1.2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
a. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc thi hành chế độ công hữu
xa hội chủ nghĩa về đất đai gồm 2 loại: đất đô thị thuộc sở hữu nhà nước và đất nông thôn, ngoại thành, ngoại thị thuộc sở hữu tập thể. Hiến pháp (lần sửa
đổi mới nhất năm 2005) quy định: Quốc gia do sự cần thiết vì lợi ích cơng cộng, có thể căn cứ vào pháp luật mà trưng thu hay trưng dụng đất đai và trả bồi thường. Theo các nhà làm luật, trưng thu là biện pháp áp dụng đối với đất thuộc sở hữu tập thể do phải chuyển quyền sở hữu tập thể sang sở hữu nhà nước, cịn trưng dụng thì áp dụng đối với đất thuộc sở hữu nhà nước vì chỉ thay đổi mục đích sử dụng đất.
Luật Đất đai của Trung Quốc ra đời năm 1986 (đa qua nhiều lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1988, 1998 và 2004) quy định mọi đơn vị và cá nhân khi có nhu cầu đất đai để xây dựng cần căn cứ theo pháp luật để xin sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước trừ trường hợp xây dựng xí nghiệp, nhà ở nơng thơn, kết cấu hạ tầng và cơng ích ở cơ sở. Nếu được Nhà nước chấp nhận thì sẽ tiến hành trưng dụng đất thuộc sở hữu nhà nước để cung ứng cho mục đích sử dụng (trong một số trường hợp còn gọi là thu hồi quyền sử dụng đất), nếu khơng có hoặc khơng đủ loại đất này thì sẽ trưng thu đất thuộc sở hữu tập thể và chuyển đổi thành đất thuộc sở hữu nhà nước.
Trong vấn đề thu hồi đất, Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ đất canh tác, đặc biệt là "đất ruộng cơ bản" đa được chính quyền xác định dùng để sản xuất lương thực, bơng, rau hay đa có những cơng trình thuỷ lợi tốt trên đó. Luật cịn quy định cụ thể đất ruộng cơ bản phải chiếm từ 80% trở lên đất canh tác của mỗi tỉnh. Cấm không được dùng đất canh tác để xây lò gạch, mồ mả hay tự ý xây nhà, đào xới nhằm khai thác cát, đá, quặng,... Việc trưng thu đất ruộng cơ bản, đất canh tác vượt quá 35 ha và đất khác vượt quá 70 ha phải được Quốc Vụ viện phê chuẩn, cịn trưng thu các đất khác thì do chính quyền cấp tỉnh phê chuẩn rồi báo cáo với Quốc Vụ viện.
Khi trưng thu đất đai phải bồi thường theo hiện trạng sử dụng đất lúc đó. Chi phí bồi thường bao gồm tiền bồi thường đất, tiền trợ giúp an cư tính theo số nhân khẩu của hộ gia đình và tiền hoa màu. Tiền bồi thường đất bằng
6 - 10 lần và tổng số tiền trợ cấp an cư tối đa không quá 15 lần giá trị trung bình sản lượng hằng năm của 3 năm trước trưng thu.
Đối với đất thuộc sở hữu nhà nước, khi nhu cầu đất vì lợi ích cơng cộng hoặc để cải tạo các khu đô thị cũ đa được cấp có thẩm quyền phê chuẩn thì được thu hồi quyền sử dụng đất có bồi thường. Khi thu hồi đất buộc phải di dời nhà cửa do đó bên di dời phải bồi thường về nhà cửa cho bên bị di dời bằng tiền tính theo giá trị thị trường hoặc bằng cách chuyển đổi tài sản. Không bồi thường nhà xây trái phép hoặc nhà tạm đa hết hạn.
Sau khi bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, kinh nghiệm Trung Quốc thực hiện đó là: Tích cực phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người nơng dân có việc làm là chính sách lâu dài mà Trung Quốc đang tập trung giải quyết.
Các địa phương ở Trung Quốc đa có nhiều cách làm khác nhau để giải quyết vấn đề này như: Thứ nhất, thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng nghề cho những nơng dân bị thu hồi đất; khuyến khích các đơn vị ưu tiên sắp xếp công ăn việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất; khuyến khích nơng dân lập nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân bị thu hồi đất vào thành phố mở doanh nghiệp và được hưởng các chính sách ưu đai như các đối tượng thất nghiệp ở thành phố. Thứ hai, áp dụng chính sách hỗ trợ bảo hiểm xa hội cho người nông dân bị thu hồi đất. Tất cả các đơn vị tuyển dụng người nông dân bị thu hồi đất vào làm việc phải ký hợp đồng lao động cho những người này từ 3 năm trở lên, mức lương hàng tháng không thấp hơn 120% mức lương tối thiểu của địa phương. [34]
b. Kinh nghiệm của Thái Lan: Trong những năm gần đây diện tích đất
nơng nghiệp của Thái Lan đang giảm dần do tốc độ công nghiệp hố, sự mở rộng các khu cơng nghiệp, giải trí, khu đơ thị. Việc áp dụng các kỹ thuật canh tác mới theo phương châm bền vững chậm được triển khai khiến cho đất canh
tác bị rửa trơi, xói mịn hoặc nhiễm mặn. Điều đó khiến người nơng dân khơng mặn mà với nghề nông, bỏ lại ruộng vườn đến những thành phố lớn kiếm việc, tạo áp lực việc làm tại các thành phố lớn. Vậy Thái Lan đa giải quyết vấn đề này như thế nào?
Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ nơng dân thì vấn đề liên quan đến “tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức của người nông dân được coi trọng hướng đến. Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học và các khoá học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ được mở rộng với nhiều ưu đai nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nơng thơn.
Tăng cường công tác bảo hiểm xa hội cho nông dân, giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp cho người nông dân, xố bỏ thuế nơng nghiệp.
Triển khai chương trình điện khí hố nơng thơn, xây dựng hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, cải tạo những vùng đất thối hố, khơ cằn nâng cao độ màu mỡ cho đất. Điều này giúp tăng diện tích đất canh tác cho nơng dân, góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất.
c. Kinh nghiệm của Nhật Bản: Với diện tích đất canh tác có hạn, dân số
đơng, đơn vị sản xuất nơng nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là những hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của một nền văn hố lúa nước. Nhật Bản đa có một số biện pháp phát triển khơn khéo và có hiệu quả sau:
Nhật Bản đa chú trọng phát triển, xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc. Phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng sản phẩm của nông nghiệp làm nguyên liệu trên địa bàn nơng thơn. Chính phủ Nhật Bản thường xun có chính sách trợ giá nơng sản cho các vùng nơng nghiệp mũi nhọn. Từ đó tạo việc làm cho nơng dân, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nơng thôn ra thành thị.
1.2.2.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam và các địa phương
Qua những nghiên cứu tình hình lao động - việc làm nông thôn của nước ta trong những năm qua cho thấy việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động thanh niên ở nơng thơn là vấn đề mang tính chiến lược. Các địa phương có cách làm khác nhau trong cơng tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đa mang lại khác nhau, nhưng có thể khái quát thành những kinh nghiệm trong q trình tạo việc làm cho người lao động nơng như sau:
- Thực hiện chính sách phát triển thị trường lao động, phát triển dạy nghề gắn với chiến lược kinh tế - xa hội của từng địa phương, lồng ghép chương trình dạy nghề với các chương trình việc làm, chương trình xố đói giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế khác,… [40].
- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nâng cao trình độ văn hố, học vấn, tay nghề, tăng cường dạy nghề ngắn hạn, phổ cập nghề cho lao động Thanh niên ở khu vực nơng thơn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cho phù hợp.
- Tập trung phát triển các lĩnh vực có thế mạnh của mỗi địa phương. Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp cố gắng tránh lấy đất trên những cánh đồng mầu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Có chính sách ưu đai thu hút đầu tư nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động nông thôn. Coi trọng các chính sách phát triển kinh tế nơng thơn; phát triển hài hịa giữa kinh tế nơng thơn và mơi trường [40].
Giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, đặc biệt là ở những vùng bị thu hồi đất là nhiệm vụ rất quan trong của mỗi địa phương và của đất nước. Giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, vừa tạo tiền đề để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần ổn định chính trị, xa hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức phức tạp, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ đó, nên cần sử dụng các chỉ tiêu một cách khách quan và triệt để nhằm đánh giá quá trình giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm cho người lao động có mối quan hệ biện chứng, gắn bó với nhau nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xa hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn đa đạt được những kết quả, song vẫn cịn nhiều khó khăn thách thức. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực này là rất cần thiết, đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với cả nước nói chung và thị xa Sơng Cơng, tỉnh Thái Ngun nói riêng.