Hàm lượng chất hữu cơ trong đất được vùi lạc dại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu biện pháp nâng cao khả năng tích lũy chất hữu cơ trong đất trồng chè ở phú hộ, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 92)

Công thức Trước TN(a)

06 tháng 12 tháng 18 tháng(b) ∆OM = (b)-(a) VLD-1 1,75 1,56 ± 0,01 1,48 ± 0,03 1,45 ± 0,01 - 0,30 VLD-2 1,75 1,93 ± 0,01 1,95 ± 0,01 1,92 ± 0,02 + 0,17 VLD-3 1,75 2,04 ± 0,01 2,09 ± 0,01 2,05 ± 0,03 + 0,30 VLD-4 1,75 2,22 ± 0,02 2,28 ± 0,03 2,17 ± 0,02 + 0,42 VLD-5 1,75 2,37 ± 0,01 2,42 ± 0,02 2,29 ± 0,01 + 0,54 CV (%) 0,7 1,1 1,0 LSD0,05 0,024 0,040 0,037

Ở thời điểm 12 tháng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất gần như ổn định, chỉ tăng thêm 0,02 - 0,06% so với thời gian 6 tháng. Rõ ràng, do là loại cây họ Đậu có đặc điểm dễ bị phân hủy nên khi vùi vào đất, các tàn tích hữu cơ từ cây lạc dại nhanh chóng bị phân hủy bởi khu hệ sinh vật đất. Quá trình này xảy ra mạnh vào những tháng đầu tiên làm tăng nhanh hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Sau 12 tháng, lượng xác hữu cơ từ lạc dại cịn lại khơng nhiều, trong khi khơng được bổ sung thêm nên hàm lượng chất hữu cơ gần như khơng tăng thêm và có xu hướng ổn định đến tháng thứ 12 rồi giảm dần do kết quả q trình khống hóa chúng.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu Christiane Abreu de Oliveira và cộng sự (2003) về sự phân hủy các tàn dư cây lạc dại. Theo đó thời gian bán phân hủy trung bình của lạc dại trong mùa khô là 245 ngày, nhưng trong mùa mưa ẩm ướt thời gian chỉ là 80. Trong điều kiện thí nghiệm ln bảo đảm độ ẩm thích hợp cho đất nên q trình phân hủy diễn ra cũng nhanh hơn [59].

Hàm lượng chất hữu tích lũy trong đất sau 18 tháng vùi lạc dại ở mức 0,5 - 2% vào đất là 1,92 - 2,29%, tăng thêm tương ứng 0,17%, 0,30%, 0,42% và 0,54% và trong khi lại giảm mạnh ở công thức đối chứng VLD-1 chỉ còn 1,45% (giảm 0,30%) so với trước thí nghiệm (1,75%). Như vậy có thể kết luận rằng một phần chất hữu cơ sẵn có trong đất đã bị chuyển hóa rồi mất khỏi đất và lượng chất hữu cơ được tích lũy dần trong đất nhờ quá trình phân giải tàn dư lạc dại vùi vào đất.

Hình 3.2. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất dưới ảnh hưởng của vùi lạc dại

Một vấn đề cần quan tâm là hiệu quả tích lũy chất hữu cơ trong đất do kết quả bổ sung lạc dại. Sau 18 tháng thí nghiệm cho hiệu quả tích lũy chất hữu cơ trong đất là 9,71%, 17,14%, 24,00% và 30,86% tương ứng với các công thức vùi lạc dại 0,5%, 1,0%, 1,5% và 2,0%. Mặc dù hàm lượng OM trong đất tăng lên cùng với lượng lạc dại vùi tăng lên nhưng hiệu quả tích lũy chất hữu cơ trong đất có xu hướng giảm đi. Nguyên nhân là do thành phần của lạc dại có tỷ lệ protein cao, giàu chất khoáng và chất hữu cơ dễ phân hủy, tỷ lệ C/N ở mức trung bình (27,70) nên khi lạc dại được vùi vào đất sẽ nhanh chóng được chuyển hóa bởi các vi sinh

1 1,2 1,4 1,6 1,8 2 2,2 2,4 2,6 Trước TN 6 12 18 VLD-1 VLD-2 VLD-3 VLD-4 VLD-5 OM (%) tháng

vật, thúc đẩy q trình mùn hóa. Ở hàm lượng chất hữu cơ thấp, các phần tử mùn được hình thành sẽ liên kết với những hợp phần khoáng sét để tạo thành phức hệ hữu cơ-khống ổn định bền vững làm chậm q trình phân hủy chúng trong đất. Ở hàm lượng chất hữu cơ cao, các chất hữu cơ này sẽ tiếp tục bị phân hủy bởi các vi sinh vật đất và làm giảm sự tích lũy lại trong đất.

Như vậy trong thí nghiệm vùi lạc dại vào đất, sự gia tăng tích lũy chất hữu cơ chỉ diễn ra ở khoảng 12 tháng đầu tiên và đạt giá trị cao nhất ở thời điểm sau 6 tháng thí nghiệm, sau đó giảm đi và có giá trị thấp nhất ở thời điểm sau 18 tháng thí nghiệm. Vì vậy muốn duy trì ổn định hàm lượng chất hữu cơ trong đất thì cần thiết phải bổ sung lạc dại vào đất thường xuyên hàng năm. Lượng lạc dại nên bổ sung khoảng 0,5% (15 tấn/ha) hoặc 1% (30 tấn/ha) để đạt được hiệu quả tạo thành chất mùn cao hơn.

3.2.3. Ả ưởng của che tủ lạc dạ ế t h t ở thí nghi m nhà ưới 3 (TNNL-3)

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.8 cho thấy ảnh hưởng của che tủ lạc dại đến tích lũy chất hữu cơ trong đất thí nghiệm ở mức thấp, xảy ra chủ yếu ở thời gian 6 đến 12 tháng, sau đó giảm mạnh. Mặc dù hàm lượng chất hữu cơ tích lũy lại trong đất đều cao hơn đối chứng (không tủ lạc dại) nhưng thấp hơn nhiều so với thí nghiệm vùi lạc dại vào đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu biện pháp nâng cao khả năng tích lũy chất hữu cơ trong đất trồng chè ở phú hộ, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)