Nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên Huế trong 10 năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) và bảo vệ môi trường (Trang 65)

Năm Lƣợng nƣớc thƣơng phẩm (m3) Nƣớc phục vụ công cộng và thất thoát (m3)

Nhu cầu riêng của nhà máy xử lý nƣớc (m3) Tổng nhu cầu (m3) 2002 14.400.300 3.888.000 1.800.000 20.088.300 2003 16.000.100 4.320.000 2.000.000 22.320.100 2004 17.300.200 4.671.000 2.162.500 24.133.700 2005 18.200.400 4.914.000 2.311.000 25.425.400 2006 19.900.200 5.373.000 2.527.000 27.800.200 2007 21.700.100 5.859.000 2.756.000 30.315.100 2008 24.100.000 4.366.000 2.892.000 31.358.000 2009 27.044.200 4.869.000 3.246.000 35.155.200 2010 32.336.600 5.198.000 3.910.000 41.468.600 2011 33.586.800 5.373.888 4.030.416 42.991.104

Kể từ tháng 3/2009, HUEWACO đã áp dụng chính sách lắp đặt nƣớc miễn phí từ ống chính đến đồng hồ trong giới hạn 5m trên phạm vi toàn tỉnh (hiện nay là 10m) và miễn phí 2m3 đầu tiên cho hộ dân nghèo và cận nghèo. Do vậy, lƣợng khách hàng sử dụng nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên Huế gia tăng đột biến. Chỉ riêng trong năm 2011, khoảng 16.250 hộ dân đƣợc lắp đặt nƣớc miễn phí đã góp phần nâng tổng số khách hàng sử dụng nƣớc máy (đấu nối chính) ở Thừa Thiên Huế tăng lên đáng kể: từ 63.487 năm 2005 lên hơn gấp đôi (157.011) vào năm 2011 (xem Hình 3.1). Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều nƣớc trong mùa hè và trong các giờ cao điểm cùng với sự tăng cao lƣợng khách hàng dùng nƣớc đã làm cho khối lƣợng nƣớc cấp và áp lực nƣớc giảm, gây ra nhiều khó khăn cho cơng tác cấp nƣớc đơ thị.

Hình 3.1. Số lƣợng khách hàng sử dụng nƣớc của HUEWACO trong 10 năm qua

(Nguồn: HUEWACO, 2011 [4])

Số liệu điều tra ở Bảng 3.2 về sản lƣợng của HUEWACO trong các năm 2009, 2010 và 2011 cho thấy nhu cầu sử dụng nƣớc ở tất cả các nhóm đối tƣợng dùng nƣớc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đều có xu hƣớng tăng nhanh; cụ thể so với năm 2009, lƣợng nƣớc sinh hoạt của năm 2011 tăng 23,8%; HC – SN tăng gần 20%; sản xuất: 28,3% và KD – DV: 29,8%. Mức tiêu thụ nƣớc sạch đơ thị bình qn đầu ngƣời trên tồn tỉnh vào khoảng 84 lít/ngày vào năm 2009 và 103 lít/ngày vào

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 64517 75611 85302 95348 103305 120259 141001 160002 181000 197244 37419 45467 54036 63487 75590 88002 103003 112000 133900 157011

năm 2011 (tăng khoảng 23%).

Bảng 3.2. Lƣợng nƣớc cấp thƣơng phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm

qua (ĐVT: m3) Diễn giải 2009 % 2010 % 2011 % Tổng sản lƣợng 27.044.244 100 32.336.660 100 33.586.800 100 Sinh hoạt 20.782.071 76,8 24.795.050 76,7 25.727.489 76,6 HC - SN 2.297.924 8,5 2.631.225 8,1 2.754.118 8,2 Sản xuất 2.567.157 9,5 3.208.853 9,9 3.291.506 9,8 KD - DV 1.397.092 5,2 1.701.532 5,3 1.813.687 5,4

(Nguồn: Phòng Dịch vụ Khách hàng của HUEWACO, 2011 [16])

Trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhƣ ở thành phố Huế, nhóm sinh hoạt hộ gia đình ln là đối tƣợng dùng nƣớc nhiều nhất trong 4 nhóm khách hàng (chiếm tỷ lệ hơn 76% tổng sản lƣợng nƣớc thƣơng phẩm trong các năm 2009, 2010 và 2011). Riêng ở thành phố Huế, mặc dù tỷ lệ ngƣời dân sử dụng nƣớc cấp đơ thị ít thay đổi (theo báo cáo của HUEWACO là 99% trong cả 3 năm) và dân số của thành phố tăng không đáng kể trong vài năm qua (theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tỷ lệ gia tăng dân số chỉ vào khoảng từ 1 – 1,05%/năm) nhƣng tổng nhu cầu sử dụng nƣớc sinh hoạt gia tăng khá nhanh (tăng 12,9%).

Từ số liệu thống kê về sản lƣợng nƣớc sinh hoạt đô thị của thành phố Huế ở Bảng 3.3, tỷ lệ dân số tiếp cận đƣợc nƣớc sạch ở thành phố Huế (99%) và dân số trung bình của thành phố (năm 2009: 337.506 ngƣời, năm 2010: 338.994 ngƣời và năm 2011: 342.384 ngƣời), ta có thể tính tốn đƣợc lƣợng nƣớc sinh hoạt bình qn đầu ngƣời của ngƣời dân thành phố là 115 lít/ngày vào năm 2009 và 128 lít/ngày vào năm 2010 và 2011. Con số này có sự chênh lệch so với số liệu điều tra của Khoa Môi trƣờng, ĐHKH Huế đƣợc tiến hành vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011 trên địa bàn 10 phƣờng của thành phố Huế (khoảng 123 lít/ngày). Tuy nhiên, sự khác biệt này là điều dễ hiểu vì nhu cầu sử dụng nƣớc sinh hoạt trong tháng 12 và tháng 1 (vẫn cịn mƣa và lạnh) thƣờng ít hơn so với các tháng mùa hè.

Bảng 3.3. Lƣợng nƣớc cấp thƣơng phẩm ở thành phố Huế trong những năm qua (ĐVT: m3) Diễn giải 2009 % 2010 % 2011 % Tổng sản lƣợng 18.435.087 100 20.885.197 100 20.972.030 100 Sinh hoạt 14.166.209 76,8 15.889.807 76,2 15.999.287 76,3 HC - SN 1.929.119 10,5 2.201.735 10,5 2.168.578 10,3 Sản xuất 1.108.143 6,0 1.142.813 5,5 1.300.270 6,2 KD - DV 1.231.616 6,7 1.620.843 7,8 1.503.895 7,2 (Nguồn: Phòng Dịch vụ Khách hàng của HUEWACO, 2011 [16])

Với nguồn lực hiện nay, HUEWACO đang gặp một số khó khăn khi phải đáp ứng nhu cầu dùng nƣớc tăng cao, nhất là vào những tháng mùa hè khô hạn do các đợt nắng nóng bất thƣờng và trong các dịp diễn ra lễ hội Festival Huế. Đáng lƣu ‎‎ý hơn, khi cả tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong vài năm sắp tới, các nhu cầu nƣớc sạch đô thị chắc chắn sẽ tiếp tục tăng nhanh do sự mở rộng hệ thống đô thị và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

3.1.2. Dự báo nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên Huế vào năm 2020

3.1.2.1. Cơ sở khoa học của công tác dự báo

Trên thế giới, công tác dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc cấp đô thị là một nội dung cơ bản của chính sách quản l‎ý và quy hoạch các nguồn nƣớc, bao gồm cả công tác chuẩn bị kế hoạch đối phó với hạn hán và đánh giá các phƣơng án bảo tồn nguồn nƣớc ngọt. Trƣớc hết, cơng tác dự báo giúp tính tốn nhu cầu dùng nƣớc trong tƣơng lai để từ đó đánh giá khả năng đảm bảo nhu cầu của các nhà máy cấp nƣớc. Tiếp đó, chính quyền địa phƣơng sẽ xác định xem nên đầu tƣ xây dựng thêm các nhà máy mới hay nâng cao cơng suất các nhà máy hiện có, hoặc áp dụng các giải pháp quản lý nhu cầu để giảm nhu cầu nƣớc cấp đô thị. Do vậy, các dự báo về nhu cầu sử dụng nƣớc đơ thị có thể giúp ngăn ngừa những đầu tƣ khơng cần thiết và những sai sót

dùng nƣớc đơ thị đang ngày càng nhận đƣợc sự ủng hộ của các nhà quản lý và hoạch định chính sách nhằm hƣớng tồn thể cộng đồng đến một tƣơng lai bền vững hơn trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên nƣớc ngọt một cách hiệu quả.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang áp dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc cấp đô thị. Các phƣơng pháp thông dụng nhất có thể kể là: phƣơng pháp tính theo đầu ngƣời (per capita) dựa trên mức tiêu thụ nƣớc cá nhân, phƣơng pháp ngoại suy (extrapolation) giúp ƣớc lƣợng các giá trị chƣa biết từ các giá trị có sẵn, phƣơng pháp phân tích xu hƣớng (trend analysis) giúp dự báo theo xu thế, phƣơng pháp các thuật toán kinh tế (econo-metrics) sử dụng giá nƣớc và thu nhập nhƣ là các biến số để tính tốn nhu cầu dùng nƣớc, và phƣơng pháp mơ hình tổng hợp (integrated model) - là sự kết hợp giữa các phƣơng pháp vừa mới liệt kê. Việc lựa chọn các phƣơng pháp này phụ thuộc vào số lƣợng và chất lƣợng của các thơng tin có sẵn, kinh phí, năng lực của ngƣời dự báo và mục tiêu dự báo. Tuy nhiên, phƣơng pháp tính theo đầu ngƣời thƣờng đƣợc các nƣớc đang phát triển ƣu tiên áp dụng vì đơn giản và kinh phí thấp. Do vậy, luận án sử dụng phƣơng pháp này kết hợp với phƣơng pháp ngoại suy với các số liệu cập nhật về dân số, qui mô công nghiệp, KD - DV, ... để dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

Ở Việt Nam, nhằm xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành cấp nƣớc, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển đô thị của đất nƣớc, ngày 18 tháng 3 năm 1998, Chính phủ đã có Quyết định số 63/1998/QÐTTg phê duyệt Ðịnh hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020.

Trong đó, Chính phủ giao trách nhiệm cho các địa phƣơng lập chƣơng trình và quy hoạch cấp nƣớc đô thị phù hợp với định hƣớng phát triển cấp nƣớc đô thị đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt. Theo tinh thần này, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao cho Sở Xây Dựng Thừa Thiên Huế tiến hành lập quy hoạch hệ thống cấp nƣớc đô thị của tỉnh giai đoạn 2002-2010 và định hƣớng đến năm 2020. Một trong những nội dung chính của cơng tác quy hoạch này là dự báo nhu cầu dùng nƣớc đô thị của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Tuy nhiên, công tác dự báo này đƣợc luận án tiến

hành thực hiện lại bởi các nguyên do sau đây:

- Công tác dự báo nhu cầu nƣớc cấp đô thị ở Thừa Thiên Huế do Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế thực hiện cách đây gần 10 năm, dựa trên các số liệu hỗ trợ chƣa đƣợc cập nhật, nhất là các số liệu về dân số, phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch đô thị. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự điều chỉnh về dân số sau đợt Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009. Ngoài ra, các số liệu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị đến năm 2020 cũng đƣợc cập nhật;

- Dự báo nhu cầu nƣớc cấp đô thị trƣớc đây của tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên các định mức và tiêu chuẩn cấp nƣớc đƣợc ban hành kèm theo Quyết định 63/1998/QÐ-TTg. Tuy nhiên, các định mức và tiêu chuẩn này hiện đã đƣợc thay đổi và áp dụng theo Quyết định 1251/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020

và TCXDVN 33:2006/BXD;

- Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị đã tán thành phƣơng hƣớng sớm đƣa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng trƣớc năm 2015. Thành phố Thừa Thiên Huế trong tƣơng lai sẽ là một thành phố của di sản , đƣợc phát triển theo hƣớng thành phố của dịch vụ và du lịch , thành phố thân thiê ̣n với môi trƣờng với mật độ cây xanh đô thị phấn đấu đạt 15m2/ngƣời. Do vậy, các nhu cầu sử dụng nƣớc sẽ có sự thay đổi lớn trong vài năm sắp đến.

Theo Quyết định 1251/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 12 tháng 09 năm 2008 về Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và

phía Nam đến năm 2020, tiêu chuẩn cấp nƣớc và dự báo nhu cầu nƣớc đơ thị của 3

khu vực này (trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế) phải đƣợc căn cứ theo TCXDVN 33:2006/BXD thay vì QCXDVN01:2008/BXD. Theo tiêu chuẩn này, tổng lƣợng nƣớc sử dụng trung bình trong ngày cho hệ thống cấp nƣớc tập trung đƣợc xác định theo công thức:

q1N1f1 + q2N2f2+…  qiNifi

Trong đó:

- qi: Tiêu chuẩn cấp nƣớc sinh hoạt lấy theo TCXDVN 33:2006/BXD.

- Ni: Số dân tính tốn ứng với tiêu chuẩn cấp nƣớc qi.

- fi: Tỷ lệ dân đƣợc cấp nƣớc lấy theo TCXDVN 33:2006/BXD.

- D: Nƣớc phục vụ công cộng (Qcc), nƣớc cho khu công nghiệp (Qkcn), nƣớc cho công nghiệp và dịch vụ trong đô thị (Qcn-dv), nƣớc thất thoát (Qtt), nƣớc cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý (Qnm) nƣớc và nƣớc dự phòng (Qdp). Có thể khái qt cơng thức (1) bằng cơng thức đơn giản hơn nhƣ sau:

Q = Qsh + Qcc + Qcn + Qdl-dv + Qtt + Qnm + Qdp (2)

3.1.2.2. Dự báo nhu cầu nước sạch đô thị ở Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Theo TCXDVN 33:2006/BXD, lƣợng nƣớc sinh hoạt (Qsh) là cơ sở để dự báo tổng nhu cầu nƣớc cấp đến năm 2020 cho các tỉnh, thành (xem chi tiết cho từng loại nhu cầu sử dụng nƣớc sạch đô thị của tiêu chuẩn này ở Phụ lục 6). Nhằm tạo độ tin cậy cao cho cơng tác dự báo dựa trên phƣơng pháp tính theo đầu ngƣời, vấn đề quan trọng trƣớc tiên là phải dự báo dân số trong tƣơng lai. Theo nhƣ đã đề cập trong Chƣơng 2, để dự báo dân số, luận án sử dụng công thức sau:

P2020 = P2009 * (1+r)t

Với:

P2020 : dân số toàn tỉnh dự báo cho năm 2020;

P2009 : dân số toàn tỉnh theo số liệu điều tra thực tế của đợt Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009;

t : 11 năm; r : tỷ lệ gia tăng dân số của tỉnh: 1,15%.

Theo đó:

P2020 = 1.087.579 * (1+1,15%)11 = 1.233.348 ngƣời.

Theo Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc

lai sẽ là thành phố sinh thái, thành phố công viên với trung tâm - đô thị hạt nhân là thành phố Huế hiện nay. Chung quanh hạt nhân sẽ là các đô thị vệ tinh động lực nhƣ: thành phố Chân Mây - Lăng Cô; các thị xã Tứ Hạ - Phú Bài, Thuận An, Bình Điền,… Dân số thành thị trong phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung sẽ đƣợc nâng lên từ 36% hiện nay lên 65% (khoảng 801.676 ngƣời). Trong đó, khu vực nội thị thành phố Thừa Thiên Huế trong tƣơng lai có quy mơ dân số khoảng 475.000 ngƣời vào năm 2015 và 542.500 ngƣời vào năm 2020. Nhƣ vậy, vào năm 2020, Thừa Thiên Huế sẽ có tỷ lệ dân số thành thị - nơng thơn vào khoảng 65:35 với dân số ở đô thị hạt nhân vào khoảng 542.500 ngƣời; ở các đô thị vệ tinh vào khoảng 259.176 ngƣời; và ở nông thôn: 431.672 ngƣời.

1) Nước cho sinh hoạt (Qsh)

Theo TCXDVN 33:2006/BXD đối với đô thị loại I, đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế cần đạt đƣợc chỉ tiêu cấp nƣớc đô thị cho 100% dân số ở đô thị hạt nhân (thành phố Huế hiện nay) với tiêu chuẩn 200 lít/ngƣời/ngày; 95% dân số ở các đơ thị vệ tinh (đô thị loại II và loại III) với tiêu chuẩn 150 lít/ngƣời/ngày và 90% ngƣời dân ở nơng thơn với tiêu chuẩn 100 lít/ngƣời/ngày. Với các định mức nhƣ vậy, tổng nhu cầu nƣớc sinh hoạt ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 sẽ là:

- Nhu cầu nƣớc sinh hoạt cấp cho đơ thị hạt nhân:

200 lít/ngƣời/ngày * 542.500 ngƣời = 108.500.000 lít/ngày - Nhu cầu nƣớc sinh hoạt cấp cho các đô thị vệ tinh:

150 lít/ngƣời/ngày * 259.176 ngƣời * 95% = 36.932.580 lít/ngày - Nhu cầu nƣớc sinh hoạt cấp cho khu vực nơng thơn:

100 lít/ngƣời/ngày * 431.672 ngƣời * 90% = 38.850.480 lít/ngày

Như vậy, tổng nhu cầu nước đô thị cấp cho sinh hoạt trên toàn tỉnh sẽ là:

Qsh 2020 = (108.500.000 + 36.932.580 + 38.850.480) lít/ngày : 1000 = 183.743m3/ngày

Theo TCXDVN 33:2006/BXD, nhu cầu nƣớc dịch vụ công cộng (tƣới cây, rửa đƣờng, cứu hỏa, ...) đƣợc tính bằng 10% nhu cầu nƣớc sinh hoạt. Theo đó, tổng nhu cầu dùng nƣớc phục vụ công cộng ở Thừa Thiên Huế là:

Qcc 2020 = 10% * 183.743 m3/ngày = 18.374,3 m3/ngày

3) Nước cho khu công nghiệp (Qcn)

Theo mục 2.4 của TCXDVN 33:2006/BXD, tiêu chuẩn dùng nƣớc cho nhu cầu sản xuất công nghiệp phải đƣợc xác định trên cơ sở những tài liệu thiết kế đã có, hoặc so sánh với các điều kiện sản xuất tƣơng tự. Khi khơng có những số liệu cụ thể, có thể lấy trung bình 45 m3/ha/ngày đối với công nghiệp chế biến thực phẩm, giấy và dệt và 22 m3/ha/ngày đối với các ngành công nghiệp khác.

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến 2015 và định hướng đến

năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến năm 2020, trên địa bàn của tỉnh sẽ

hình thành 8 khu cơng nghiệp và khu cơng nghệ cao với tổng diện tích khoảng 8.000 ha. Cơ cấu phát triển công nghiệp của Thừa Thiên Huế sẽ bao gồm một số ngành tiêu thụ nhiều nƣớc nhƣ chế biến nông, lâm, thủy sản, giấy và dệt chiếm tỷ lệ vào khoảng 10%. Nhƣ vậy, nhu cầu dùng nƣớc bình qn ở các khu cơng nghiệp của Thừa Thiên Huế vào năm 2020 là vào khoảng 24m3/ha/ngày. Theo đó, nhu cầu nƣớc đơ thị cho các khu công nghiệp đến năm 2020 sẽ là:

Q kcn 2020 = 24m3/ha/ngày * 8.000 ha = 192.000 m3/ngày

4) Nước dùng cho công nghiệp - dịch vụ trong đô thị (Qcn-dv)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) và bảo vệ môi trường (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)