Các tác động tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) và bảo vệ môi trường (Trang 76 - 83)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. NHU CẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ NHU CẦU NƢỚC SẠCH

3.1.3. Các tác động tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên

ở nhiều tỉnh, thành khác trên cả nƣớc. Tuy nhiên, để đáp ứng tiêu chuẩn cấp nƣớc của đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng, chỉ tiêu cấp nƣớc ở Thừa Thiên Huế cần phải đạt đƣợc tỷ lệ ít nhất là 90% dân số trên toàn tỉnh tiếp cận đƣợc với nƣớc cấp đô thị với tổng nhu cầu vào khoảng 501.608m3/ngày vào năm 2020. Đây quả là một thách thức không nhỏ cho HUEWACO để nâng tổng công suất 185.000m3/ngày hiện nay lên hơn 2,5 lần chỉ trong vòng 9 năm (2012 – 2020).

3.1.3. Các tác động tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên Huế Thiên Huế

3.1.3.1. Các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên

1) Dòng chảy tối thiểu1

Ở Thừa Thiên Huế, nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất nƣớc sạch đô thị đa phần đƣợc khai thác từ sơng Hƣơng. Với diện tích lƣu vực là 3.066 km2, chiếm hơn 60% diện tích tồn tỉnh, sơng Hƣơng có trữ lƣợng nƣớc dồi dào (đạt khoảng 6 tỷ m3/năm), có chất lƣợng nƣớc tốt và cung cấp khoảng 75% khối lƣợng nƣớc cho mọi hoạt động của đô thị Huế bao gồm cấp nƣớc sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông đƣờng thủy, du lịch, ... [13]. Tuy nhiên, sông Hƣơng cũng là nơi tiếp nhận các chất thải chƣa qua xử lý từ các hoạt động thƣờng nhật của thành phố Huế và chịu nhiều tác động của điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt nhƣ lũ lụt vào mùa mƣa và cạn kiệt vào mùa khô. Những động thái này đang gây ra nhiều tác động xấu đến sông Hƣơng và dễ làm cho nƣớc sông biến chuyển theo chiều hƣớng xấu đi cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng [8].

Một khi nhu cầu dùng nƣớc tăng cao, các nhà máy cấp nƣớc phải nâng công suất khai thác. Việc gia tăng hoạt động của các bơm thu nƣớc có thể tạo ra các dịng chảy ngầm gây nên hiện tƣợng thay đổi địa hình đáy sơng và xói lở bờ sơng. Ngồi ra, nƣớc ở đầu nguồn không kịp thời bổ sung và điều tiết, kết hợp với các hoạt động

1

Theo Luật Tài nguyên nƣớc (2012), đây là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dịng sơng hoặc đoạn sơng nhằm đảm bảo sự phát triển bình thƣờng của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm

khai thác cát sạn đang diễn ra trên sơng sẽ làm giảm dịng chảy, hạ thấp mực nƣớc sơng Hƣơng và gây ra nhiều tác động có hại lên các hệ sinh thái vùng cửa sông, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, ...

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tiến hành xây dựng một số hồ đập ở thƣợng nguồn sông Hƣơng nhằm phục vụ công tác phát điện và điều tiết dòng chảy. Tuy nhiên, cơng trình thủy lợi lớn nhất là hồ chứa nƣớc Tả Trạch dự kiến đến năm 2014 mới chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra, trong thời gian qua, các hồ chứa đã đi vào hoạt động chỉ tập trung cho công tác phát điện mà bỏ qua chức năng điều tiết dịng chảy tối thiểu. Điển hình là tình trạng cạn kiệt nƣớc đến mức trơ đáy của sông Bồ vào đầu năm 2010 do thủy điện Hƣơng Điền chặn dòng đột ngột để phát điện. Do vậy, việc các nhà máy cấp nƣớc khai thác một khối lƣợng nƣớc lớn trong mùa hè không chỉ ảnh hƣởng đến dòng chảy kiệt của các dòng sơng mà cịn gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý khi chƣa có quy trình vận hành liên hồ chứa để đảm bảo cấp đủ dòng chảy tối thiểu cho hạ du.

2) Chất thải gây ơ nhiễm

Thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung hiện chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung nên nƣớc thải công nghiệp và sinh hoạt chƣa qua xử lý đang đƣợc đổ thẳng ra các thủy vực. Tính trung bình, có khoảng 40.000m3

nƣớc thải từ hàng trăm cống thải lớn nhỏ trực tiếp đổ xuống sông Hƣơng hàng ngày [25]. Do vậy, việc gia tăng sử dụng nƣớc cấp đô thị sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm của các con sông nhƣ sông Hƣơng, Ngự Hà, Lợi Nông, Nhƣ Ý, ... Kết quả quan trắc của Ban Quản lý dự án sông Hƣơng trong giai đoạn từ tháng V đến cuối tháng IX năm 2008 cho thấy nguồn nƣớc của sông Nhƣ Ý và Đông Ba đã có dấu hiệu ơ nhiễm, đặc biệt là sơng Nhƣ Ý với các thông số phản ánh sự ô nhiễm chất hữu cơ (BOD5, COD) và chất dinh dƣỡng luôn dao động ở mức cao. Hầu hết các thông số này đều không đáp ứng đƣợc QCVN 08 – 2008/BTNMT đối với chất lƣợng nƣớc mặt loại A2; một số thông số vƣợt quá tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt loại B1.

Theo một nghiên cứu khác gần đây của Sở Khoa học & Công nghệ Thừa Thiên Huế về Điều tra, đánh giá chất lượng nước ở một số vùng trọng điểm thuộc

thành phố Huế và vùng phụ cận, một số khu vực của sông Hƣơng, nhất là nhánh

sơng Đơng Ba, đang có hiện tƣợng phú dƣỡng dẫn đến sự phát triển quá mức của tảo. Nƣớc sơng có hàm lƣợng chất hữu cơ và mật độ vi khuẩn gây bệnh tƣơng đối cao. Các đợt quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Hƣơng của Viện TN - MT và CNSH, ĐH Huế từ năm 2003 đến 2010 cho thấy thông số Coliform tại một số điểm khảo sát trong mùa khô cao hơn gấp 4 - 26 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT về chất lƣợng nƣớc mặt loại A2. Đáng chú ý là trong mùa khô năm 2011, thông số này tăng đột biến (lên đến 2.443.754 MPN/100ml), gấp khoảng 500 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT. Nồng độ ơxi hồ tan (DO) trong nƣớc thì lại có xu hƣớng giảm dần từ năm 2004 và ở mức thấp nhất vào năm 2011 [25] (xem Hình 3.2). Nếu xu hƣớng này tiếp tục tiếp diễn trong thời gian sắp đến, có khả năng nồng độ ơxy hịa tan của nƣớc sông Hƣơng sẽ không đạt chất lƣợng nƣớc mặt ở mức A2 dùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt. Đây cũng chính là những dấu hiệu cho thấy nƣớc sơng Hƣơng đang có một vài chuyển biến xấu về chất lƣợng.

7.1 6.5 7.0 6.9 6.9 6.4 6.4 6.1 6.0 5.6 4 5 6 7 8 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 mg/l

Hình 3.2. Biến thiên giá trị DO của sơng Hƣơng từ năm 2002 đến 2011

(Nguồn: Viện TN - MT và CNSH, ĐH Huế, 2011 [25])

Các quá trình xử lý nƣớc ở các nhà máy cấp nƣớc đô thị Thừa Thiên Huế cũng làm phát sinh một lƣợng nƣớc thải và bùn thải từ các quá trình thử tải, rửa lọc, thau rửa các bể, tách nƣớc từ bùn, … Lƣợng chất thải này không phát sinh liên tục, tuy nhiên nƣớc thải rửa lọc và nƣớc thải tách ra từ bùn (có chứa các lớp chất trên vỏ vật liệu lọc, bùn cặn, …) có mức độ nhiễm bẩn khá lớn. Ngồi ra, các nhà máy cấp nƣớc cịn sử dụng một lƣợng lớn hóa chất keo tụ (PAC) trong q trình xử lý nƣớc cấp để loại chất rắn lơ lửng. Trong mơi trƣờng, lƣợng hóa chất này sẽ gây ơ nhiễm các nguồn nƣớc và làm gia tăng nguy cơ tích tụ nhôm hydroxit trong đất gây ô nhiễm đất. Dựa trên các số liệu từ Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho xây

dựng và mở rộng nhà máy nước Quảng Tế II của Viện TN-MT và CNSH, ĐH Huế,

với sản lƣợng nƣớc sạch đô thị hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế vào khoảng 119.500m3/ngày thì tồng lƣợng bùn thải vào năm 2011 đƣợc ƣớc tính trung bình trong Bảng 3.4. nhƣ sau:

Bảng 3.4. Lƣợng bùn thải từ các nhà máy nƣớc của HUEWACO trong năm 2011

Thơng số Đơn vị Trung bình Max

Chất rắn lơ lửng Lƣợng PAC sử dụng mg/l mg/l 75 6,43 150 10,70 Lượng bùn thải bỏ - Tính theo ngày - Tính theo năm Tấn/ngày Tấn/năm 9,8 3.577 19,2 7.008

Mặc dù lƣợng bùn thải đƣợc công ty Mơi trƣờng và Cơng trình Đơ thị Huế thu gom, song một phần chất thải vẫn thoát ra môi trƣờng qua hệ thống tiêu thoát nƣớc của các nhà máy cấp nƣớc và chảy vào các kênh, mƣơng và sau đó chảy ra các khu vực xung quanh gây nhiều tác động xấu lên môi trƣờng. Về mùa khô, lƣợng bùn tích tụ sẽ xảy ra q trình phân hủy nhanh chóng tạo mùi hơi thối cho khu vực xung quanh. Về mùa mƣa, khi có mƣa lớn, lƣợng bùn sẽ thốt ra khỏi hồ chứa và mƣơng nƣớc rồi tràn vào các khu vực xung quanh gây ảnh hƣởng đến sinh hoạt đi lại của ngƣời dân.

Trƣớc thực trạng các nguồn nƣớc ngọt đang trở nên khan hiếm do biến đổi khí hậu cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng nƣớc thì các nguồn nƣớc ngầm sẽ đƣợc khai thác ngày một nhiều hơn nếu nguồn nƣớc cấp đô thị không đủ đáp ứng cho các nhu cầu dùng nƣớc. Việc khai thác nƣớc ngầm quá mức sẽ gây ra một số tác động xấu nhƣ làm hạ thấp mực nƣớc ngầm dẫn đến nhiễm mặn, ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm, gây sụt lún, xói lở đất, … Kết quả nghiên cứu của trƣờng ĐHKH Huế cho biết sự cố sụt lún bề mặt xảy ra bất ngờ vào ngày 13/12/2007 tại thôn Trung Thƣợng, xã Thủy Biều, thành phố Huế có liên quan đến sử dụng nƣớc ngầm tại khu vực này.

Theo một thống kê vào cuối năm 2008 của Trung tâm Nƣớc sạch và Vệ sinh Mơi trƣờng Nơng thơn Thừa Thiên Huế, tồn tỉnh hiện có tổng cộng 29.827 giếng khoan, 27.041 giếng đào. Khi nhu cầu sử dụng nƣớc và giá nƣớc tăng cao, ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp có xu hƣớng chuyển qua sử dụng nƣớc ngầm nhiều hơn nhằm tiết kiệm chi phí và chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt. Trong thời gian vừa qua, với lý do lƣợng nƣớc đô thị cấp cho khu công nghiệp không ổn định và không đủ sử dụng, một số doanh nghiệp ở khu cơng nghiệp Phú Bài đã cố tình khai thác nƣớc ngầm tại chỗ trái phép để phục vụ các nhu cầu về vệ sinh công nghiệp, làm mát thiết bị, …

Ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, do bị bao bọc bởi biển và hệ đầm phá nên nƣớc ngầm là nguồn cung cấp chủ yếu cho các hoạt động kinh tế - xã hội ở khu vực này. Gần đây, HUEWACO đã thành công trong việc đƣa nƣớc sạch vƣợt phá Tam Giang từ thị trấn Thuận An để cấp cho một số xã vùng ven biển Bắc Thuận An. Tuy nhiên, ở các xã chƣa tiếp cận đƣợc với nƣớc cấp đô thị, nƣớc ngầm ven biển vẫn tiếp tục đƣợc khai thác. Mặc dù tổng lƣợng khai thác khơng lớn nhƣng quy trình khai thác không phù hợp phần nào đã làm nhiễm bẩn và nhiễm mặn nƣớc ngầm trong vùng. Độ sâu các giếng khoan thƣờng từ 5 đến 18m, không phụ thuộc bề dày tầng chứa nƣớc và khoảng cách đến biên mặn đã làm tăng sự khuếch tán nƣớc mặn từ biển và đầm phá vào nƣớc ngầm ở một số nơi [12].

Phú Vang không uống đƣợc vì bị nhiễm mặn. Hoạt động khai thác nƣớc ngầm ở tầng sâu dùng cho rửa quặng Titan của cơng ty Khống sản Thừa Thiên Huế tại khu vực này đã phá vỡ tình trạng ổn định tƣơng đối giữa hệ tranh chấp khối nƣớc ngọt do mƣa và khối nƣớc mặn từ biển và đầm phá thấm vào. Hệ thống giếng khai thác nƣớc ngầm của cơng ty lại bố trí trong diện hẹp, lƣu lƣợng khai thác lớn, bán kính ảnh hƣởng của hệ thống lan đến biên mặn làm thay đổi chất lƣợng ngầm tại vùng khai thác theo hƣớng tăng độ mặn [12].

3.1.3.2. Các tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội

1) Chi phí đầu tư

Để đạt đƣợc mục tiêu 80% dân số trong tỉnh sẽ tiếp cận đƣợc với nƣớc cấp đô thị vào năm 2015 và 90% vào năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tƣ 450,302 tỷ đồng kể từ năm 2002 đến 2010. Từ năm 2002 đến 2009, công ty đã phải trả nợ gốc và lãi đối với khoản vốn vay ODA trên 5 triệu Euro cho dự án nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nƣớc giai đoạn 1996 – 2000 (ƣớc tính mỗi năm cơng ty phải trả hơn 10 tỷ đồng nợ gốc và lãi). Đến tháng 9 năm 2007, chênh lệch về tỷ giá ngoại tệ đã làm phát sinh trên 48 tỷ đồng [6].

Theo Quyết định 2214/QĐ-UBND, ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt dự án cấp nƣớc Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015, tổng mức đầu tƣ cho toàn dự án này vào khoảng 2.160 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triên châu Á là 1.687 tỷ đồng, còn lại là vốn trong nƣớc bao gồm vốn ngân sách và vốn vay của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn vốn hiện đang gặp nhiều trở ngại; cụ thể là số tiền vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến nay vẫn chƣa đƣợc tiếp cận trong khi nguồn vốn ngân sách lại đƣợc giải ngân rất chậm. Thực tế này đang làm ảnh hƣởng đến tiến độ thi cơng của một số cơng trình cấp nƣớc nông thôn nhƣ hệ thống cấp nƣớc thị trấn Phú Lộc và 5 xã phụ cận, nhà máy nƣớc Phong Điền, ...

2) Vấn đề công bằng trong cung cấp và sử dụng nước sạch

cận với nƣớc sạch. Nếu nhu cầu nƣớc cấp đô thị ở thành phố Huế và các khu đô thị khác tiếp tục tăng nhanh thì đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với Thừa Thiên Huế vì sẽ làm phân tán các nguồn lực để đầu tƣ hệ thống cấp nƣớc sạch cho các vùng sâu, vùng xa.

Ƣớc tính từ năm 2003 đến 2008, HUEWACO đã huy động đầu tƣ trên 60 tỷ đồng nhằm thực hiện chƣơng trình đầu tƣ nƣớc sạch về nơng thơn, nhờ vậy, tổng số hộ dùng nƣớc cấp đô thị ở vùng nông thôn đƣợc nâng lên 48.500 hộ. Giữa năm 2009, dự án đƣờng ống ngầm vƣợt phá Tam Giang cấp nƣớc sinh hoạt cho các xã phía đơng phá Tam Giang - Cầu Hai đã đƣợc hoàn thành giúp nâng số phƣờng/xã đƣợc tiếp cận với nƣớc cấp đô thị lên 105 trên tổng số 152, tƣơng ứng với khoảng 60% dân số trên toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2010-2011, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo HUEWACO xây dựng nhà máy nƣớc Hồ Truồi cung cấp nƣớc sạch cho thị trấn Phú Lộc và 5 xã phụ cận.

Nếu xét về mặt xã hội, việc đầu tƣ cấp nƣớc về nông thôn đã mang lại ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên, về khía cạnh kinh tế, do lƣợng nƣớc thất thốt lớn, lƣợng sử dụng lại ít trong khi tỷ suất đầu tƣ cao nên doanh thu từ khu vực nông thôn không hiệu quả để duy trì các hoạt động tái đầu tƣ. Vì vậy, nếu nhu cầu sử dụng nƣớc ở thành phố Huế đƣợc giảm xuống thông qua các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nƣớc cấp đơ thị, HUEWACO sẽ có thêm nhiều nguồn lực để phân bổ nƣớc cấp đô thị cho các khu vực vùng sâu vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhƣ vậy, những thông tin và số liệu trên đây đã giúp làm sáng tỏ sự cần thiết của việc áp dụng phƣơng thức quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế và giúp cho các cấp chính quyền ở địa phƣơng cũng nhƣ các thành phần khác trong xã hội nhận thức đƣợc rằng việc thực hiện phƣơng thức quản lý nhu cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng cần phải chung tay thực hiện. Trong nội dung tiếp theo, luận án sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thực hiện tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế để mọi đối tƣợng khách hàng dùng nƣớc đều tích cực hƣởng ứng một khi các giải pháp quản lý nhu cầu đƣợc áp dụng vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) và bảo vệ môi trường (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)