Thị biểu diễn hệ số biến động ICO theo mùa tại trạm Nhà Bè

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính biến động và nội ngoại suy theo thời gian ngày của CO và PM10 tại một số trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định ở việt nam (Trang 73 - 75)

Giá trị hệ số biến động của CO tại trạm Nhà Bè cho thấy khơng có sự cách biệt lớn giữa hai mùa. Tuy nhiên, thời điểm lúc 7h của hai mùa cho thấy có khoảng

là 95,27 % vào lúc 8h, giá trị thấp nhất là 72,45 % vào lúc 20h; mùa mưa có giá trị cực đại là 94,93 % vào lúc 24h, giá trị thấp nhất là 61,46 % vào lúc 21h.

Lý giải điều này là do trạm Nhà Bè bị kẹp giữa hai đường giao thông lớn là đường Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Văn Tạo. Cách khoảng 1,5km về phía Đơng Nam của Trạm là Khu cơng nghiệp Phước Hiệp, gần khu vực trạm có 02 nhà máy xi măng đang hoạt động. Cùng với đó là Nhà máy nhiệt điện cung cấp điện cho KCX Tân Thuận và khu Phú Mỹ Hưng, điều này cho thấy rõ nét ảnh hưởng của hoạt động dân sinh và công nghiệp lên chuỗi số liệu quan trắc được qua các năm. Đặc biệt khi xem xét chuỗi số liệu theo từng năm cho thấy năm 2008, đường biến trình của khí CO có hình dáng khác biệt, các giá trị cực đại không rơi vào các khoảng thông thường mà rơi vào 24h và cực tiểu lại rơi vào 13-14h. Kết quả này phù hợp với thực tiễn khảo sát hoạt động dân sinh, giao thông và công nghiệp khu vực lân cận trạm. Để tiết kiệm kinh phí vận hành các nhà máy xi măng hay nhà máy sản xuất phôi thép thường hoạt động tối đa công suất về đêm và thải ra một lượng khí CO lớn. Theo kết quả đo đạc, quan trắc của Cục Kiểm sốt hoạt động bảo vệ mơi trường và các cơ quan bảo vệ môi trường cho thấy, nhiều nhà máy xi măng có thơng số NOx và CO vượt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải cho phép (QCVN 23:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp sản xuất xi măng). Nhiều cơ sở sản xuất sử dụng lò hơi đốt dầu FO, đốt than và củi khơng có hệ thống xử lý hoặc vận hành không đúng quy trình đối với hệ thống xử lý cũng dẫn đến nguồn thải có thơng số CO vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép (QCVN 19:2009/BTNTM Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải cơng nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ).

3.1.2. Đặc trưng số của bụi PM10 tại các trạm nghiên cứu

3.1.2.1. Đặc trưng số của bụi PM10 tại trạm Láng

Do chuỗi số liệu quan trắc đối với bụi PM10 không liên tục, thiếu hụt và biến động nên sau khi lọc số liệu tác giả chỉ lựa chọn chuỗi số liệu của các năm 2007 và 2008 để tính tốn. Giá trị đặc trưng số theo mùa cho các năm nghiên cứu được thể

hiện trong hình từ 3.13 - 3.16, bảng giá trị cụ thể được trình bày trong Phụ lục số 01 của Luận án.

Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn biến trình ngày đêm theo mùa của PM10 tại trạm Láng

Nếu làm trơn các đường biến trình trong khoảng từ 1-9h thì các đường biến trình ngày đêm theo mùa của PM10 tại trạm Láng cho thấy, có 01 cực tiểu vào lúc 15h và 02 cực đại vào lúc 9h và 21h; đường mùa đông cao hơn các đường còn lại. Giá trị đạt cực đại vào mùa đông lúc 21h là 144,57 3

/m g  ; mùa hạ có giá trị cực đại lúc 9h tương ứng là 85,05 3 /m g  và cực tiểu vào lúc 14h là 51,33 3 /m g  ; vào mùa thu giá trị đạt cực đại vào lúc 21h tương ứng là 120,12 3

/m g

 ; vào mùa xuân giá trị đạt cực đại lúc 9h là 94,39 3

/m g

 , giá trị cực tiểu vào 4h là 63,56 3

/m g

 .

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính biến động và nội ngoại suy theo thời gian ngày của CO và PM10 tại một số trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định ở việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)