Trạm quan trắc môi trường khơng khí tự động cố định Đà Nẵn g-

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính biến động và nội ngoại suy theo thời gian ngày của CO và PM10 tại một số trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định ở việt nam (Trang 31)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Khái q tơ nhiễm mơi trường khơng khí xung quanh các trạm

1.3.1.2. Trạm quan trắc môi trường khơng khí tự động cố định Đà Nẵn g-

thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Trạm Đà Nẵng)

Trạm Đà Nẵng nằm trong lòng của phường Hịa Thuận Tây, phía Đơng giáp phường Hịa Thuận Đơng, phía Tây là khu vườn quan trắc, phía Nam có đường giao thông dẫn vào khu dân cư, tuy nhiên mật độ thưa thớt do là đường dẫn vào khu dân cư. Quanh khu vực trạm theo cảm quan khơng khí khá sạch các giá trị thơng số đo được của trạm cũng gần với giá trị của các trạm nền. Xung quanh trạm là khu quân đội nhân dân và các khu tập thể của công nhân viên chức, những năm trở lại đây do đời sống nâng cao nên đã hầu như không sử dụng bếp than.

Trạm Đà Nẵng được quyết định đưa vào mạng lưới trạm điều tra cơ bản của Trung tâm Mạng lưới khí tượng thuỷ văn và mơi trường - Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cùng trạm Láng - Hà Nội vào tháng 9 năm 2002. Trạm thực hiện quan trắc 24/24h có quan trắc viên trực 3 ca/ngày. Hiện tại, trạm có biên chế 8 người (gồm 4 kỹ sư và 4 trung cấp). Trạm có kinh độ: 108012’; vĩ độ: 16002’ và được đầu tư giống với trạm Láng - Hà Nội, có chế độ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng tương đương.

1.3.1.3. Trạm quan trắc mơi trường khơng khí tự động cố định Nhà Bè - thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Trạm Nhà Bè)

Trạm Nhà Bè có kinh độ: 106047’; vĩ độ: 10041’, bị kẹp giữa hai đường giao thông là đường Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Văn Tạo thuộc huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Cách khoảng 1,5km về phía Đơng Nam của Trạm là Khu cơng nghiệp Phước Hiệp. Gần khu vực trạm có 02 nhà máy xi măng đang hoạt động và Nhà máy nhiệt điện cung cấp điện cho Khu chế xuất Tân Thuận và khu Phú Mỹ Hưng. Trạm Nhà Bè cũng được đưa vào mạng lưới trạm điều tra cơ bản của Trung tâm Mạng lưới khí tượng thuỷ văn và mơi trường - Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia vào tháng 9 năm 2002. Trạm thực hiện quan trắc 24/24h, có quan trắc viên trực 3 ca/ngày. Hiện tại Trạm có biên chế 03 người (gồm 03 kỹ sư ).

1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí xung quanh khu vực trạm nghiên cứu

1.3.2.1. Đối với khu vực trạm Láng - thành phố Hà Nội

Theo số liệu của Tổng cục thống kê [42], TP. Hà Nội nằm ở hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với vị trí (trải dài từ 20053' đến 21023' vĩ độ Bắc và 105044' đến 106002' độ kinh Đông) với địa thế đẹp, thuận lợi, TP. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố và khoa học lớn và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Tổng diện tích tự nhiên là 3.324,92 km2; tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Địa hình TP. Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của TP. Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sơng khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gị đồi thấp, như gị Đống Đa, núi Nùng.

Khí hậu TP. Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh.

Mùa nóng bắt đầu từ giữa tháng 4 đến hết tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều nhưng khơ hạn vào tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3. Từ tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng 4 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng tháng 8 đến tháng 11 TP. Hà Nội có những ngày thu với tiết trời mát mẻ vào chiều tối và sẽ đón từ 2 đến 3 đợt khơng khí lạnh yếu tràn về. Tuy nhiên do chịu sự tác động mạnh mẽ của gió mùa nên thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa thường không đồng đều nhau giữa các năm, nên sự phân chia các tháng chỉ mang tính tương đối.

Nhiệt độ trung bình mùa đơng là 17,20C (lúc thấp xuống tới 2,70C). Trung bình mùa hạ là 29,20C (lúc cao nhất lên tới 43,70C). Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,20C, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800mm.

Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,80C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất là 2,70C do chịu ảnh hưởng của La Nina. Vào tháng 6 năm 2015 với việc bị ảnh hưởng bởi El Niño trên toàn thế giới, TP. Hà Nội phải hứng chịu đợt nóng kỉ lục trong 1 tuần (từ 1-6 đến 7- 6) với nhiệt độ lên tới 43,70C, là nhiệt độ kỷ lục ghi nhận trong lịch sử.

Với vị trí địa lý, địa hình, đặc trưng khí hậu thời tiết và hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, mơi trường khơng khí (sau đây viết tắt là MTKK) TP. Hà nội có diễn biến phức tạp và theo nhiều nghiên cứu đang ở mức báo động.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, mỗi năm TP. Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi, khói; 9.000 tấn khí SO2; 46.000 tấn khí CO2từ các cơ sở cơng nghiệp thải ra. Ngồi ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xác định như là một nguồn phát thải lớn. Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất lượng khơng khí (sau đây viết tắt là CLKK) ở khu vực ngoại thành Hà Nội chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2, NO2 và bụi lơ lửng (TSP), chỉ số chất lượng khơng khí AQI vẫn duy trì ở mức tương đối cao, điển hình như số ngày có AQI ở mức kém (AQI = 101 ÷ 200) giai đoạn từ 2010 - 2013 chiếm

tới 40 - 60% tổng số ngày quan trắc trong năm và có những ngày CLKK suy giảm đến ngưỡng xấu (AQI = 201 ÷ 300) và nguy hại (AQI>300).

Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, CLKK ở khu vực ngoại thành Hà Nội chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2, NO2và bụi lơ lửng (TSP), ngoại trừ tại các khu công nghiệp và các khu vực gần các tuyến đường giao thông liên tỉnh, đường cao tốc. Còn khu vực nội thành thì hầu hết tại các khu công nghiệp, tuyến giao thơng chính đều bị ơ nhiễm nhưng ở các mức độ khác nhau. Tại các tuyến giao thông, ô nhiễm TSP là chủ yếu với nồng độ đo được cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần. Những khu vực đang thi cơng các cơng trình xây dựng, giao thơng, đô thị mới,… nồng độ TSP đo được thường cao hơn 7 - 10 lần so với Tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ các khí SO2, NO2 trung bình hàng năm tăng khoảng từ 10 - 60%, nồng độ CO tại các trục giao thơng chính cao hơn từ 2,5 đến 4,4 lần so với Tiêu chuẩn cho phép [7].

+ Ô nhiễm bụi

Hiện nay, tình trạng ơ nhiễm MTKK do bụi trên địa bàn TP. Hà Nội đã được các nhà khoa học cảnh báo là đang ở mức “báo động đỏ”. Đối với Hà Nội, số liệu đo tại trạm quan trắc Nguyễn Văn Cừ từ 2010-2013 cho thấy tỷ lệ bụi có sự dao động theo quy luật và ô nhiễm thường tập trung vào các tháng có nhiệt độ thấp hoặc khơng khí khơ làm cản trở sự phát tán của các chất ô nhiễm ở tầng mặt.

Đây là trường hợp đo được ở TP. Hà Nội, khu vực có đặc trưng khí hậu cận nhiệt đới ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều (tháng 5-9) và mùa đơng lạnh, ít mưa (tháng 11-3). Đối với các khu công trường xây dựng, ô nhiễm bụi xung quanh các địa điểm xây dựng tương đối nghiêm trọng và duy trì ở ngưỡng cao với khoảng thời gian kéo dài tương ứng với thời kỳ tiến hành các hoạt động xây dựng. Số liệu quan trắc gần trục giao thông trong hai năm 2010 và 2011 ở TP. Hà Nội cao hơn hẳn các tỉnh thành còn lại và vượt QCVN 05:2013/BTNMT trung bình năm từ 2-3 lần, khơng chỉ vì mật độ phương tiện giao thơng lớn hơn mà cịn do ảnh hưởng từ hoạt động xây dựng. Điển hình như năm 2010 là thời điểm ở TP. Hà Nội đẩy mạnh các

hoạt động xây dựng để kịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vào cuối năm 2010.

Tại các khu dân cư, mức độ ô nhiễm bụi thấp hơn nhiều lần so với các trục giao thông và các công trường xây dựng. Đối với các khu dân cư nằm trong khu vực đô thị chịu ảnh hưởng của giao thông và phát triển về công nghiệp, mức độ ô nhiễm vẫn vượt nhiều lần ngưỡng cho phép QCVN.

Kết quả quan trắc về nồng độ bụi lơ lửng trên địa bàn TP. Hà Nội cho thấy: Ở các quận nội thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần. Trong đó, địa bàn quận Đống Đa, Long Biên có nồng độ bụi cao nhất 0,8 mg/m3, gấp 4 lần so với Tiêu chuẩn cho phép, tiếp đến là địa bàn Quận Tây Hồ, Hoàng Mai 0,78 mg/m3 [8]. Ngồi ra, các khu vực được coi là ơ nhiễm trọng điểm bụi trên địa bàn TP. Hà Nội được xác định gồm: đường Nam Thăng Long, đường Nguyễn Tam Trinh, Đường 32… gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với người dân khi qua lại những khu vực này. Trong 10 năm qua, bụi lơ lửng tại TP. Hà Nội do công nghiệp và thủ công nghiệp gây ra chiếm tới 67%, do đường phố bẩn chiếm khoảng 30% và còn lại là do các phương tiện giao thông thải ra [4]. Số liệu thống kê năm 1996 - 1997 thì ơ nhiễm TSP đã xảy ra trầm trọng ở khu cơng nghiệp Thượng Đình: Cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long, Bóng đèn - Phích nước Rạng Đơng với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1,7km và nồng độ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 4 lần; tại khu công nghiệp Minh Khai, Mai Động, Vĩnh Tuy với đường kính ơ nhiễm khoảng 2,5km, có nồng độ TSP cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần [5].

+ Nồng độ COx

Nhìn chung, MTKK ở tại các khu công nghiệp và một số khu dân cư TP. Hà Nội không bị ô nhiễm bởi CO. Các số liệu quan trắc từ năm 1996 - 2000 cho thấy trong hầu hết các mẫu đo, nồng độ CO đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, trên các tuyến giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm (7h30’- 8h30’) sáng và (16h30’ - 18h30’) chiều nồng độ CO cao hơn 2,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép, điển hình như tại các tuyến đường như: Nguyễn Trãi, Khương

Đình, Đường 32, Khâm Thiên,… [31] Tại các ngã tư, ngã năm vào giờ cao điểm nồng độ CO cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 3 lần.

Nguồn gốc phát sinh khí CO2 chủ yếu từ sử dụng nhiên liệu hoá thạch, oxy hố các hydrocarbon do phương tiện giao thơng gây ra. Nồng độ của CO2đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây từ năm 1997 lượng khí CO2phát thải từ các cơ sở công nghiệp là 29.000 tấn, nhưng đến năm 2005 thì đã tăng lên 46.000 [7]. Việc kiểm sốt và giảm thiểu ƠNKK từ các cơ sở cơng nghiệp cũ, các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ phân tán trong các khu dân cư của thành phố cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng ƠNKK đặc biệt là CO2. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn chưa có gì tiến triển do có nhiều ngun nhân: thiếu vốn, thiếu quỹ đất, thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể,… Nồng độ CO2 biến đổi trong ngày thì cũng tương đối theo quy luật, thường cao vào những giờ cao điểm.

+ Nồng độ SO2

Tại hầu hết các khu công nghiệp (sau đây viết tắt là KCN) tập trung ở khu vực Hà Nội, nồng độ SO2 dao động ở mức 0,05 - 0,11 mg/m3 thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép (0,3mg/m3). Tuy nhiên, tại một số khu công nghiệp nồng độ SO2 cao hơn tiêu chuẩn và có thời điểm lên tới 20 mg/m3. Trong khi đó, nồng độ SO2tại các nút giao thơng chính đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Theo tính tốn thì tổng lượng khí SO2 từ các nguồn thải ở TP. Hà Nội trong năm 1996 là hơn 7.000 tấn, nhưng đến năm 2003 đã tăng thêm 1.000 tấn, đến năm 2006 thì con số này là 9.000 tấn.

+ Nồng độ NO2

Kết quả quan trắc của Trung tâm kĩ thuật Môi Trường đô thị cho thấy nồng độ trung bình NO2tại các khu cơng nghiệp đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Ngồi ra thì số liệu của Trạm quan trắc này cho thấy từ năm 2000-2006, nồng độ khí NO2 tăng nhanh hơn, bình qn hàng năm khoảng 40% - 60% mặc dù sự biến đổi này không rõ ràng. Tuy nhiên ô nhiễm cục bộ vẫn xảy ra tại một số khu vực xung quanh các nguồn thải lớn như các cơ sở cơng nghiệp tiêu thụ nhiều nhiên liệu hố thạch. Nồng độ NO2tại các cơ sở này dao động trong khoảng 0,015 - 0,07 mg/m3nhỏ hơn

so với tiêu chuẩn cho phép [29]. Các khu cơng nghiệp cũ gần nội thành thường có nồng độ NO2cao hơn các khu công nghiệp mới xây dựng. Kết quả cho thấy nồng độ NO2 biến đổi tương đối nhỏ so với các chất khác. Nồng độ thì tương đối cao vào những tháng khô hạn và cũng giảm dần vào những tháng mùa mưa dao động trong khoảng từ 20 - 50 μg/m3.

1.3.2.2. Đối với khu vực trạm Đà Nẵng - thành phố Đà Nẵng

Theo số liệu của Tổng cục thống kê [42], TP. Đà Nẵng thuộc duyên hải miền Trung có tọa độ địa lý 15055’ đến 16013’ vĩ độ Bắc; 107049’ đến 108020’ kinh độ Đơng, phía Đơng giáp Biển Đơng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đà Nẵng cách Thủ đơ Hà Nội 764km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam. TP. Đà Nẵng cịn là trung điểm của 3 di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn và 1 di sản thiên nhiên thế giới là Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Với vị trí địa lý thuận lợi, TP. Đà Nẵng là trung tâm kết nối miền Bắc và miền Nam, là thành phố động lực, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ của miền Trung và Tây Nguyên.

Ở khu vực Đông Nam Á, TP. Đà Nẵng là một trong các thành phố có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị và xã hội. Khoảng cách từ TP. Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore (Singapore), Manila (Philipines) và nhiều thành phố khác từ 1.000 ÷ 2.000km. Nếu mở các tuyến bay trực tiếp từ TP. Đà Nẵng đi đến một trong các trung tâm này thì chỉ mất khoảng 2 ÷ 3 giờ.

Ngồi ra, Đà Nẵng đóng vai trị quan trọng trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, do TP. Đà Nẵng là cửa ra phía Biển Đơng của hành lang kinh tế Đông - Tây nối từ Mianma, Đông Bắc Thái Lan qua Lào đến Việt Nam.

Đà Nẵng là nơi có cả địa hình đồng bằng và đồi núi, vùng núi thường có độ dốc lớn là tập trung ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, trong khi đó, vùng đồng bằng

tập trung ở phía Đơng và Đơng Nam thành phố, chủ yếu là dạng đồng bằng hẹp nằm xen kẽ giữa các dãy núi hoặc ven biển, bị chia cắt bởi nhiều sơng suối.

Địa hình đồi núi chiếm một phần lớn diện tích của thành phố, độ cao khoảng từ 100 đến 1.500m, độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa BVMT sinh thái của thành phố.

Đồng bằng là vùng đất thấp ở phía Nam và dọc ven biển, là vùng tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính biến động và nội ngoại suy theo thời gian ngày của CO và PM10 tại một số trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định ở việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)