Sự biến đổi động thái dung trọng thể hiện rất rõ sau các khoảng thời gian thí nghiệm. Sở dĩ dung trọng giảm mạnh sau năm thí nghiệm thứ ba có liên quan đến mức sụt giảm mạnh hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Nguyên nhân, sau một năm cành lá chè đốn bị phân hủy nhanh làm giàu thêm chất hữu cơ thì đất ở trạng thái tơi xốp, đến năm thứ ba khi lượng chất hữu cơ bị khống hóa mạnh thì các hoạt động sinh học giảm theo sẽ làm giảm cả các gôm sinh học gắn kết giữa các cấu trúc vi đoàn lạp với nhau, đồng thời số lượng quần thể nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn cũng giảm xuống dẫn đến giảm sự liên kết của các đồn lạp lớn. Bên cạnh đó, do những tác động cơ học trên bề mặt đất trong hoạt động canh tác chè có thể đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự thay đổi thành phần, cấu trúc của lớp đất mặt, làm tăng dung trọng đất. 1 1,1 1,2 1,3 1,4 Trước TN 1 3 CLCĐ-1 CLCĐ-2 CLCĐ-3 CLCĐ-4 CLCĐ-5 năm du ng tr ọn g ( g/ cm 3 )
Ảnh hưởng đến độ chua của đất (pHKCl)
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của che tủ cành lá chè đốn được trình bày ở bảng 3.17 và hình 3.20 cho thấy độ chua tại cơng thức đối chứng (CLCĐ-1) che tủ cành lá chè đốn 30 tấn/ha khơng bổ sung chế phẩm vi sinh có xu hướng giảm đi ở thời điểm sau một và ba năm thí nghiệm. Sau một năm pHKCl của đất là 4,27 (tăng 1,08 lần), sau ba năm tăng lên 4,55 (tăng 1,15 lần) so với thời điểm trước thí nghiệm. Sau một năm, pHKCl của đất giảm có thể liên quan nhiều đến sự tăng độ ẩm và một phần các chất dinh dưỡng nhóm kim loại kiềm và kiềm thổ được giải phóng từ cành lá chè. Sau ba năm, độ chua giảm do có quan hệ chặt với mức độ khống hóa và tích lũy chất hữu cơ nhờ vai trị của nhóm vi sinh vật bản địa. Do cành lá chè đốn được phân hủy trong điều kiện tự nhiên khơng có sự tác động từ các chế phẩm sinh học nên ở điều kiện ẩm sát mặt đất đã tạo điều kiện tốt cho các q trình mùn hóa xảy ra. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử liên kết với các hợp phần khoáng sét, các chất tiết từ các enzym ngoại bào, các polysacarit có ý nghĩa quan trọng giúp nâng cao khả năng đệm của đất.