Nhân tố về đặc điểm sản phẩm xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 57 - 60)

7. Tổng quan tài liệu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN

1.3.6. Nhân tố về đặc điểm sản phẩm xây dựng

Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, địa chất, thủy văn, khí hậu.

Chất lượng và giá cả (chi phí xây dựng) sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện tự nhiên. Do vậy để giảm thiểu lãng phí, thất thốt do nguyên nhân khách quan bởi các tác động trên đòi hỏi trước khi xây dựng phải làm thật tốt công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng.

1.4. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của một số địa phương

1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng

Bảo Lâm là địa phương được các phương tiện thơng tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý Nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn huyện có những nét nổi trội so với triển khai của ĐắkLắk nói chung và huyện Krơng Năng nói riêng, cụ thể:

- Trên cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến

quản lý đầu tư và xây dựng của TW ban hành, huyện đã cụ thể hóa các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân cơng, phân cấp. Điểm nổi trội của

huyện đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư xây dựng từ xin chủ trương và chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh tốn chi phí lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự tốn; thiết kế tổng dự tốn, bố trí và đăng ký vốn đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định đấu thầu; tổ chức thi công, quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn đầu tư; nghiệm thu cơng trình đưa vào sử dụng; đến thanh quyết tốn và bảo hành cơng trình. Gắn với các bước theo trình tự bên là thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn và xây dựng. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết cơng việc của Nhà nước đã tạo bước đột phá của Lâm Đồng nói chung và huyện Bảo Lâm nói riêng trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nước.

- Đền bù giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất của quá trình thực

hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, cơng trình của TW cũng như của các địa phương chậm tiến độ gây lãng phí và một phần thất thóat vốn do ách tắc ở khâu này. Là điểm sáng đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành cơng của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:

Thứ nhất: Đã ban hành được bản quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà

nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ, cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định đền bù đối với thu hồi đất để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND huyện ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này được dựa trên logic: Khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện môi trường sống của khu vực này thì người được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước phải hy sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình tương ứng.

36

Thứ hai: Ngoài định chế đền bù chi tiết và cụ thể, Hịa Vang rất coi

trọng cơng tác tun truyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng mặt bằng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối khơng thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Hòa Vang hàng năm ký chương trình triển khai cơng tác tun truyền và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm hỗ trợ cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn đầu tư XDCB của NSNN nói chung.

Thứ ba: Trong cơng tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù giải

phóng mặt bằng thì vai trị, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Thực tế vai trò trách nhiệm của cá nhân chủ tịch UBND huyện Bảo Lộc thể hiện qua xử lý cơng việc cịn vướng mắc với dân bằng giải pháp - cá nhân Chủ tịch đối thoại trực tiếp với dân theo từng nội dung cơng việc cịn vướng mắc, đồng thời giải quyết trực tiếp cho các đối tượng trên cơ sở quy định của pháp luật. Hình ảnh cá nhân Chủ tịch UBND huyện giải quyết cơng việc trực tuyến với cơng dân được phát sóng qua Đài Phát thanh Truyền hình và trực tuyến trên internet đã chứng minh điều đó. Xử lý cơng việc trực tiếp với công dân của cá nhân Chủ tịch đối với các vấn đề cịn vướng mắc, một mặt nó tác động tới niềm tin của dân đối với sư quan tâm của Đảng và Nhà nước, mặt khác nó gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng trau dồi chất lượng nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc.

Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế quản lý liên quan đến vốn đầu tư XDCB của Nhà nước ở huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, “dám làm, dám

chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của cả nước.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w