.Y học dân tợc và cây Gừng gió

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chiết tách và chuyển hóa zerumbone trong một số cây thuốc thuộc họ gừng (zingiberaceae) việt nam và khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư (Trang 31 - 33)

Cây Gừng gió từ lâu đã đƣợc sử dụng phổ biến làm gia vị truyền thống trong nhiều món ăn và đồ uống ở Châu Á, trong khi tinh dầu của nó đƣợc sử dụng làm nƣớc hoa. Bên cạnh việc sử dụng làm gia vị thì riêng phần củ đƣợc sử dụng trong nhiều bài thuốc dân tộc truyền thống để trị buồn nơn, chóng mặt, hen suyễn, say tàu xe, chán ăn, khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, bong gân, ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm xoang, đau nửa đầu, đau răng, tiểu đƣờng, viêm khớp, thấp khớp [83].

Hiện nay, dịch chiết từ củ Gừng gió đã đƣợc nghiên cứu và cho thấy nó có hoạt tính sinh học rất phong phú nhƣ kháng khuẩn, hạ sốt, chống co giật, kháng viêm, chống ơxy hố, trị đái đƣờng, kháng u, chống ung thƣ, chống đông máu, giảm cholesterol,…[83].

Gừng gió có vị đắng, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, tán huyết ứ, kích thích, bổ và lọc máu, đƣợc sử dụng làm thuốc trong y học dân tộc ở nhiều nƣớc

Trong y học dân gian của Việt Nam, nhân dân thƣờng dùng củ Gừng gió làm thuốc kích thích, bồi dƣỡng sức khỏe, tẩy độc và chữa viêm đau khớp. Sau đây là một số bài thuốc cổ truyền dùng Gừng gió của nhân dân ta [2,4]:

+ Chữa bệnh chóng mặt, nơn nao, muốn ngất xỉu và dùng cho phụ nữ sau khi

sinh: dùng củ thái mỏng, ngâm trong rƣợu 40-50o với liều 40-50 g tƣơi hay sấy khô

trong một chai 650 ml. Ngâm trong thời gian 15-20 ngày, gạn lấy rƣợu uống. Mỗi ngày dùng 2-3 ly nhỏ (mỗi ly 15-20 ml).

+ Chữa trúng gió lạnh, bị ngất, tay chân giá lạnh: củ Gừng gió 20-30 g đem giã nhỏ chế thêm rƣợu, vắt lấy nƣớc cốt uống, còn bã chƣng nóng xoa bóp khắp mình.

+ Chữa bị thƣơng ứ máu, sƣng tấy: dùng củ Gừng gió, Nghệ vàng, Nghệ đen mỗi vị 15 g đem giã nhỏ, chế thêm 1 chén giấm, vắt lấy nƣớc cốt uống rồi lấy bã chƣng nóng đắp vào chỗ đau.

+ Chữa trâu bò, voi và ngựa bị dịch mùa hè, mắt đỏ, ăn không nuốt đƣợc: củ Gừng gió, Cốt khí tím, Chỉ thiên, Sắn dây các vị bằng nhau, giã thật nhỏ, hòa với nƣớc uống.

Tại Inđơnêxia, củ Gừng gió đƣợc sử dụng làm thuốc kích thích đối với lớp màng niêm mạc dạ dày, ruột; làm thuốc chữa các bệnh đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lị, sỏi mật … hoặc đắp ngoài để chữa các vết thƣơng.

Ở Lào, Campuchia, ngƣời ta coi củ Gừng gió là dƣợc thảo có tác dụng tăng cƣờng thể lực, đƣợc dùng làm thuốc bổ dƣỡng, kích thích và làm thuốc lọc máu [14].

Ở Malaixia, củ Gừng gió đƣợc dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, chữa chân tay bị co quắp, chữa bệnh ngoài da và dùng cho phụ nữ sau khi sinh nở để phòng bệnh sản phụ và tránh bị nhiễm trùng [14].

Ở Brunei Darussalam, ngƣời dân dùng nƣớc sắc từ củ Gừng gió pha nƣớc tắm cho trẻ sơ sinh; dùng lá Gừng gió hơ nóng để chữa viêm đau khớp và giảm đau nhức do mụn nhọt. Còn ngƣời dân Philippin lại thƣờng dùng củ Gừng gió phơi khơ,

tán nhỏ thành bột làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy, dùng củ Gừng gió sắc làm thuốc uống chữa ho và đặc biệt là điều trị bệnh viêm thấp khớp [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chiết tách và chuyển hóa zerumbone trong một số cây thuốc thuộc họ gừng (zingiberaceae) việt nam và khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)