Thị biểu diễn hệ số biến động theo mùa của khí CO tại trạm Láng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính biến động và nội ngoại suy theo thời gian ngày của CO và PM10 tại một số trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định ở việt nam (Trang 67 - 69)

Hệ số biến động có hình dáng khác biệt giữa các mùa và cho thấy biên độ dao động mạnh vào mùa hạ, các cực đại của các mùa rơi vào nhiều thời điểm khác nhau: mùa xuân cực đại rơi vào lúc 21h là 79,00%, cực tiểu rơi vào lúc 1h có giá trị 13,92%; mùa hạ cực đại rơi vào lúc 24h là 70,39%, cực tiểu rơi vào lúc 1h có giá trị 11,16%; mùa thu cực đại rơi vào lúc 21h là 74,55%, cực tiểu rơi vào lúc 14h có giá trị 46,02%; mùa đơng cực đại rơi vào lúc 23h là 83,56%, cực tiểu rơi vào lúc 17h có giá trị 41,88%.

Trạm quan trắc mơi trường tự động cố định Láng nằm trên địa bàn phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gần với nút giao thông lớn là Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai - Huỳnh Thúc Kháng, phía Bắc trạm giáp với quận Ba Đình, phía Đơng giáp với quận Hai Bà Trưng và quận Hồn Kiếm, phía Nam tiếp giáp quận Thanh Xuân và phía Tây giáp quận Cầu Giấy. Vị trí trạm cho thấy trạm đều có thể bị ảnh hưởng bởi các chất ơ nhiễm từ các phía mà trực tiếp là nguồn giao thông với mật độ lớn diễn ra hàng ngày và khói, khí thải từ các xí

nghiệp lân cận, các khu cơng nghiệp nằm ở các phía theo gió đưa lại. Trạm nằm trên phố Pháo Đài Láng là phố có mật độ tập trung dân rất cao với các hoạt động dịch vụ đa dạng, đường phố xấu và bụi, nhiều nhà hàng ăn uống và gia đình có sử dụng bếp than tổ ong trong giai đoạn lấy số liệu nghiên cứu. Trong mùa Đơng, dưới tác dụng của khí áp cao và xốy nghịch khơng khí bị tù hãm, thường xảy ra nghịch nhiệt chất ơ nhiễm khó phát tán lên cao và ra xa. Về mùa Hạ, mặt đất bị đốt nóng, khơng khí cùng chất ơ nhiễm có khả năng phát tán lên cao và được rửa trôi theo mưa. Khi các chất ơ nhiễm phát ra cứ tích tụ lại trong phạm vi 150m đến 200m gần sát mặt đất thì hàm lượng của chúng tăng lên. Hiện tượng này thường xảy ra lúc tan tầm giao thơng và các lị đun nấu bắt đầu hoạt động, khiến ô nhiễm tăng cao. Thêm vào đó là bụi do xe ơ-tơ, xe máy đưa lên từ mặt đường đầy đất cát và khí thải tập trung do tắc nghẽn giao thơng ở các tuyến đường có mật độ lưu thơng cao. Vào mùa Đơng, những đợt có gió mùa Đơng Bắc, hiện tượng nghịch nhiệt do bức xạ về đêm có thể khiến các chất ơ nhiễm ở thời điểm này cao hơn ban ngày đến 2 - 3 lần. Hiện tượng này có thể kéo dài đến sáng sớm. Đó là do nhiệt độ lớp khơng khí cách mặt đất vài trăm mét tăng theo độ cao, khác với thông thường là nhiệt độ càng lên cao càng giảm.

Hiện tượng tích luỹ theo thời gian khi các phương tiện giao thông và các nguồn thải bắt đầu hoạt động, khí thải mang chất ơ nhiễm sẽ thốt ra tích luỹ dần và đạt cực đại vào một thời điểm nhất định. Theo nhiều nghiên cứu về đặc trưng của khí CO trên thế giới và trong nước cũng cho thấy rõ ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng lên sự biến động của chuỗi số liệu như: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, lượng mưa, sự tích lũy của các nguồn thải, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát tán và tích tụ chất ô nhiễm dẫn đến các trường hợp cực đại và cực tiểu trong ngày.

Đối với trạm Láng nhiệt độ cao nhất vào mùa hạ, giảm dần về mùa thu sau đó đến mùa xuân và thấp nhất vào mùa đơng; đối với độ ẩm thì lớn nhất vào mùa xuân, giảm dần về mùa hạ sau đó đến mùa thu và thấp nhất vào mùa đông. Nhiệt độ trong ngày thường đạt cực đại vào khoảng từ 13-17h và độ ẩm đạt cực tiểu vào thời điểm này, khi nhiệt độ cao, độ ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho chất ô nhiễm

khuếch tán lên cao và ra xa, dẫn đến giảm nồng độ, điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả tính tốn các đường biến trình ngày đêm của khí CO và bụi PM10 có các giá trị cực tiểu thường rơi vào khoảng thời gian này.

3.1.1.2. Đặc trưng số của khí CO tại trạm Đà Nẵng

Số liệu quan trắc thu thập từ trạm quan trắc môi trường tự động cố định Đà Nẵng - thành phố Đà Nẵng cho thấy trạm hoạt động không ổn định, số liệu bị mất trong một thời gian khá dài, từ số liệu thực tế nghiên cứu sinh đã lựa chọn được chuỗi số liệu của mùa mưa của các năm 2004 và 2007, mùa khô theo số liệu của các năm 2005 và 2008 để nghiên cứu. Kết quả tính tốn các đặc trưng số được biểu diễn trên các hình từ 3.5 - 3.8, giá trị tính tốn cụ thể được trình bày tại Phụ lục số 01 của Luận án.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính biến động và nội ngoại suy theo thời gian ngày của CO và PM10 tại một số trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định ở việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)