Dung trọng đất thay đổi từ mức trung bình cao ở công thức đối chứng (dao động từ 1,35 đến 1,37 g/cm3
) xuống mức trung bình sau hai năm và mức thấp (thuận lợi cho cây trồng) sau bốn năm thí nghiệm. Dung trọng đã giảm từ 1,36
1 1,1 1,2 1,3 1,4 Trước TN 2 4 TGĐ-1 TGĐ-2 TGĐ-3 TGĐ-4 TGĐ-5 d u n g tr ọn g ( g/ cm 3 ) năm
g/cm3 ở đất trước thí nghiệm xuống 1,24 - 1,28 g/cm3 sau 2 năm che tủ (giảm trung bình 0,105 g/cm3) và xuống 1,17 - 1,23 g/cm3 sau 4 năm che tủ (giảm trung bình 0,17 g/cm3).
Sự cải thiện dung trọng có ý nghĩa quan trọng đối với tính chất đất, phản ánh những thay đổi về cấu trúc, độ xốp, khả năng cấp và thoát nước, phát triển hệ rễ cây chè cũng như đảm bảo không gian sống của khu hệ sinh vật đất. Mặc dù đất trồng chè luôn bị nén chặt bởi tác động cơ học thông qua hoạt động thu hái chè và bổ sung phân bón. Những sự thay đổi dung trọng sau thời gian thí nghiệm được coi là cơ sở khoa học để đánh giá những biến đổi về động thái đất theo hướng tốt lên, phản ánh rõ lợi thế của quản lý chất hữu cơ đất.
Ảnh hưởng đến độ chua của đất (pHKCl)
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của che tủ tế guột đến độ chua của đất được trình bày ở bảng 3.13 và hình 3.14 cho thấy độ chua đã có sự biến động khác nhau sau 2, 3 và 4 năm tủ tế guột so với đối chứng. Sự cải thiện độ chua được thể hiện rõ nhất sau 4 năm. Ở công thức đối chứng TGĐ-1, độ chua khơng có sự biến động nhiều so với thời điểm trước thí nghiệm. Sự giảm nhẹ độ chua của đất đối chứng có liên quan đến hoạt động sử dụng phân khoáng cũng như các q trình chuyển hóa sinh học, mức độ giảm nhẹ độ chua này khơng có ý nghĩa so sánh.