0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

.Bảng thống kê các chỉ số tài chính của Sacomreal

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - SACOMREAL (Trang 86 -103 )

năm 2010-2012

CHỈ TIÊU STT ĐVT NĂM

2010 2011 2012

1. Phân tích khái quát mức độ độc lập tài chính

Tỷ số tài trợ (1) lần 0.31 0.35 0.43

Tỷ số tự tài trợ TSDH (2) lần 1.43 1.52 1.55

Tỷ số tự tài trợ TSCĐ (3) lần 281.26 277.76 246.11

2. Phân tích khái quát khả năng thanh toán

Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát (4) lần 1.44 1.53 1.77

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn (5) lần 2.08 1.84 2.43

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (6) lần 1.28 0.97 0.74

Tỷ số khả năng thanh toán nợ dài hạn (8) lần 0.68 0.98 1.04

3. Phân tích khái quát khả năng sinh lợi

Sức sinh lợi của VCSH (9) lần 23.40 3.58 3.74

Sức sinh lợi của DT thuần (10) lần 40.40 14.63 14.46

Sức sinh lợi kinh tế của TS (11) lần 11.83 5.01 5.24

4. Phân tích mối quan giữa TS và Nguồn vốn

Tỷ số nợ so với TS (12) lần 0.69 0.65 0.57

Tỷ số TS so với VCSH (13) lần 3.25 2.89 2.30

5. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho HĐKD

Tỷ số tài trợ thường xuyên (19) lần 0.62 0.77 0.70

Tỷ số tài trợ tạm thời (20) lần 0.38 0.42 0.30

Tỷ số VCSH so với nguồn tài trợ

thường xuyên (21) lần 0.49 0.60 0.62

Tỷ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên

so với TSDH (22) lần 2.89 2.54 2.51

Tỷ số giữa TSNH so với nguồn tài trợ

tạm thời (23) lần 2.08 1.84 2.43

6. Phân tích hiệu quả sử dụng TS

Số vòng quay của TS (24) vòng 0.16 0.08 0.10

Tỷ suất sinh lời của TS (25) % 6.47 1.11 1.47

7. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay

Tỷ suất khả năng trả lãi (31) lần 3.57 1.41 1.65

Tỷ số sinh lời của tiền vay (32) % 14.14 2.34 3.16

8. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Tỷ suất sinh lời của GVHB (33) % 3.18 20.27 8.88

Tỷ suất sinh lời của chi phí BH (34) % 8,436.48 1,556.04 467.28 Tỷ suất sinh lời của chi phí QLDN (35) % 1,270.44 85.48 173.46 Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí (36) % 32.95 11.02 13.33

Sau khi phân tích tồn bộ tình hình tài chính của sacomreal, chúng ta có thể đút kết tổng quát như sau:

Phân tích khái quát mức độ độc lập tài chính:

Tuy trị số của chỉ tiêu “Tỷ số tài trợ” không cao nhưng liên tục tăng cộng thêm việc trị số của 2 chỉ tiêu “Tỷ số tự tài trợ TSDH” và “Tỷ số tự tài trợ TSCĐ” đều > 1, chứng tỏ mặc dù mức độ độc lập tài chính khơng cao, nhưng Cơng ty ít gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợvà thừa khả năng trang trải TSCĐ để mở rộng SXKD.

Phân tích khái quát khả năng thanh tốn:

Nhìn chung, Cơng ty đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nợ dài hạn do các tỷ số này đều > 1 hoặc có xu hướng ngày càng tăng. Nhưng bên cạnh đó, do HTK nhiều và ngày càng tăng cịn tiền và các khoản tương đương tiền ngày càng giảm xuống thấp nên Công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời.

Phân tích khái quát khả năng sinh lợi:

Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của năm 2010 đều ở mức cao nhưng sang năm 2011 thì bị giảm mạnh, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty năm 2011 là không tốt, nguyên nhân chủ yếu là do Công ty không bán được hàng nên DT thuần về bán hàng giảm mạnh từ đó kéo theo LNST của Cơng ty cũng giảm mạnh. Sang năm 2012, do LNST tăng nên sức sinh lợi tăng nhưng ít (trừ sức sinh lợi của DT thuần giảm nhẹ), chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty vẫn chưa được cải thiện.

Phân tích cơ cấu TS:

Cơ cấu TS của Cơng ty qua 3 năm khơng có sự thay đổi nhiều: TSNH ln chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) trong tổng TS.

Về TS ngắn hạn:

Chỉ có hàng tồn kho và TS ngắn hạn khác có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm

còn tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn đều có sự tăng giảm khơng liên tục.

Năm 2011 TS ngắn hạn giảm là do giảm giá trị tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2012 giảm là do giảm giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn.

Về TS dài hạn:

Năm 2011: Công ty tập trung đầu tư BĐS và TS dài hạn khác, năm 2012 Công ty chuyển sang đầu tư tài chính dài hạn và đầu tư TSCĐ.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Công ty đã liên tục giảm được NPT và tăng VCSH. Việc giảm nợ, trong đó chủ yếu là nợ vay ngắn hạn đã góp phần giảm rủi ro trong sử dụng địn bẩy tài chính và việc giảm chi phí lãi vay đã góp phần làm tăng hiệu quả HĐKD của Công ty trong năm qua.

Phân tích mối quan giữa TS và Nguồn vốn:

Qua việc phân tích 3 chỉ tiêu trên ta thấy: Cơng ty đang sử dụng cả VCSH và NPT để đầu tư cho TS, tuy nhiên Công ty đang chuyển dần từ việc sử dụng nợ sang sử dụng VCSH để tài trợ TS nhưng do NPT giảm nhanh hơn VCSH nên tổng nguồn tài trợ TS giảm vì thế tổng TS giảm. Trong tình trạng khó khăn của ngành BĐS hiện nay thì việc giảm vay nợ và tăng VCSH là một chọn lựa an toàn, tuy nhiên cần quan tâm đến việc TS bị giảm vì về lâu sẽ làm giảm quy mô cũng như năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho HĐKD:

Tỷ số tài trợ thường xuyên khá cao và có xu hướng tăng còn tỷ số tài trợ tạm thời thấp và có xu hướng giảm cho thấy tính ổn định và cân bằng tài chính của Cơng ty ngày càng cao. Ngồi ra, tỷ sốVCSH so với nguồn tài trợ thường xuyên

ngày càng tăng, chứng tỏ tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao. Cuối cùng, tỷ sốnguồn tài trợ thường xuyên so với TSDH và tỷ số giữa TSNH so với nợ ngắn hạn của Công ty luôn > 1, chứng tỏ mức độ tài trợ TSDH bằng nguồn tài trợ thường xuyên là cao và mức độ tài trợ TSNH bằng nợ ngắn hạn là thấp, vì thế Cơng ty khá ổn định và bền vững về tài chính.

Phân tích tình hình cơng nợ phải thu, phải trả:

So với 2010, năm 2011 Công ty đã giảm được khoản phải thu KH nhưng chỉ tiêu này vẫn còn rất lớn, gây ứ đọng vốn làm cho các HĐKD kém hiệu quả, nỗ lực thay đổi của Công ty là chưa đáng kể. Sang năm 2012, Công ty đã chú tâm và có biện pháp hiệu quả hơn trong việc thu hồi nợ do đó tỷ lệ phải thu KH giảm một cách đáng kể.

Đối tình hình cơng nợ phải trả thì qua sự biến động của 3 chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng nhất là: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước cho thấy tình hình các khoản phải thu của Công ty đang thay đổi ngày một tốt hơn. Công ty đã giảm đáng kể việc vay ngắn hạn do đó tránh được rủi ro thanh tốn trong ngắn hạn, các khoản phải trả người bán cũng liên tục giảm giúp tăng uy tín của Cơng ty, cịn việc tăng chỉ tiêu người mua trả tiền trước cho thấy cơng ty đã có chính sách thích hợp để thu hút KH.

Phân tích hiệu quả sử dụng TS:

Việc 2 chỉ tiêu SOA và ROA của Cơng ty ln nhỏ hơn trung bình ngành, cho thấy hiệu quả sử dụng TS của cơng ty là chưa tốt so với tồn ngành, đặc biệt hiệu quả sử dụng TS bị giảm mạnh ở năm 2011 do lượng HTK và sản phẩm dở dang tăng cao, sang năm 2012 đã có phần cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay:

Cả 2 chỉ tiêu: tỷ số khả năng trả lãi vay và tỷ suất sinh lời của tiền vay đều bị giảm mạnh ở năm 2011 và tiếp tục ở mức thấp vào năm 2012 (đặc biệt tỷ số sinh lời

của tiền vay cả 3 năm đều < lãi suất đi vay), chứng tỏ hiệu quả sử dụng lãi vay của Công ty năm 2011 và năm 2012 đều không tốt, Công ty nên hạn chế việc đi vay.

Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí:

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng chi phí năm 2011 là khơng tốt, tỷ suất sinh lời của các loại chi phí đều bị giảm (trừ GVHB là tăng), nguyên nhân chủ yếu là do LN thuần từ HĐKD cũng như LNTT của Công ty bị giảm mạnh. Sang năm 2012, chỉ có chi phí QLDN là được đầu tư hiệu quả, cịn lại GVHB và chi phí BH đều giảm.

3. Chương 3: HỒN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC SÀI GỊN THƯƠNG TÍN

Sau khi tiến hành phân tích ở chương 2, chương 3 sẽ tổng kết lại ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại những nhược điểm trong tình hình tài chính của Cơng ty được phân tích, từ đó sẽ đưa ra định hướng hồn thiện, giải pháp hoàn thiện và đưa ra điều kiện thực hiện những giải pháp đó.

3.1 Đánh giá tình hình tài chính tại Cơng ty cổ phần Địa ốc Sài Gịn Thương Tín: Thương Tín:

3.1.1. Ưu điểm:

- Một là,việc tăng VCSH và giảm NPT giúp cho Công ty ngày càng độc lập hơn về mặt tài chính.

- Hai là, đội ngũ cán bộ cơng nhân viên được đào tạo chuyên mơn, có nhiều kinh nghiệm, thường xuyên nắm bắt được những quy định mới của nhà nước và các chính sách về thuế để thực hiện và hoàn thành tốt trách nhiệm đối với nhà nước.

- Ba là, Cơng ty có được rất nhiều loại hình trong kinh doanh như tư vấn đầu tư, đầu tư, xây dựng, đấu thầu,cho thuê mặt bằng kinh doanh… vì vậy cơng ty đã tạo được thế chủ động đồng thời phân tán được rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

- Bốn là, Công ty thường tạo điều kiện cho các CB-CNV tham gia các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tham gia các hoạt động vào những ngày lễ… tạo cho nhân viên tinh thần thoải mái để khi bắt đầu vào công việc mọi người cảm thấy hòa đồng, vui vẻ, làm việc có hiệu quả hơn.

3.1.2. Nhược điểm:

- Một là, Sacomreal là đơn vị kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ, phải dàn trải bộ máy quản lý nên dẫn đến khó khăn trong quản lý chun mơn.

- Hai là, đa số các dự án Sacomreal đang triển khai có nhiều vướng mắc về pháp lý dự án, quy trình quản lý dự án nên làm mất nhiều thời gian.

- Ba là, Công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời.

- Bốn là, khả năng sinh lợi có tăng nhưng ít chứng tỏ hiệu quả kinh doanh chưa cao.

- Năm là, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng lãi vay và hiệu quả sử dụng chi phí chưa tốt.

3.1.3. Nguyên nhân tồn tại nhược điểm:

Nguyên nhân khách quan:

- Một là, lĩnh vực đầu tư - kinh doanh bất động sản bị chi phối bởi nhiều Bộ Luật và việc thay đổi, điều chỉnh thường xuyên của các Thông tư, Nghịđịnh liên quan nên gặp nhiều bất cập trong hướng dẫn thi hành, gây khó khăn và kéo dài việc thực hiện công tác pháp lý dự án.

- Hai là, chịu ảnh hưởng khó khăn chung của thị trường bất động sản trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng nên làm châm việc triển khai dự án.

- Ba là, thị trường BĐS sụt giảm và gần như đóng băng do giá nhà ở hiện nay ở mức quá cao so với thu nhập bình quân của đại đa số các tầng lớp dân cư khiến HTK tăng cao và lượng tiền mặt bị giảm.

- Bốn là,do có nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản do đó kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS đang chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi tình trạng lãi suất leo thang.

- Năm là, giá cả thị trường thường xuyên biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đơn vị cùng ngành gây sức ép mạnh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà Công ty cung cấp.

Nguyên nhân chủ quan:

- Một là, một số hạng mục có thiết kế chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và được thẩm tra kỹ trước khi thi cơng vẫn cịn xảy ra lỗi phải khắc phục nên phải tạm dừng thi công hoặc phải điều chỉnh thiết kế làm tốn thời gian và chi phí.

- Hai là, tình hình tài chính gặp khó khăn nên các khoản giải ngân theo kế hoạch hàng tuần, hàng tháng cho các nhà thầu cịn chậm ảnh hưởng tới tiến độ hồn thành hạng mục cơng trình

- Ba là, ngành BĐS đòi hỏi một khối lượng vốn tương đối lớn. Do đó, cơng ty phải tiến hành huy động vốn cả bên trong và bên ngồi nên việc huy động vốn ln gặp phải khó khăn.

- Bốn là, Chưa tính tốn đúng nhu cầu thị trường và chưa có biện pháp hiệu quả trong việc xử lý các dự án tồn kho.

3.2 Định hướng hoàn thiện:

- Thứ nhất, tiếp tục thực hiện việc tái cấu trúc nhằm tinh gọn bộ máy quản lý và tạo thuận tiện trong quản lý.

- Thứ hai, có biện pháp đẩy nhanh công tác triển khai dự án nhằm rút ngắn thời gian và chi phí.

- Thứ ba, có kế hoạch quản lý dịng tiềnhiệu quả nhằm tăng khả năng thanh khoản và tăng hiệu quả sử dụng lãi vay

- Thứ tư, đẩy mạnh công tác kinh doanh bán hàng nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản.

- Thứ năm, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí.

- Thứ sáu, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm tạo cơ sở tốt cho phát triển kinh doanh.

3.3 Giải pháp hoàn thiện:

Tiếp tục thực hiện việc tái cấu trúc:

- Thực hiện tái cấu trúc bộ máy, rà soát lại nhân sự nhằm đảm bảo tinh gọn nhưng vẫn hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển công ty trong từng thời kỳ.

- Rà sốt lại các quy trình, quy chế hiện nay tại từng đơn vị để bổ sung, điều chỉnh nhằm đảm bảo các quy định được triển khai đồng bộ, thống nhất từ công ty mẹ đến các công ty con.

- Tiếp tục thực hiện cơ cấu danh mục tài chính, giải thể hoặc chuyển nhượng các công ty không hoạt động.

Đẩy nhanh công tác triển khai dự án:

- Tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ đã có với các cơ quan, ban ngành liên quan để nhận được sự hỗ trợ kịp thời trong việc thực hiện pháp lý dựán.

- Tận dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để có giải pháp tối ưu trong công tác triển khai và kinh doanh BĐS.

Thực hiện kế hoạch quản lý dịng tiền có hiệu quả:

- Giảm áp lực trả nợ vay bằng cách tăng thu từ công tác bán hàng và chuyển nhượng dự án, tiếp tục tìm các nguồn tài trợ chi phí thấp từ các tổ chức tín dụng cho các dự án đang và sẽ triển khai trong năm 2013.

- Làm việc với các đối tác, ngân hàng để cơ cấu các khoản nợ sang trung hạn và theo hướng giảm dư nợ. Mục tiêu dư nợ toàn hệ thống đến cuối 2013 với tỷ lệ vốn chủ sở hữu/nợ vay là 1/1.

- Giám sát chặt chẽ kế hoạch tài chính từng dự án nhằm đảm bảo dòng tiền được cân đối trong mọi thời điểm và đúng mục đích.

Đẩy mạnh cơng tác kinh doanh bán hàng:

- Trước tình hình khó khăn chung, cơng tác bán hàng nên tập trung các chương trình chính sách khuyến mãi để một mặt bán hàng giữ khách hàng cịn mặt khác hạn chế việc trả hàng. Nhờ đó cơng tác thu tiền bán hàng sẽ đạt tiến độ, khơng có nợ xấu.

- Đẩy mạnh thanh lý các BĐS tồn đọng nhằm kịp thời thu hồi vốn, tập trung

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - SACOMREAL (Trang 86 -103 )

×