Giá bán nƣớc sạch của HUEWACO áp dụng kể từ ngày 1/3/2009

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) và bảo vệ môi trường (Trang 130)

Đối tƣợng sử dụng

nƣớc sạch

Giá đã có thuế VAT và chƣa có PNT (đ/m3

) PNT (đ/m

3

) Giá đã có thuế VAT và phí NT (đ/m3

)

Sinh hoạt dân cƣ 3.286 300 3.750

HC-SN 4.524 300 5.050

Sản xuất vật chất 5.381 300 5.950

KD-DV 7.333 300 8.000

Mức giá bình quân 5.688

(Nguồn: HUEWACO, 2010 [5])

Bảng 3.33. Giá bán nƣớc sạch của HUEWACO áp dụng kể từ ngày 1/6/2011 Đối tƣợng sử dụng

nƣớc sạch

Giá đã có thuế VAT (đ/m3 ) PNT và PDVMTR (đ/m3) Giá đã có thuế VAT và phí (đ/m3 )

Sinh hoạt dân cƣ 4.100 410 + 40 4.550

HC-SN 5.600 410 + 40 6.050

Sản xuất vật chất 6.800 410 + 40 7.250

KD-DV 8.850 410 + 40 9.300

Mức giá bình quân 6.788

(Nguồn: HUEWACO, 2011 [4])

Đồng thời với quy định về giá nƣớc mới trên đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã phê duyệt lộ trình điều chỉnh giá bán nƣớc sạch giai đoạn 2011 – 2017: cứ sau 2 năm, giá nƣớc sạch sẽ tăng bình quân 16% (xem Hình 3.15).

0 5 10 15 20 25 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2003 2006 2009 2011 2013 2015 2017

Mức giá nước bình quân (đồng) Mức tăng bình quân (%)

Theo nguyên tắc cân bằng giữa nhu cầu và đáp ứng đối với nƣớc sinh hoạt, chi phí về nƣớc sinh hoạt khơng nên vƣợt q 5% thu nhập hộ gia đình [39]. Kết quả điều tra của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHKH Huế (2009) về khả năng chi trả của ngƣời dân ở Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ chi trả cho nhu cầu nƣớc sạch so với nhóm thu nhập hộ gia đình trung bình ở mức 2,3% và nhóm thu nhập thấp ở mức 3,2% [21]. Căn cứ vào mức tăng bình quân GDP/đầu ngƣời của thành phố Huế trong những năm qua vào khoảng 18%/năm thì giá nƣớc hiện nay và lộ trình tăng giá nƣớc trong thời gian sắp đến là chấp nhận đƣợc. Ngoài ra, giá bán nƣớc sạch của HUEWACO cũng ở mức thấp hơn theo khung quy định của Bộ Tài chính (từ 3.000-12.000 đ/m3) và thấp hơn so với nhiều tỉnh, thành trong cả nƣớc. Hiện nay, 1m3 nƣớc sinh hoạt tại Quảng Trị có giá 4.800 đ; tại Quảng Bình: 5.000 đ; Quảng Ninh: từ 4.400 đ đến 7.200 đ, TP. HCM: từ 4.400 đ đến 10.500 đ, …

Theo Tuyên bố Dublin, một chính sách giá nƣớc hợp lý phải vừa ngăn chặn các đối tƣợng dùng nƣớc lãng phí vừa đảm bảo quyền lợi của ngƣời nghèo. Nhằm khắc phục hạn chế này ở tỉnh Thừa Thiên Huế khi giá nƣớc gia tăng trong thời gian qua, HUEWACO đã chủ động đƣa ra một số hỗ trợ nhƣ miễn phí 2m3/tháng cho các hộ nghèo (có sổ nghèo) và khơng thu phí thốt nƣớc ở các vùng nơng thơn.

Nhƣ vậy, từ những thay đổi về giá nƣớc, khung tính giá nƣớc và cơng tác hỗ trợ ngƣời nghèo trong thời gian qua, có thể thấy rằng chính sách giá nƣớc của HUEWACO đang có những chuyển biến theo hƣớng tích cực. Lộ trình tăng giá nƣớc đƣợc rút ngắn dần (trƣớc đây là 3 năm, từ 2009 là 2 năm). Việc tăng giá nƣớc và áp dụng thêm PNT và PDVMTR là một nỗ lực “tính đúng, tính đủ” nhằm đƣa các yếu tố ngoại ứng tiêu cực vào trong giá nƣớc. Tuy nhiên, để góp phần thúc đẩy việc thực hiện tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nƣớc sạch do công ty sản xuất, HUEWACO cần áp dụng lại cách tính giá nƣớc lũy tiến nhƣ trƣớc năm 2006. Cách tính giá nƣớc này tuy rắc rối hơn và tốn nhiều công sức hơn nhƣng sẽ giúp tạo ra một cơ chế dùng nƣớc công bằng và tạo động lực để tiết kiệm nƣớc sạch nhiều hơn.

3.3.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục nâng cao nhận thức

mặc dù các giải pháp kinh tế có vai trị quyết định đối với việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị, tuy nhiên công tác này cũng cần đƣợc hỗ trợ bởi các chƣơng trình dài hạn về giáo dục và nâng cao nhận thức cho các đối tƣợng dùng nƣớc. Ở nội dung tiếp theo, luận án sẽ phân tích và đánh giá khả năng áp dụng nhóm chính sách giáo dục nâng cao nhận thức cho thành phố Huế. Nhóm chính sách này bao gồm 4 giải pháp cụ thể đã đƣợc đề cập trong Khung liệt kê các giải pháp quản lý nhu cầu nước sạch đô thị (Xem Bảng 1.1).

a. Lồng ghép chương trình giáo dục về tiết kiệm nước trong trường học

Công tác tuyên truyền, giáo dục về tiết kiệm nƣớc cho học sinh và sinh viên hiện đang đƣợc HUEWACO thực hiện khá tốt. Trong thời gian qua, công ty đã tổ chức nhiều đợt tham quan học tập ở các nhà máy nƣớc, phát các tờ rơi cổ động tiết kiệm nƣớc ở các trƣờng học, tổ chức thi đố vui để học, thi vẽ tranh với chủ đề Nước

sạch là nguồn sống cho các em học sinh, sinh viên, ... Trong năm 2010, đã có hơn

700 học sinh và sinh viên đến tham quan học tập tại các nhà máy nƣớc của HUEWACO, hơn 1.000 học sinh và sinh viên tham dự cuộc thi tìm hiểu ”nƣớc và môi trƣờng” lần thứ 5, ... [4].

Tuy nhiên, việc lồng ghép các chƣơng trình giáo dục tiết kiệm nƣớc vào trong chƣơng trình giảng dạy của nhà trƣờng hiện vẫn chƣa đƣợc thành phố Huế thực hiện. Việc cần làm hiện nay là sự phối hợp giữa nhà trƣờng, Sở Giáo dục và HUEWACO để kết hợp tổ chức các buổi nói chuyện với học sinh về chủ đề tiết kiệm nƣớc sạch và tiết kiệm năng lƣợng điện; đồng thời bổ sung thêm một số nội dung giáo dục về tiết kiệm nói chung và tiết kiệm điện, nƣớc nói riêng vào trong mơn giáo dục cơng dân ở các trƣờng học. Theo khuyến nghị của Viện Giáo dục Tài nguyên Nƣớc UNESCO - IHP (2009a, 2009b) về công tác giáo dục bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, để gia tăng hiệu quả của các chƣơng trình, các cơng ty cấp nƣớc cần tổ chức các đợt bồi dƣỡng hoặc cung cấp tài liệu hƣớng dẫn cho giáo viên trƣớc khi tiến hành lồng ghép các chƣơng trình giáo dục ở trƣờng học.

trình giáo dục khơng thơi sẽ khơng đủ tạo ra sự thay đổi hành vi một cách bền vững. Các phƣơng thức giáo dục truyền thống chỉ dựa trên công tác truyền bá thông tin thƣờng sẽ không nắm bắt đƣợc các cản trở về thay đổi hành vi. Các tiếp cận xã hội sẽ đóng vai trị quan trọng giúp theo dõi và tìm hiểu những rào cản làm thay đổi hành vi, và sau đó tìm các biện pháp để khắc phục [50].

Trên địa bàn thành phố Huế, các hoạt động hƣớng đến cộng đồng để tuyên truyền và quảng bá các thông tin về nƣớc sạch hiện đang đƣợc HUEWACO thực hiện khá tốt với các hoạt động liên quan bao gồm:

- Cung cấp các thông tin về các hoạt động của công ty và tầm quan trọng của nƣớc sạch trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng, ví dụ nhƣ Chun mục nước sạch cho mọi người trên báo Thừa Thiên Huế;

- Phối hợp với Sở TN và MT và Phòng Giáo dục thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu Nước – nguồn sống của chúng ta nhằm tuyên truyền tầm quan trọng của

nƣớc sạch, nâng cao mối quan hệ với cộng đồng và khuyến khích mọi ngƣời tham gia bảo vệ nguồn nƣớc và hệ thống cấp nƣớc;

- Xuất bản các tập san thông tin khách hàng định kỳ, ...

Tuy nhiên, các chiến dịch vận động và tuyên truyền xã hội của HUEWACO hiện vẫn còn đƣợc tiến hành ở mức độ nhỏ, khơng thƣờng xun và ít gây đƣợc sự chú ý trên tồn thành phố. Thêm vào đó, các nội dung tun truyền về cơng tác tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch trong những hoạt động nhƣ thế này vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn. Do vậy, nếu những hoạt động thiết thực nhƣ đã đề cập trên đây đƣợc HUEWACO tiến hành thƣờng xuyên hơn, trên một quy mô và đối tƣợng rộng lớn hơn, đồng thời kết hợp với việc tuyên truyền hiệu quả kinh tế của các thiết bị tiết kiệm nƣớc, chắc chắn công ty sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi lớn về thói quen và ý thức tiết kiệm nƣớc sạch đô thị của mọi tầng lớp nhân dân.

c. Quảng bá các lợi ích về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị

Trong công tác giáo dục nâng cao nhận thức, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra hàng đầu là cần quảng bá cho khách hàng dùng nƣớc thấy rõ rằng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị là cách tiếp cận cần thiết và khơn ngoan giúp góp

phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nƣớc ngọt, bảo vệ mơi trƣờng và đóng góp cho cơng bằng xã hội. Tuy nhiên, công tác quảng bá này hiện nay hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện ở thành phố Huế. Theo khuyến nghị của Trung tâm POLIS, Canada, những lợi ích nổi bật của việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị phải nên bao gồm cả 3 vấn đề cơ bản của PTBV: môi trƣờng, kinh tế và xã hội (xem Bảng 3.34). Ngoài ra, các lợi ích về tiết kiệm điện năng gắn liền với tiết kiệm nƣớc cũng cần phải đƣợc làm rõ cho các nhóm đối tƣợng sử dụng nƣớc.

Bảng 3.34. Tóm tắt các lợi ích của tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị

Các lợi ích

Về môi trường

- Giảm bớt việc xây dựng các đập, hồ chứa nƣớc, giếng khoan, ... Những cơng trình này thƣờng phá huỷ các hệ sinh thái và gây ra nhiều tác động có hại lên mơi trƣờng tự nhiên và xã hội;

- Đảm bảo dịng chảy tối thiểu cho sơng suối, đất ngập nƣớc, ...

- Khai thác nƣớc ngầm quá mức sẽ gây sụt lún đất, nhiễm mặn và ô nhiễm các nguồn nƣớc ngầm;

- Giảm lƣợng hoá chất sử dụng trong các quá trình xử lý ở các nhà máy cấp thoát nƣớc, ...

Về kinh tế

- Tiết kiệm một khoản chi phí lớn dành cho việc mở rộng/xây dựng các hệ thống xử lý và cung cấp nƣớc đô thị;

- Giảm chi phí xử lý nƣớc thải;

- Tiết kiệm chi phí nƣớc máy cho các đối tƣợng sử dụng nƣớc, …

Về xã hội

- Nâng cao đạo đức, nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nƣớc ngọt, ...

- - Góp phần xây dựng một xã hội theo hƣớng giảm mức tiêu thụ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.

Các lĩnh vực khác

- Tiết kiệm năng lƣợng cho các trạm bơm, máy nƣớc nóng, ... - Chất lƣợng nƣớc cấp sẽ tốt hơn do lƣợng nƣớc cấp xử lý ít hơn, ... (Nguồn: Tổng hợp từ một số tài liệu của POLIS Project on Ecological Governance, Canada từ năm 2005 -2009 [43])

Việc tuyên truyền các lợi ích về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị nên đƣợc lồng ghép vào các chƣơng trình giáo dục về tiết kiệm nƣớc trong nhà trƣờng và các chiến dịch quảng bá và vận động xã hội về tiết kiệm nƣớc. Ngoài ra,

quyền của thành phố Huế để tìm kiếm sự ủng hộ và các cam kết về công tác quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị. Nội dung tuyên truyền cần phải bao gồm và nhấn mạnh đến các tác động tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã đƣợc đề cập trên đây. Tuy nhiên, nhiệm vụ quảng bá các lợi ích đến nhóm đối tƣợng chính quyền hiện vẫn cịn chƣa thống nhất về cách tiếp cận. Theo Viện Giáo dục Tài nguyên Nƣớc UNESCO-IHE (2009), việc cung cấp các tài liệu nhấn mạnh đến các lợi ích liên quan và các hội nghị, hội thảo, chuyên đề là những phƣơng thức mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho những ngƣời ra quyết định liên quan.

Đối với lĩnh vực sinh hoạt hộ gia đình, nhiều quốc gia biết đã tận dụng mặt sau của hóa đơn tiền nƣớc để tuyên truyền, vận động xã hội và quảng bá các lợi ích của cơng tác tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đơ thị nhằm giúp khách hàng có thêm động lực và quyết tâm thay đổi các hành vi và thay đổi các thiết bị dùng nƣớc theo hƣớng tiết kiệm. Nội dung tuyên truyền và quảng bá thƣờng là cụ thể và dễ hiểu để mọi đối tƣợng, cho dù là ngƣời lớn hay trẻ em, đều có thể dễ dàng lĩnh hội. Nếu áp dụng biện pháp đơn giản, HUEWACO và thành phố Huế sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian và kinh phí trong cơng tác giáo dục nâng cao nhận thức cho ngƣời dân thành phố; đồng thời, các nội dung cần quảng bá và tuyên truyền sẽ đƣợc phổ biến rộng rãi đến mọi đối tƣợng dùng nƣớc.

d. Phổ biến các hướng dẫn về tiết kiệm nước

Kết quả nghiên cứu về tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế cho thấy rõ tất cả các lĩnh vực sử dụng nƣớc ở thành phố Huế từ sinh hoạt thƣờng nhật của hộ gia đình cho đến sản xuất và KD - DV của các doanh nghiệp đều bộc lộ nhiều cơ hội tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị. Do vậy, việc phổ biến các hƣớng dẫn để các đối tƣợng dùng nƣớc áp dụng những cơ hội này là rất cần thiết. Tuy nhiên, công tác này hiện chƣa đƣợc HUEWACO thực hiện tốt. Cho đến nay, HUEWACO mới chỉ phổ biến các hƣớng dẫn bằng cách cho đăng tải trên trang web của công ty 15 cách tiết kiệm nước bao gồm các cách sử dụng

rửa xe, vệ sinh nhà cửa, ...

Thay vì tiếp tục duy trì một tiểu mục về 15 cách tiết kiệm nước trên website của công ty nhƣ hiện nay, HUEWACO nên xây dựng 1 website riêng nhằm phố biến thêm các kinh nghiệm tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch cho các nhóm đối tƣợng. Đổi với nhóm đói tƣợng sản xuất và KD – DV, việc đăng tải các trƣờng hợp điển hình về hiệu quả sử dụng nƣớc của một số doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc sẽ giúp cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh của thành phố Huế học hỏi thêm kinh nghiệm. Đối với nhóm đối tƣợng hộ gia đình, website nên phổ biến các biện pháp tiết kiệm nƣớc truyền thống nhƣ các cách tƣới vƣờn tiết kiệm nƣớc, các biện pháp thủ công giúp giảm lƣợng nƣớc xả của xí bệt, ... Ngồi ra, việc đăng tải trên website tài liệu 100 cách sử dụng nước mưa của Cục Bảo vệ Môi trƣờng sẽ giúp cho các đối tƣợng dùng nƣớc làm quen với nhiều công nghệ thu hồi nƣớc mƣa đơn giản và dễ áp dụng. Đồng thời với công việc này, HUEWACO cũng cần khuyến khích các đối tƣợng dùng nƣớc hiện nay ở thành phố Huế không nên đập bỏ các bể chứa nƣớc mƣa đang có và nên tận dụng các loại vật dụng rẻ tiền nhƣ chum, vại, ... để chứa nƣớc mƣa.

Theo Viện Giáo dục Tài nguyên Nƣớc UNESCO - IHE (2009), các hƣớng dẫn về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch phải nên bao gồm cả hƣớng dẫn về thay đổi thói quen và ý thức sử dụng nƣớc cá nhân lẫn thay đổi các thiết bị dùng nƣớc. Các kết quả nghiên cứu về tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế cho thấy việc mua sắm và sử dụng các thiết bị tiết kiệm nƣớc hiện có sẵn trên thị trƣờng thành phố Huế sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao vì các loại thiết bị này đều có thời gian hồn vốn ngắn (từ 1 đến 3 năm) so với các thiết bị không tiết kiệm: tay sen từ 1 đến 2 năm, xí bệt xả nƣớc từ 2 đến 3 năm, bộ phận tào bọt vòi rửa: dƣới 2,5 năm, máy giặt: 1,8 năm và hệ thống tƣới nhỏ giọt bằng đầu chiết dịch: 9 tháng. Do vậy, việc làm rõ và phổ biến tính khả thi về kinh tế của các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) và bảo vệ môi trường (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)