Ổn định của scFv tinh sạch

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biểu hiện gen mã hoá kháng thể kháng CD20 và thử nghiệm để phát hiện CD20 trong huyết thanh của bệnh nhân ung thư lympho không hodgkin (Trang 95 - 97)

1: protein sau cảm ứng IPTG

3.4.6. ổn định của scFv tinh sạch

Một số chất nhƣ EDTA, glycerol có khả năng bất hoạt một số enzyme nên có thể đƣợc sử dụng để bảo quản protein tái tổ hợp (kháng thể) [69]. Protein rất dễ bị thủy phân nên trong nghiên cứu này kháng thể scFv (protein tái tổ hợp) đƣợc bảo quản bằng cách đông khô trên máy ModulyoD (Thermor) trong 10 h. Sau đó đo hàm lƣợng protein trên máy Nanodrop ở các thời gian (1 ngày, 15 ngày, 30 ngày và 45 ngày) ở các nhiệt độ bảo quản (4oC, - 20oC, - 80oC) (Hình 3.27).

Hình 3.26. Hình ảnh Western blot của kháng thể scFv đặc hiệu CD20 M: thang protein chuẩn; 1-2: kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu CD20

Hàm lƣợng scFv đông khô sau 1 ngày kiểm tra còn nhiều ở các nhiệt độ bảo quản 4oC, -20oC, -80oC (tƣơng ứng 1,5; 1,52; 1,53 mg/ml) (Hình 3.27). Tuy nhiên, hàm lƣợng kháng thể giảm đi nhanh chóng sau 15, 30 ngày và đến 45 ngày gần nhƣ khơng cịn kháng thể ở các nhiệt độ 4oC, -20oC, -80oC (tƣơng ứng 0; 0; 0,02 mg/ml). Hàm lƣợng scFv giảm đi này có thể trong q trình bảo quản scFv bị phân hủy bởi một số protease. Qua thí nghiệm này cho thấy, scFv khơng ổn định ở các điều kiện bảo quản trên.

Mặc dù, scFv hạn chế tối đa hiện tƣợng HAMA và kích thƣớc nhỏ của scFv thuận lợi khi thâm nhập vào các mơ đích [74], [61]. Tuy nhiên, scFv lại có hạn chế nhƣ khả năng liên kết với kháng nguyên và tính nhạy yếu trong các phản ứng hóa miễn dịch (ELISA) [105]. scFv có gắn thêm phần cố định kháng thể Fc (CH1, CH2, CH3) đã khắc phục đƣợc hạn chế này, tăng độ bền của kháng thể và Fc có vai trị quan trọng trong việc giết chết tế bào trực tiếp thông qua cơ chế CDC, hoạt hóa tế bào miễn dịch, giết chết tế bào thông qua cơ chế ADCC và gây chết tế bào theo chƣơng trình [110].

Vì vậy, để tạo ra lƣợng lớn kháng thể kháng CD20 có hoạt tính và ổn định hơn scFv tạo ra trƣớc đó, thì gen mã hóa cho kháng thể kháng CD20 cần đƣợc thiết kế mới (antiCD20Fa) có thêm đoạn CH2 (scFv- CH2) và đƣợc gắn vào 3 vector biểu hiện (pET28a, pET30GB1; MBP).

Hình 3.27. Biểu đồ xác định hàm lƣợng kháng thể scFv

bảo quản ở các thời gian và nhiệt độ khác nhau

3.5. TẠO KHÁNG THỂ scFv-CH2 KHÁNG CD20

Mỗi phân tử kháng thể ở dạng đơn phân đƣợc cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptide bao gồm 2 chuỗi nhẹ (L - light) và 2 chuỗi nặng (H - heavy) giống nhau. Trên mỗi chuỗi nhẹ và chuỗi nặng đều có các vùng biến đổi (V – variable) và vùng hằng định (C – constant). Các chuỗi nặng chứa 3 hoặc 4 vùng hằng định, tùy theo lớp kháng thể CH1, CH2, CH3 và CH4. Vùng hằng định của chuỗi nặng khơng có vai trị nhận diện kháng nguyên, mà có các vị trí đóng vai trị là thụ thể để gắn với bổ thể. Thơng qua các vị trí này mà kháng thể phát huy các hoạt tính sinh học nên vùng hằng định đƣợc coi là vùng quyết định các hoạt tính sinh học của kháng thể [3], [4].

Vì vậy, để tăng độ bền và hoạt tính liên kết của kháng thể với kháng nguyên CD20, gen antiCD20Fa đƣợc thiết kế có chứa các trình tự mã hóa cho đoạn CH2

thuộc vùng hằng định và vùng biến đổi scFv của kháng thể kháng CD20.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biểu hiện gen mã hoá kháng thể kháng CD20 và thử nghiệm để phát hiện CD20 trong huyết thanh của bệnh nhân ung thư lympho không hodgkin (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)