Công thức Trước TN(a) 06 tháng 12 tháng 18 tháng (b) ∆OM = (b)-(a) VTG-1 1,75 1,56 ± 0,01 1,48 ± 0,03 1,45 ± 0,01 - 0,30 VTG-2 1,75 1,77 ± 0,02 1,82 ± 0,03 1,93 ± 0,03 0,18 VTG-3 1,75 1,78 ± 0,03 1,85 ± 0,02 2,08 ± 0,03 0,33 VTG-4 1,75 1,81 ± 0,03 1,92 ± 0,02 2,24 ± 0,03 0,49 VTG-5 1,75 1,83 ± 0,02 1,95 ± 0,04 2,39 ± 0,04 0,64 CV (%) 1,3 1,6 1,5 LSD0,05 0,042 0,053 0,056
Hàm lượng chất hữu cơ sau 6 tháng vùi tế guột dao động 1,77 - 1,83% đều có sự tăng rất nhẹ trong khoảng 0,02 - 0,08% so với thời điểm trước thí nghiệm (1,75%) và cao hơn đối chứng ở cùng thời điểm từ 1,13 - 1,17 lần. Tuy nhiên căn cứ vào sự suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất đối chứng (giảm 0,19% so với đất trước thí nghiệm). Có thể khẳng định sự tích lũy chất hữu cơ đất ở giai đoạn này là kết quả của tế guột vùi vào đất bị phân giải.
Sau 12 tháng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất vùi tế guột có xu hướng tăng nhanh hơn so với trong 6 tháng đầu tiên. Hàm lượng chất hữu cơ dao động 1,82 - 1,95%, tăng thêm 0,05% ở mẫu VTG-2 đến 0,12% ở mẫu VTG-5 và gấp 1,23 - 1,32 lần so với mẫu đối chứng cùng thời điểm.
Sau 18 tháng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở tất cả các cơng thức có vùi tế guột vào đất đều tăng mạnh và có giá trị dao động 1,93% - 2,39%; tăng trung bình 0,11% - 0,44% tương ứng với công thức từ VTG-2 đến VTG-5. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất sau 18 tháng thí nghiệm đã tăng thêm 0,18%, 0,33%, 0,49% và 0,64% so với trước thí nghiệm, tương ứng với lượng vùi tế guột là 0,5%, 1%, 1,5% và 2%. Hiệu quả tích lũy chất hữu cơ khi vùi tế guột vào đất cao hơn thí nghiệm vùi lạc dại, dao động 10,29 - 36,57%, mức độ tích lũy tỷ lệ thuận với lượng tế guột vùi vào đất từ 0,5% đến 2,0%.
Hình 3.4. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất dưới ảnh hưởng của vùi tế guột
Xu hướng tích lũy chất hữu cơ trong thí nghiệm vùi tế guột có sự khác biệt so với ở đất vùi lạc dại. Ở các công thức có vùi tế guột, hàm lượng chất hữu cơ trong đất tăng thêm trong khoảng 12 tháng đầu tiên, sau đó có xu hướng tăng nhanh hơn ở thời điểm sau 12 tháng (Hình 3.4). Trong khi đó, ở các cơng thức vùi lạc dại hàm lượng chất hữu cơ lại tăng nhanh ở 6 tháng đầu tiên và cũng có xu hướng giảm đi sau 12 tháng (Hình 3.2). Nguyên nhân do lạc dại chứa nhiều các hợp chất hữu cơ dễ hoà tan, tỷ lệ C/N thấp, hàm lượng dinh dưỡng N, P, K thuận lợi cho vi sinh vật sử dụng nên nhanh chóng bị phân giải. Ngược lại, tế guột có hàm lượng xenlulo và linhin cao hơn, tỷ lệ C/N cao, hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng cũng thấp hơn nhiều so với lạc dại, do vậy làm chậm q trình chuyển hóa của vi sinh vật. 1 1,5 2 2,5 Trước TN 6 12 18 VTG-1 VTG-2 VTG-3 VTG-4 VTG-5 OM (%) tháng
3.2.5. Ản ưởng của che tủ tế gu ến t h t ở thí nghi m à ưới 5 (TNNL-5)
Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.10 cho thấy ảnh hưởng của che tủ tế guột đến tích lũy chất hữu cơ trong đất cũng có cùng xu hướng như vùi tế guột, đó là sự tích lũy chất hữu cơ tăng dần theo thời gian thí nghiệm. Tuy nhiên tổng lượng chất hữu cơ tích lũy được thấp hơn và tập trung chủ yếu ở thời gian sau 12 tháng. Qua thí nghiệm này đã chỉ rõ thêm được sự khác nhau rất xa giữa các hình thức bổ sung loại vật liệu hữu cơ vào đất đến sự tích lũy chất hữu cơ trong đất.