Quy trình cho vay cá nhân:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bỉm sơn (Trang 37)

Sơ đồ quy trình cho vay:

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay KHCN

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, họ đến gặp nhân viên của ngân hàng và ghi những thông tin cần thiết vào hồ sơ xin vay. Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ cho vay đầy đủ và đúng quy định theo mẫu của ngân hàng bao gồm: đơn xin vay vốn, phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ, danh mục các tài sản cầm cố, thế chấp và giấy tờ liên quan, các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (nếu có), hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ liên quan khác.

Bước 2: Thẩm định khoản vay

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay KHCN, quyết định chất lượng của món vay, thường bao gồm các nội dung sau: Thẩm định tư cách đạo đức và mục đích vay của khách hàng, Thẩm định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, Thẩm định tài sản đảm bảo.

Sau khi thẩm định xong, cán bộ tín dụng sẽ lập báo cáo thẩm định trong đó ghi vắn tắt nhưng tổng quát về tình hình của khách hàng: tên, tuổi, mục đích vay, số tiền vay, phương án trả nợ, tài sản đảm bảo trình phòng QLRR.

Bước 3: Xét duyệt khoản vay

Phòng QLRR sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phòng KH sẽ tiến hành thẩm định và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng cá nhân của chi nhánh để phê duyệt khoản vay. Trường hợp những bộ hồ sơ nào vượt mức phê duyệt của chi nhánh sẽ được chuyển lên Trụ sở chính chờ phê duyệt.

Sơ đồ 2.3: Xét duyệt khoản vay

Sinh viên thực hiện: Hứa Xuân Huy – MSSV: 10009623 Trang 37

Tiếp nhận hồ sơ

Giải ngân

Thẩm định khoản vay

Cập nhật hệ thống Soạn thảo hợp đồng Xét duyệt khoản vay

Thu nợ gốc,lãi, phí Theo dõi khoản vay/

xử lý phát sinh PHÒNG KHCN PHÒNG QLRR Cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng CN TRỤ SỞ CHÍNH

2(c) 1(a) 2(a) 1(b) 2(d)

2(b) 1(c )

Bước 4: Soạn thảo hợp đồng

Sau khi hồ sơ vay vốn được chấp thuận, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành gặp trực tiếp khách hàng đàm phán,ký hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và các văn bản liên quan trên cơ sở tham khảo mẫu do NHCT ban hành để kí kết hợp đồng tín dụng.

Bước 5: Cập nhật hệ thống

Đối với TSĐB cán bộ tín dụng phải nhập thông tin, tạo bản ghi TSBĐ, in và ký Bảng liệt kê hồ sơ TSBĐ kiêm phiếu nhập kho TSBĐ, chuyển bộ phận kế toán giao dịch kiểm soát và trình cấp có thẩm quyền ký duyệt. Sau đó làm thủ tục nhập kho TSBĐ.Thông báo cho PQLRR để PQLRR vấn tin, thực hiện thủ tục liên kết TSBĐ.

Bước 6: Giải ngân

• Kiểm tra hồ sơ giải ngân.

• Thực hiện thủ tục giải ngân và tạo tài khoản vay trên hệ thống. • Giao nhận chứng từ giải ngân với bộ phận kế toán giao dịch.

• Scan vào chương trình Icdoc: hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giấy nhận nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chuyển cho PQLRR để kiểm soát.

Bước 7: Theo dõi khoản vay, xử lý phát sinh

Trong quá trình giải ngân, ngân hàng sẽ thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của KH, trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng, phân loại nợ. Kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ và đột xuất. Hình thức kiểm tra có thể tuỳ theo tần suất giao dịch. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay phải được lập thành biên bản trong đó thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định của NHCT. Định kỳ 6 tháng/ lần, kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, hoạt động SXKD của KH, tiến độ thực hiện phương án/ dự án. Thông báo KH thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn, đôn đốc

KH gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo phục vụ việc quản lý và giám sát KH của ngân hàng cho vay.

Xử lý phát sinh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với những phát sinh khoản vay mà làm gia tăng rủi ro/ hoặc giảm lợi ích của NHCT như: tăng số tiền, tăng thời hạn; kéo dài thời hạn duy trì hạn mức, thời hạn giải ngân, thời gian ân hạn; giảm lãi suất; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các trường hợp khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền thì phải chuyển qua PQLRR.

Đối với các phát sinh liên quan đến quản lý và xử lý nợ có vấn đề, xử lý TSBĐ: ngân hàng áp dụng phương án thanh lý, tức là sử dụng các biện pháp có thể được để thu hồi nợ, bao gồm phong toả và bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi,…

Bước 8: Thu nợ gốc, lãi, phí

Thu gốc: Trước khi đến thời hạn thu gốc, cán bộ quan hệ KH phải theo dõi dòng tiền của khách hàng. Thông báo, nhắc khách hàng thời gian đến hạn gốc để khách hàng chủ động chuyển tiền về tài khoản để thu gốc.

Thu lãi: Thu hàng tháng vào ngày cố định. Trước ngày đến hạn lãi, cán bộ quan hệ KH thông báo số tiền lãi và đôn đốc khách hàng nộp tiền trả lãi.

Thu phí: thu ngay khi KH bắt đầu sử dụng dịch vụ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bỉm sơn (Trang 37)