại đạt 29 - 36%. Từ thời điểm 6 - 12 tháng, mức độ tích lũy thêm chất hữu cơ tăng nhẹ từ 0,02 - 0,07%, sau đó giảm trung bình 0,05 - 0,13% ở thời điểm 18 tháng.

So với vùi lạc dại, hàm lượng chất hữu cơ ở các công thức che tủ lạc dại tăng chậm hơn và kéo dài đến 12 tháng (Hình 3.3). Kết quả này là do khi lạc dại được che tủ trên mặt đất, quá trình phân hủy diễn ra chậm hơn so với vùi trong đất. Lượng chất hữu cơ khi bổ sung thêm vào đất cũng diễn ra từ từ và kéo dài hơn.

Hình 3.3. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất dưới ảnh hưởng của tủ lạc dại

Sau 18 tháng, hàm lượng chất hữu cơ trong các mẫu nghiên cứu dao động 1,77% - 1,93%, gấp 1,22 - 1,33 lần so với đất đối chứng cùng thời điểm (1,45%). Trên hình 3.3 cho thấy chất hữu cơ giảm mạnh ở các cơng thức thí nghiệm. Ở thời điểm 18 tháng thí nghiệm hiệu quả tích lũy chất hữu cơ có trong đất chỉ là 1,14 - 10,29%, trong khi ở thí nghiệm vùi lạc dại hiệu quả đạt được là 9,71 - 30,86%. Nguyên nhân có thể do che tủ lạc dại trên bề mặt đất nên chất hữu cơ sẽ nhanh bị khống hóa đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. Bên cạnh đó vì ở trên bề mặt đất nên một số hợp chất hữu cơ được hình thành khó có thể liên kết với các hợp phần khoáng sét để tăng mức độ bền vững. Do đó, nếu ở điều kiện ngoài đồng ruộng chúng sẽ nhanh chóng bị xói mịn và mất đi theo dòng nước làm hạn chế đáng kể sự tích lũy chất hữu cơ trong đất.

1 1,2 1,4 1,6 1,8 2 2,2 Trước TN 6 12 18 TLD-1 TLD-2 TLD-3 TLD-4 TLD-5 OM (%) tháng

Như vậy, nghiên cứu việc che tủ lạc dại với lượng 0, 15, 30, 45, 60 tấn/ha đã cho kết quả tích lũy chất hữu cơ thấp hơn nhiều so với biện pháp vùi lạc dại vào đất. Hiệu quả tích lũy chất hữu cơ đất đạt được ở mức thấp.

3.2.4. Ả ưởng của vùi tế gu ế t h t ở thí nghi m à ưới 4 (TNNL-4)

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy ảnh hưởng của vùi tế guột đến tích lũy chất hữu cơ trong đất cũng có tương quan thuận với lượng vật chất hữu cơ tế guột được bổ sung vào đất và xu hướng tích lũy chất hữu cơ tăng dần theo các khoảng thời gian nghiên cứu. Do trong thân cây tế guột có chứa tinh dầu, tỷ lệ C/N của tế guột là 69,3 (cao hơn 2,46 lần so với lạc dại), tổng hàm lượng các polysacarit trong tế guột cũng cao hơn lạc dại 25,84% nên quá trình phân hủy chất hữu cơ trong tế guột diễn ra rất chậm (Bảng 1 và 2 trong Phụ lục 1). Chính vì vậy, chất hữu cơ được tích lũy ở thời điểm sau 6 tháng đầu thấp hơn nhiều so với vùi lạc dại.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu biện pháp nâng cao khả năng tích lũy chất hữu cơ trong đất trồng chè ở phú hộ, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)