1.3.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập và tính tốn từ những số liệu của các cơ quan Trung ương, tỉnh Thái Nguyên, các báo cáo chuyên ngành và những báo cáo khoa học đa được công bố, các tài liệu do các cơ quan tỉnh Thái Nguyên cung cấp: Sở Lao động - Thương binh và Xa hội, Cục Thống kê tỉnh; các báo cáo của Đoàn thành niên các cấp, của thị xa và các xa, phường; các số liệu do Chi cục Thống kê, Phịng Nơng nghiệp, Phịng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xa hội, Phịng Tài ngun và Mơi trường cung cấp. Các tài liệu trên, giúp đề tài có cái nhìn tổng quan về tình hình lao động, việc làm, tình hình thanh niên, tình hình lao động và việc làm của thanh niên nông thôn thị xa Sông Công.
a. Chọn mẫu điều tra: áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu phi ngẫu
nhiên (chọn điểm, chọn đối tượng thanh niên) ở các vùng của thị xa Sông Cơng và lấy ra 3 địa phương mang tính đại diện cao.
Xa Vinh Sơn ở vùng phía tây thị xa, xa có diện tích đất tự nhiên là 827ha, có 579 hộ với 2213 khẩu, trong đó số khẩu trong độ tuổi thanh niên là 297; mật độ dân số trung bình là 267,6 người/km2. Xa có 443 hộ làm nơng nghiệp, chiếm 76,5%. Đặc điểm của xa là lao động thanh niên nông thôn chủ yếu tập trung sản xuất nông, lâm nghiệp.
Phường Thắng Lợi nằm ở trung tâm thị xa, có diện tích đất tự nhiên là 430ha. Phường có 1667 hộ với 7119 nhân khẩu, trong đó số khẩu trong độ tuổi thanh niên là 212 người. Mật độ dân số trung bình là 1655 người/ km2. Phường có 2003 nhân khẩu (28,1% dân số) làm nghề nơng nghiệp. Phường Thắng Lợi có ảnh hưởng mạnh của q trình đơ thị hố, với đặc điểm thanh niên nông thôn vừa sản xuất nông nghiệp và tham gia các hoạt động tiểu thu công nghiệp, dịch vụ và xây dựng.
Xa Tân Quang nằm ở phía Đồng Bắc của thị xa. Xa có diện tích đất tự nhiên là 1959 ha, có 2234 hộ với 13.934 khẩu, trong đó số khẩu trong độ tuổi thanh niên là 476; mật độ dân số trung bình là 720 người/ km2. Xa có 70% dân số số bằng nghề nông nghiệp. Tân Quang bị ảnh hưởng mạnh của q trình cơng nghiệp hố, với đặc điểm thanh niên nơng thơn thiếu việc làm bởi đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho xây dựng các khu công nghiệp.
Mỗi địa phương chọn ra 50 thanh niên, trong đó đảm bảo các tỷ lệ: ngành nghề nơng - lâm nghiệp, ngành nghề dịch vụ, ngành nghề công nghiệp xây dựng, … tương ứng với tỷ lệ chung của thị xa, chọn và được phân ra 2 tổ đối tượng: Thanh niên có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định; thanh niên thiếu việc làm và thu nhập không ổn định. Xuất phát từ cơ cấu lao động thanh niên nông thôn tham gia các ngành sản xuất của thị xa, trong tổng số 150 thanh niên, chọn
33,3% làm nông - lâm nghiệp; 33,3% làm ngành nghề, dịch vụ; 33,3% làm công nghiệp xây dựng. Việc lựa chọn các thanh niên điều tra theo phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên trong từng nhóm thanh niên điều tra ở các điểm nghiên cứu.
b. Nội dung điều tra: điều tra có các thơng tin chủ yếu như: lao động,
trình độ văn hóa, trình độ chun môn của thanh niên nông thôn. Các nguồn lực của gia đình thanh niên như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn,... Tình hình việc làm hiện tại của các lao động thanh niên nông thôn; thời gian làm việc của các lao động thanh niên nơng thơn; tình hình sản xuất các ngành trồng trọt, chăn ni, ngành nghề dịch vụ,… Chi phí sản xuất từng ngành; thu nhập từng ngành; tình hình đời sống, thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của lao động thanh niên. Các thơng tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động lao động và sản xuất, đời sống, sản phẩm hàng hóa, văn hóa, tinh thần và nhu cầu của thanh niên,... sẽ được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để thanh niên hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.
c. Phương pháp điều tra
- Phỏng vấn trực tiếp với thanh niên nông thôn; đàm thoại với thanh niên thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? và Bao nhiêu?… Phỏng vấn số thanh niên đa chọn, kiểm tra tính thực tiễn của các thơng tin thơng qua quan sát trực tiếp.
- Thảo luận nhóm: thơng qua hình thức thảo luận của các nhóm thanh niên, nhằm thu thập các thông tin về định hướng nghề nghiệp; các quan điểm trong chọn nghề, về tìm kiếm việc làm trong thanh niên nơng thơn.
- Phỏng vấn sâu: trong q trình thực hiện các nội dung của đề tài, sẽ tiến hành xin ý kiến một số chuyên gia đang hoạt động ở lĩnh vực giáo dục, lao động và việc làm, cơng tác Đồn thanh niên,... về các yếu tố ảnh hưởng
tới năng lực tạo việc làm của thanh niên nông thôn, một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.