Xu thế sử dụng các công cụ trong cạnh tranh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ KINH DOANH GIẢI PHÁP MARKETING NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG THỊT GÀ ĐÔNG LẠNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX TP.HCM (Trang 25 - 26)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

1.4 Xu thế sử dụng các công cụ trong cạnh tranh

1.4.1 Sản phẩm.

Theo quan điểm Marketing sản phẩm vừa là cái đã có vừa là cái tiếp tục phát

sinh trong trạng thái biến đôỉ không những của nhu cầu, tập quán, thị hiếu, thói

quen mua hàng. Sản phẩm gồm hai yếu tố chính (vật chất và phi vật chất). Sản phẩm theo quan điểm Marketing là sản phẩm cho người mua, cho người sử dụng.

Sự chuyển hoá thay thế và phát triển nhu cầu của người mua hết sức đa dạng và

phong phú. Sản phẩm là công cụ quan trọng để tiếp cận và khai thác thị trường.

1.4.2 Giá cả

Chính sách giá đối với sản phẩm của doanh nghiệp là việc quyết định mức giá

ban hành cho người tiêu dùng khâu trung gian hay đến khâu cuối cùng. Chính sách

giá khơng nên quyết định một cách cố định khi sản phẩm được tung ra thị trường

mà nên được xem xét lại trong suốt vòng đời của sản phẩm, theo thay đổi về mục

tiêu của doanh nghiệp, sự vận động của giá và chi phí của doanh nghiệp tùy thuộc một phần vào chính sách giá của đối thủ cạnh tranh. Giá là một trong những vũ khí lợi hại của cạnh tranh là công cụ để tiếp cận và khai thác thị trường. Cường độ cạnh tranh và sự biến đổi cầu sẽ làm cho mức giá thường giảm và chi phí cho hoạt động xúc tiến càng cao.

1.4.3 Phân phối.

Phân phối trong Marketing là quyết định đưa hàng hoá tới các kênh phân phối, thực hiện việc tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu thị trường để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến khách hàng cuối cùng nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Một

chính sách phân phối hợp lý sẽ làm quá trình kinh doanh an toàn tăng cường khả năng cạnh tranh và gợi mở nhu cầu.

1.4.4 Giao tiếp và khuếch trương.

Hiệu quả của quá trình kinh doanh tăng lên rõ rệt khi thực hiện các biện pháp giao tiếp và khuếch trương mặc dù các doanh nghiệp cũng phải bỏ ra một lượng chi phí lớn cho công việc này. Giao tiếp khuếch trương làm cho quá trình bán hàng dễ hơn, việc đưa hàng hố vào kênh phân phối thuận lợi hơn, giao tiếp khuếch trương

bao gồm: Quảng cáo, Xúc tiến bán hàng, Các hoạt động yểm trợ.

Các công ty sản xuất kinh doanh sử dụng các cơng cụ của mình thay đổi theo

Khóa luận Tốt Nghiệp 2011 17 các công cụ cạnh tranh chủ yếu dựa vào công cụ P2(giá), ngày nay các công cụ cạnh tranh được vận dụng một cách linh hoạt khả biến.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ KINH DOANH GIẢI PHÁP MARKETING NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG THỊT GÀ ĐÔNG LẠNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX TP.HCM (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)