Từ hình 3.16 cho thấy: Giá trị hệ số biến động lớn nhất lại rơi vào mùa hạ và giá trị thấp nhất theo thứ tự giảm dần (mùa thu, mùa xuân và mùa đơng). Vì hệ số biến động tỷ lệ thuận với độ lệch chuẩn và tỷ lệ nghịch với nồng độ trung bình. Trong khi đó, nồng độ trung bình của bụi PM10 lại chịu tác động của các yếu tố khí tượng và nguồn phát thải cục bộ đến điểm quan trắc. Nếu nhiệt độ và tốc độ gió càng lớn thì khả năng phát tán của bụi vào lớp bên trên lớp khơng khí sát đất càng lớn và nồng độ trung bình tại điểm quan trắc ở mặt đất càng nhỏ vào các thời điểm ban ngày của mùa hạ so với các mùa còn lại. Nên hệ số biến động có giá trị lớn nhất về mùa hạ so với các mùa khác.
3.1.2.2. Đặc trưng số của bụi PM10 tại trạm Đà Nẵng
Chuỗi số liệu quan trắc của bụi PM10 tại trạm Đà Nẵng cho thấy ổn định hơn so với hai trạm Láng và Nhà Bè, sau khi lọc số liệu tác giả sử dụng số liệu quan trắc từ năm 2004 đến năm 2007 để nghiên cứu. Giá trị đặc trưng số theo mùa của PM10 được thể hiện trong hình từ 3.17 - 3.20, bảng giá trị cụ thể được trình bày trong Phụ lục số 01 của luận án.
Hình 3.17. Đồ thị biểu diễn biến trình ngày đêm theo mùa của PM10 tại trạm Đà Nẵng
Đường biến trình ngày đêm theo mùa của PM10 tại Đà Nẵng qua các năm cho thấy có hình dáng khá tương đồng; giá trị đường mùa khô cao hơn đường mùa mưa. Điều này chứng tỏ rằng vào những thời điểm khơng có mưa đoạn đường cong biến
sự khác nhau. Các đường biểu diễn phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến động được trình bày ở hình 3.18, 3.19 và 3.20.