3.1.1. Cơ hội trong hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế của Công ty
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế và mở cửa, số lượng hàng hóa ln chuyển khơng ngừng tăng lên , nhất là khi có sự ra đời của ngành thương mại điện tử đã góp phần khơng nhỏ cho việc ln chuyển hàng hóa đó.
Các hiệp định tự do thương mại giữa khu vực và các nước trên thế giới gia tăng
Số lượng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa các quốc gia ngày càng tăng lên trên tồn thế giới. Ví dụ như một số hiệp định tự do thương mại của Việt Nam đã ký kết với các nước như Việt Nam – Trung Quốc ( ACFTA), Việt Nam – Hàn Quốc (AKFTA),…và gần đây vào ngày 01/01/2022 hiệp định RCEP giữa Asean, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Astralia, New Zealand có hiệu lực. Những hiệp định này đã khuyến khích các nhà xuất nhập khẩu tăng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Từ đó sẽ giúp gia tăng hoạt động chuyển phát nhanh hàng hóa quốc tế.
Thương mại quốc tế phát triển
Tồn cầu hóa phát triển đã tạo nhiều cơ hội cho các nước phát triển như Việt Nam, giúp các nước mở rộng quan hệ thương mại từ đó giúp gia tăng các hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Do việc tìm kiếm các thương hiệu và sản phẩm ở nước ngoài của người tiêu dùng ngày càng tăng do sự đa dạng về mẫu mã, hình dáng và giá cả cạnh tranh. Điều này dẫn đến sự bùng nổ về xuất khẩu hàng hóa giúp thương mại quốc tế phát triển và làm tăng nhu cầu chuyển phát nhanh quốc tế.
Sự phát triển của Ngành thương mại điện tử
Hiện nay, vơi sự thâm nhập ngày càng tăng của internet cùng với việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng nhiều dẫn đến sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Cùng với đó, từ khi đại dịch Covid 19 bùng phát, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi; nhu cầu mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử ngày càng tăng cao cũng góp phần phát triển ngành thương mại điện tử. Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (Bộ Công Thương), với 53% dân số mua sắm trực tuyến, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18% vào năm 2020. Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020- 2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%.
Ngoài ra, theo chính phủ Việt Nam, số lượng người mua sắm trực tuyến trong nước dự kiến sẽ đạt khoảng 55% dân số với mức chi tiêu trung bình 600 đơ la mỗi năm vào năm 2025. Thương mại điện tử phát triển dẫn đến hoạt động chuyển phát nhanh cũng phát triển và càng ngày càng phổ biến.
Quy mô thị trường chuyển phát nhanh quốc tế
Quy mơ thị trường chuyển phát nhanh tồn cầu đạt giá trị 262,86 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến đạt 484,38 tỷ USD vào năm 2030, đạt tốc độ tăng trưởng là 6,4% từ năm 2021 đến năm 2030. Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhất Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng hơn 25%. Theo nghiên cứu thị trường gần đây của Technavio, thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) sẽ ghi nhận mức tăng trưởng chuyển phát nhanh quốc tế cao nhất từ năm 2020 – 2025, chiếm 42% thị phần tồn cầu. Trong đó một số nước quan trọng trong chuyển phát nhanh quốc tế tại thị trường này như Trung Quốc, Nhật Bản. Đây chính là thị trường chuyển phát nhanh quốc tế mà Công ty BlueLight đang hoạt động. Từ đây, ta thấy thị trường Trung Quốc và Nhật Bản chính là thị trường tiềm năng cho hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế của Công ty BlueLight.
3.1.2. Thách thức trong hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế của Cơng ty
Bên cạnh những cơ hội phát triển thì cịn có một số thách thức trong hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế như về cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động chuyển phát nhanh còn kém, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyển phát nhanh còn chưa được tốt.
Hiện nay, tỷ lệ chi phí dành cho hoạt động chuyển phát tại Việt Nam còn khá cao trong các giao dịch sản phẩm hữu hình của thương mại điện tử. Do hạn chế về cơ sở hạn tầng trong nước, nhân lực lao động và hệ thống công nghệ thông tin. Không chỉ vậy, cuộc chiến tranh Nga - Ukraine vẫn chưa kết thúc gây ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào như giá xăng dầu,…làm tăng chi phí chuyển phát nhanh quốc tế.
Mặt khác, người tiêu dùng vẫn chưa tin tưởng và còn e ngại về thời gian giao hàng khơng đúng cam kết, khó truy vết người bán hay khâu trả lại hàng còn nhiều phức tạp, dẫn đến giá mua hàng trực tuyến không thấp hơn nhiều so với mua hàng theo phương thức truyền thống.
Cùng với sự phát triển của sản thương mại điện tử và chuyển phát nhanh quốc tế phát triển, xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong và ngoài nước cũng tham gia vào thị trường tiềm năng này.
Ngoài ra, thời gian giao hàng cũng là thách thức trong lĩnh vực chuyển phát này. Do cơ sở hạ tầng giao thơng của Việt Nam cịn hạn chế làm gia tăng thời gian
giao hàng mà khách hàng chỉ mong muốn hàng hóa được giao càng nhanh càng tốt nhưng lại phải đảm bảo sự an toàn.
Một thách thức nữa trong chuyển phát nhanh quốc tế là những phong tục tập quán hay những chính sách của các thị trường chuyển phát nhanh quốc tế cũng gây thách thức cho hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế của BlueLight.
3.2. Định hướng phát triển lĩnh vực chuyển phát nhanh quốc tế của Công ty BlueLight trong giai đoạn 2022-2025
Để thúc đẩy hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế giai đoạn 2022-2025, Công ty BlueLight định hướng chiến lược hoạt động trong thời gian tới trên cơ sở phát triển tài nguyên, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư và mở rộng cơ hội hợp tác với các đối tác doanh nghiệp để cùng chia sẻ những cơ hội và thành công trong hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế.