Lƣợng mƣa trung bình ở thành phố Huế trong 5 năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) và bảo vệ môi trường (Trang 119 - 120)

200 - 220 ngày/năm, vùng đồng bằng từ 150 – 170 ngày/năm [14]. Dãy Trƣờng Sơn khi đến Thừa Thiên Huế lại đột ngột rẽ nhánh ngang ra biển tạo thành một bức tƣờng vịng cung kéo dài từ A Lƣới - Nam Đơng đến Bạch Mã - Hải Vân. Khơng khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống bị bức tƣờng này chặn lại và tạo thành những đám mây hơi nƣớc dày đặc ở đây chính là nguyên nhân khiến cho vùng đất Cố đô hứng chịu một lƣợng mƣa rất lớn. Các số liệu trong Bảng 3.23 cho biết cụ thể về lƣợng mƣa ở thành phố Huế đo tại trạm thủy văn Kim Long trong thời gian qua.

Bảng 3.23. Lƣợng mƣa trung bình ở thành phố Huế trong 5 năm qua (ĐVT: mm) Năm Năm Tháng 2007 2008 2009 2010 2011 Bình quân I 255,3 118,2 256 111,5 361,2 220,44 II 3 84,6 24,1 12,7 14,3 27,74 III 100,4 80,2 86,8 89,3 167,4 104,82 IV 180,2 74,1 149 52,3 72,9 105,7 V 153,1 195,3 220,3 68,1 148,9 157,14 VI 16,8 24,1 106 139,3 87,9 74,82 VII 63,4 25,8 78,5 231,3 16 83 VIII 260,8 63,3 98 648,8 59,3 226,04 IX 306,5 478,7 1298,6 177,4 741,5 600,54 X 1543,8 1523,9 833,8 1129,9 1259,5 1258,18 XI 907 670,7 331,5 829,7 842,4 716,26 XII 603 510,1 334,5 107,5 709,5 452,92 Bình quân 4393,3 3849 3817,1 3597,8 4480,8 4027,6

Đặc tính mƣa nhiều của Thừa Thiên Huế đã tạo ra một lực cản khá lớn cho công việc sản xuất và kinh doanh ở đây. Tuy nhiên, trở ngại này cũng đặt ra một cơ (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tƣợng Thủy văn Thừa Thiên Huế, 2008-2012 [20])

hội khác cho địa bàn nghiên cứu; đó là việc sử dụng nguồn nƣớc mƣa. Việc làm thiết thực này vừa giúp tiết kiệm nƣớc sạch đô thị vừa làm giảm ngập lụt cục bộ do nƣớc mƣa ứ đọng; đồng thời giúp cho các đối tƣợng dùng nƣớc tránh bị động khi có sự cố cấp nƣớc đột ngột xảy ra. Nhƣ đã đề cập ở phần tổng quan nghiên cứu, việc khuyến khích khách hàng sử dụng nƣớc mƣa cũng là một giải pháp quan trọng trong quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị. Tuy nhiên, số hộ gia đình ở thành phố Huế hiện đang sử dụng nƣớc mƣa không nhiều (theo điều tra chỉ vào khoảng 21% ở các hộ nhà vƣờn và 7% ở các hộ khơng vƣờn); ngun do là bởi giá nƣớc vẫn cịn rẻ, các bể và bồn chứa nƣớc mƣa thƣờng chiếm diện tích đáng kể so với mặt bằng nhà phố và trên hết là do ngƣời dân chƣa thấy đƣợc các lợi ích khi sử dụng nƣớc mƣa.

Để tính tốn thời gian hồn vốn của việc sử dụng nƣớc mƣa, giá thành của các vật dụng chứa nƣớc thông dụng hiện nay ở thành phố Huế bao gồm bể xây bằng xi măng, bồn inox và bồn nhựa đã đƣợc điều tra. Tuy nhiên, do giá thành của bồn inox khá cao so với bồn nhựa và bể xây bằng xi măng nên thiết bị này đƣợc bỏ qua vì khơng khả thi về phƣơng diện kinh tế. Kết quả điều tra về mức giá bình quân trên thị trƣờng của bồn nhựa và bể xây bằng xi măng cộng với hệ thống đấu nối cho các mục đích sử dụng đƣợc biểu thị trong Bảng 3.24.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) và bảo vệ môi trường (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)