Đối với khu vực Trạm Đà Nẵn g thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính biến động và nội ngoại suy theo thời gian ngày của CO và PM10 tại một số trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định ở việt nam (Trang 37 - 42)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Khái q tơ nhiễm mơi trường khơng khí xung quanh các trạm

1.3.2.2. Đối với khu vực Trạm Đà Nẵn g thành phố Đà Nẵng

Theo số liệu của Tổng cục thống kê [42], TP. Đà Nẵng thuộc duyên hải miền Trung có tọa độ địa lý 15055’ đến 16013’ vĩ độ Bắc; 107049’ đến 108020’ kinh độ Đơng, phía Đơng giáp Biển Đơng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đà Nẵng cách Thủ đơ Hà Nội 764km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam. TP. Đà Nẵng cịn là trung điểm của 3 di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn và 1 di sản thiên nhiên thế giới là Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Với vị trí địa lý thuận lợi, TP. Đà Nẵng là trung tâm kết nối miền Bắc và miền Nam, là thành phố động lực, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ của miền Trung và Tây Nguyên.

Ở khu vực Đông Nam Á, TP. Đà Nẵng là một trong các thành phố có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị và xã hội. Khoảng cách từ TP. Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore (Singapore), Manila (Philipines) và nhiều thành phố khác từ 1.000 ÷ 2.000km. Nếu mở các tuyến bay trực tiếp từ TP. Đà Nẵng đi đến một trong các trung tâm này thì chỉ mất khoảng 2 ÷ 3 giờ.

Ngồi ra, Đà Nẵng đóng vai trị quan trọng trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, do TP. Đà Nẵng là cửa ra phía Biển Đơng của hành lang kinh tế Đông - Tây nối từ Mianma, Đông Bắc Thái Lan qua Lào đến Việt Nam.

Đà Nẵng là nơi có cả địa hình đồng bằng và đồi núi, vùng núi thường có độ dốc lớn là tập trung ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, trong khi đó, vùng đồng bằng

tập trung ở phía Đơng và Đơng Nam thành phố, chủ yếu là dạng đồng bằng hẹp nằm xen kẽ giữa các dãy núi hoặc ven biển, bị chia cắt bởi nhiều sơng suối.

Địa hình đồi núi chiếm một phần lớn diện tích của thành phố, độ cao khoảng từ 100 đến 1.500m, độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa BVMT sinh thái của thành phố.

Đồng bằng là vùng đất thấp ở phía Nam và dọc ven biển, là vùng tập trung nhiểu cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng.

Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của khu vực duyên hải miền Trung và là nơi đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khơ kéo dài từ tháng 1 - 7 và mùa mưa từ tháng 8 - 12 thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đơng nhưng khơng đậm và không kéo dài. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ, nhiều nhất là vào tháng 5 và 6, trung bình từ 234 - 277 giờ/tháng, ít nhất là vào tháng 11 và 12, trung bình từ 69 - 165 giờ/tháng. Các yếu tố trên kết hợp với đặc điểm địa hình làm cho TP. Đà Nẵng hội tụ đầy đủ các dạng thiên tai đặc trưng của khu vực (bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán…).

Nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn 2006-2008 có xu hướng giảm từ 26,30C xuống 25,50C, và tăng dần trong giai đoạn tiếp theo 2008-2012 (trừ năm 2011 thấp đột biến 25,20C). Đến năm 2012, nhiệt độ trung bình năm là 26,50C, độ ẩm trung bình năm là 79,9% thấp nhất trong giai đoạn 2006-2012 (thấp hơn từ 0,1 đến 2,4%), tổng lượng mưa trong năm này cũng thấp đột biến so với các năm trước (1696,1mm), thấp hơn giai đoạn 2006-2008 từ 1000-1500mm và thấp hơn giai đoạn 2009-2011 từ 600 đến 2000mm. Mưa tập trung từ cuối tháng 8 đến 11, chiếm 84,4% tổng lượng mưa cả năm, các tháng cịn lại lượng mưa rất ít, thậm chí tháng 3 khơng có mưa.

Theo báo cáo mơi trường quốc gia năm 2013 [3] và Báo cáo hiện trạng môi trường TP. Đà Nẵng 5 năm giai đoạn 2005 - 2010 [28]:

Trên địa bàn TP. Đà Nẵng có 7 vị trí quan trắc chất lượng MTKK tại khu vực dân cư và nút giao thông trong giai đoạn 2005 -2010.

Diễn biến ơ nhiễm khơng khí (sau đây viết tắt là ÔNKK) xung quanh tại các khu vực dân cư và nút giao thông trong 5 năm qua chủ yếu là ô nhiễm bụi và tiếng ồn, đặc biệt là các nút giao thông trọng điểm trong thành phố. Các chất ô nhiễm khác như: CO, NO2 và SO2 tại hầu hết các điểm quan trắc đều không vượt so với QCVN 05:2009/BTNMT.

+ Ô nhiễm bụi

Kết quả quan trắc chất lượng khơng khí tại các vị trí khu dân cư và nút giao thông cho thấy, ô nhiễm bụi diễn ra ở hầu hết các điểm quan trắc ngoại trừ vị trí chân đèo Hải Vân và khu vực bán đảo Sơn Trà. So với tiêu chuẩn cho phép hàm lượng bụi vượt từ 0,06 ÷ 3,67 lần.

Kết quả cũng cho thấy, tại 3 vị trí có hàm lượng bụi tăng dần trong 5 năm qua, đó là: ngã tư Ngơ Quyền - Phạm Văn Đồng, ngã ba Non Nước và khu vực trước nhà hát Trưng Vương, số lần vượt tiêu chuẩn dao động từ 0,06 ÷ 4,5 lần.

Ngược lại, ngã ba Huế, trước trường Phổ thông trung học Nguyễn Trãi nồng độ bụi giảm so với năm 2008, số lần vượt tiêu chuẩn là từ 0,01 ÷ 0,76 lần. Ngã ba Huế là nơi có lưu lượng giao thơng khá lớn, lưu lượng trung bình khoảng 11.692 chiếc/giờ.

Hàm lượng bụi tổng trung bình 5 năm tại hầu hết các điểm quan trắc dao động từ 0,13 ÷ 0,9 mg/lít, vượt ngưỡng QCVN 05:2009/BTNMT từ 0,2 ÷ 3 lần, ngoại trừ khu vực đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà (điểm quan trắc nền).

Lưu ý nhất là 3 vị trí: ngã ba Huế, ngã ba Non Nước và ngã tư Ngô Quyền - Phạm Văn Đồng.

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có 7 vị trí quan trắc chất lượng MTKK tại khu vực dân cư và nút giao thông trong giai đoạn 2005 - 2009.

Ngã ba Non Nước nằm ở phía Đơng thành phố, nơi diễn ra rất nhiều hoạt động trong thời gian qua: phát triển cơ sở hạ tầng, hoạt động làng nghề và hoạt động của các tuyến giao thông.

+ Diễn biến ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra liên tục tại 2 vị trí: ngã ba Huế và khu vực nhà hát Trưng Vương trong 5 năm qua. Về xu hướng, độ ồn tại 2 vị trí này có giảm so với năm 2008.

Độ ồn vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5949:1995 - âm học, mức ồn tối đa cho phép tại các vị trí quan trắc từ 0,5 ÷ 9,67 dBA.

Mức ồn trung bình 5 năm tại các nút giao thơng chính đã xấp xỉ với tiêu chuẩn cho phép (theo CTVN 5949:1995 - âm học), ngoại trừ khu vực đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà.

+ Môi trường khơng khí KCN và lân cận KCN

Năm 2008, tại các KCN trên địa bàn thành phố có 3 vị trí quan trắc chất lượng MTKK xung quanh bao gồm: KCN Đà Nẵng, Hòa Khánh và Liên Chiểu. Kết quả phân tích chất lượng khơng khí cho thấy:

Trừ KCN Đà Nẵng, 2 KCN cịn lại ơ nhiễm bụi trung bình từ 1,4 ÷ 2,7 lần trong 2 năm (2007 - 2008). Ngồi ra, ơ nhiễm bụi có xu hướng giảm ở KCN Hịa Khánh nhưng lại gia tăng ở KCN Liên Chiểu trong 2 năm gần đây. Tình trạng ơ nhiễm bụi tại các vị trí trên xảy ra chủ yếu là do hoạt động công nghiệp và giao thông trong KCN.

Nồng độ CO và SO2 có biên độ dao động khơng lớn từ 15 ÷ 19 mg/l tại KCN Hòa Khánh, dao động từ 1 ÷ 13 mg/l tại KCN Liên Chiểu nhưng đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Riêng KCN Liên Chiểu, là KCN nặng có nhiều loại hình sản xuất cơng nghiệp nặng, nên ngồi ơ nhiễm bụi nồng độ NO2 cũng khá cao trong năm 2008 là vượt giới hạn cho phép trung bình là 1,8 lần.

Bên ngồi KCN, hiện vẫn cịn một số khu vực ƠNKK cục bộ do hoạt động công nghiệp gây ra, như Công ty CP Cao su Đà Nẵng, Công ty TNHH IMPERIAL Vina Đà Nẵng, Công ty xi măng Cosevco 19…

+ Mơi trường khơng khí tại làng đá mỹ nghệ Non Nước:

Ơ nhiễm chính tại các cơ sở làng đá mỹ nghệ Non Nước là bụi, tiếng ồn và rung động. Kết quả quan trắc đo đạc tại 20 cơ sở chế biến đá cho thấy: có 13 cơ

sở có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Trong q trình sản xuất, ở cơng đoạn tạo phôi, người lao động sử dụng máy tiện, thiết bị cắt cầm tay, công đoạn này sinh ra rất nhiều bụi và các mảnh đá vụn văng bắn với tốc độ lớn.

Bụi sinh ra trong hoạt động chế tác đá là tác nhân chính gây ra ơ nhiễm môi trường và gây ra các bệnh về da, mắt, tiêu hóa, đường hơ hấp trên, bệnh bụi phổi…Tuy nhiên, bụi có thể gây bệnh cịn phụ thuộc vào kích thước hạt bụi, nồng độ bụi và thời gian tiếp xúc của người lao động với bụi.

Tại các cơ sở sản xuất đá cịn bị ơ nhiễm tiếng ồn. Kết quả quan trắc đo đạc tiếng ồn tại 18 cơ sở cho thấy tại khu vực sản xuất mức ồn có giá trị từ 85 - 110dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép (3733/2002 QĐ-BYT- Mức âm LAeq) trung bình tại nơi làm việc khơng vượt q 85dBA (thời gian làm việc 8 giờ/ngày). Ô nhiễm tiếng ồn trong sản xuất là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn trong môi trường lao động của Việt Nam là 85dBA. Tiếng ồn phát sinh trong các hộ sản xuất từ các máy mài, cưa và máy tiện sản phẩm đá.

Nhìn chung MTKK ở TP. Đà Nẵng cịn tương đối tốt. Các vị trí giao thơng chủ yếu được quan trắc trong 5 năm qua chưa có dấu hiệu ơ nhiễm CO, NO2 và SO2. Tuy nhiên, trừ vị trí đèo Hải Vân và khu vực bán đảo Sơn Trà, các vị trí cịn lại có xảy ra ô nhiễm bụi và tiếng ồn.

- Lân cận các khu thương mại, nút giao thông và lân cận các cơ sở công nghiệp, nồng độ bụi và ô nhiễm tiếng ồn tăng dần qua các năm cùng với sự gia tăng của các phương tiện giao thông vận tải.

- Trừ KCN Đà Nẵng, ô nhiễm bụi xảy ra ở 2 KCN Liên Chiểu và Hòa Khánh. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động công nghiệp và giao thông trong phạm vi KCN.

Ngồi ra, ơ nhiễm mùi hơi do hoạt động chế biến thủy sản trong KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng kéo dài ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương trong thời gian qua.

- Trong khu dân cư, cục bộ vài nơi có hoạt động cơng nghiệp nên xảy ra tình trạng ƠNKK đối với bụi, tiếng ồn và CO.

- Ở một số ngành công nghiệp nặng, như cao su, luyện thép… độ ồn trong môi trường lao động vượt tiêu chuẩn cho phép rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính biến động và nội ngoại suy theo thời gian ngày của CO và PM10 tại một số trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định ở việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)