7. Tổng quan tài liệu
1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ở cấp huyện.
1.1.1. Khái niệm, phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Bùi Mạnh Cường (2020): Đầu tư Xây dựng cơ bản 1(Đầu tư
XDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các cơng trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội.
Đầu tư Xây dựng cơ bản của nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong những năm qua nhà nước đã giành hàng chục ngàn tỷ mỗi năm cho XDCB. Để hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan đến đầu tư XDCB, cần nghiên cứu một khái niệm sau:
Đầu tư công 2là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn lực để thực hiện đầu tư là vốn. Vốn3 là toàn bộ những yếu tố được sử dụng vào việc sản xuất ra các của cải; vốn tạo nên sự đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Vốn đầu tư công 4gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn cơng trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngồi, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu
1 Tác giả: Bùi Mạnh Cường 2020
2 Khoản 5 Điều 4 Luật Đầu tư Công 2019
3 Quan điểm của K.Marx
4 Khoản 22 Điều 4 Luật Đầu Tư Công 2019
10
tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
Vốn đầu tư phát triển 5là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. Trên phương diện nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát triển khác.
Từ những quan điểm trên có thể khái niệm: Vốn đầu tư Xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách nhà nước 6là một phần của vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng để chi cho đầu tư Xây dựng cơ bản nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng KT- XH cho nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.2. Phân loại vốn đầu tư Xây dựng cơ bản
Có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý của từng loại nguồn vốn và các tiêu chí phân loại khác nhau. Cụ thể có một số cách phân loại như sau:
* Theo nguồn hình thành, vốn đầu tư Xây dựng cơ bản được chia
thành:
Nguồn vốn đầu tư trong nước: bao gồm nguồn thu từ các loại thuế bố trí chi đầu tư, thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước; nguồn vốn Nhà nước vay của nhân dân và doanh nghiệp trong nước thông qua phát hành trái phiếu,...
Nguồn vốn đầu tư ngoài nước: chủ yếu là vốn ODA, là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của Chính phủ hoặc của các tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển theo 2 phương thức: viện trợ khơng hồn lại và cho vay dài hạn với lãi suất thấp.
* Theo cấp ngân sách, vốn đầu tư Xây dựng cơ bản gồm:
Vốn đầu tư thuộc NSTW: là các khoản vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà
5 Điều 4 Luật Đầu tư Công 2019
11
nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp TW, các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước quản lý.
Vốn đầu tư thuộc NSĐP: là các khoản vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước do các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các xã, phương, thị trấn quản lý.
* Theo nội dung chi, vốn đầu tư Xây dựng cơ bản bao gồm:
Chi phí xây lắp: là khoản vốn dùng cho việc xây dựng và lắp đặt thiết bị đi kèm, bao gồm cả những chi phí lắp đặt gắn với cơng trình xây dựng và chi phí chạy thử;
Chi phí thiết bị: là khoản vốn tạo thành giá trị của máy móc thiết bị đầu tư mua sắm, nó bao gồm: tiền mua thiết bị, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí bảo dưỡng, gia cơng, tinh chế thiết bị kể từ khi mua sắm đến khi thiết bị được lắp đặt hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Chi phí khác: là những khoản vốn nhằm đảm bảo điều kiện cho quá trình xây dựng, lắp đặt và đưa cơng trình vào sản xuất, sử dụng. Nó bao gồm các khoản vốn chi cho chuẩn bị đầu tư, khảo sát thiết kế, thẩm định thiết kế, dự tốn, QLDA, chi phí GPMB, bảo hiểm, quyết tốn,…
* Theo tính chất đầu tư kết hợp, nguồn vốn đầu tư Xây dựng cơ bản gồm:
Vốn Xây dựng cơ bản tập trung: là vốn đầu tư cho các dự án bằng nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước do các cơ quan TW và địa phương quản lý; nguồn vốn này chủ yếu dùng để đầu tư xây dựng mới các cơng trình.
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư: là vốn ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp mang tính chất đầu tư Xây dựng cơ bản để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các cơng trình.
* Theo trình tự đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
12
bao gồm:
Vốn chuẩn bị đầu tư của dự án: là những khoản chi phục vụ cho việc nghiên cứu, khảo sát lập dự án đầu tư; lập, thẩm định thiết kế, dự toán, tổng dự toán cơng trình,....
Vốn thực hiện đầu tư: là tất cả các khoản chi hợp thành giá trị cơng trình được nghiệm thu bàn giao và đã được quyết toán, bao gồm: chi xây dựng cơng trình; chi mua sắm, gia cơng, vận chuyển, lắp đặt thiết bị; chi phí giám sát thi cơng; chi phí quyết tốn dự án hồn thành và một số khoản chi phí khác phục vụ cho q trình thực hiện đầu tư.
1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư Xây dựng cơ bản
Đầu tư Xây dựng cơ bản đòi hỏi một lượng vốn lớn và lượng vốn đó khơng mang tính ổn định hàng năm. Là hoạt động có tính chất lâu dài, kết quả của đầu tư Xây dựng cơ bản là những sản phẩm có giá trị lớn, nên người sử dụng cơng trình khơng thể "mua" tồn bộ cơng trình trong một lúc mà phải "mua" từng phần (từng hạng mục hay bộ phận cơng trình hồn thành). Do vậy, việc cấp vốn đầu tư Xây dựng cơ bản phải phù hợp với đặc điểm này; điều đó được thể hiện qua việc chủ đầu tư tạm ứng và thanh toán từng phần cho nhà thầu trong q trình thi cơng xây dựng; nhu cầu vốn sử dụng hàng năm cũng khác nhau, tùy thuộc vào tiến độ, khối lượng thi cơng xây dựng cơng trình.
Chất lượng và giá cả cơng trình Xây dựng cơ bản chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện tự nhiên, vì sản phẩm xây dựng có tính cố định, gắn liền với đất, nơi sản xuất cũng đồng thời là nơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất, thủy văn, khí hậu.
Chi phí đầu tư cơng trình Xây dựng cơ bản khơng thể xác định một cách đơn giản, vì sản phẩm Xây dựng cơ bản mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi sản phẩm đều có thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; khối lượng, chất lượng, giá trị xây dựng cơng trình đều khác nhau. Vì thế, cần
phải xây dựng giá dự tốn riêng cho từng cơng trình tùy theo kết cấu cơng trình.
Sản phẩm Xây dựng cơ bản không qua thị trường tiêu thụ, nó chỉ được kiểm nhận, bàn giao giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công tại địa điểm xây dựng sau khi cơng trình hồn thành.
* Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cịn có một số
đặc điểm riêng:
Quyền sở hữu về vốn không trùng hợp với quyền sử dụng và quản lý vốn, vì thế trách nhiệm quản lý vốn khơng cao, dễ dẫn đến thất thốt, lãng phí, kém hiệu quả. Động lực cá nhân đối với việc sử dụng hiệu quả đồng vốn không rõ ràng, mạnh mẽ như nguồn vốn tư nhân. Vì vậy, việc quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Nhà nước rất khó khăn, phức tạp.
Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước thường nhằm vào lĩnh vực ít được thương mại hố, khơng thu hồi vốn ngay, khả năng thu hồi vốn thấp, hoặc không thể thu hồi vốn trực tiếp.
Về mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Nhà nước thường ít nhắm tới mục tiêu lợi nhuận trực tiếp, nó phục vụ lợi ích của cả nền kinh tế. Trong khi đầu tư Xây dựng cơ bản của tư nhân và đầu tư nước ngồi thường đề cao lợi nhuận.
Về mơi trường đầu tư, vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Nhà nước thường thực hiện trong môi trường thiếu vắng sự cạnh tranh; và nếu có sự cạnh tranh thì cũng ít khốc liệt hơn các khu vực đầu tư khác.
Về phạm vi đầu tư, nhìn chung Nhà nước chỉ đầu tư vào những nơi có sự thất bại của thị trường, khi mà khu vực vốn khác không thể đầu tư, không muốn đầu tư và không được phép đầu tư, khi Nhà nước cần giải quyết các vấn đề về văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng. Việc đầu tư theo vùng miền và theo các ngành kinh tế cũng phải được Nhà nước tính đến. Việc định đoạt phạm vi đầu tư Xây dựng cơ bản của Nhà nước khác biệt với việc
xác định phạm vi đầu tư của khu vực tư nhân ở chỗ Nhà nước phải giữ vai trò điều tiết, khắc phục thất bại thị trường, giải quyết vấn đề KT-XH cùng với việc tính tốn lợi ích chung. Trong lúc đó, khu vực đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngồi nhìn chung chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế.
1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư Xây dựng cơ bản
Góp phần to lớn vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước như: hệ thống cơng trình giao thơng, mạng lưới thủy lợi, hệ thống điện, các trường học, bệnh viện,… Thông qua hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, cải tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ; hình thành những ngành mới, tăng cường chun mơn hố và phân công lao động xã hội. Hệ thống kết cấu hạ tầng được phát triển sẽ tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế, tạo sự lan tỏa trong đầu tư, thúc đẩy xã hội phát triển.
Dẫn dắt, định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế phát triển. Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực có tính chiến lược khơng những có tác dụng dẫn dắt hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà cịn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế.
Có vai trị quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như: xóa đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa… Thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất - kinh doanh và các cơng trình văn hố, xã hội góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
15
1.1.4. Khái niệm, đặc điểm của quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
1.1.4.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
Quản lý tài chính cơng7 là q trình Nhà nước hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ; sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp, tác động đến các hoạt động của tài chính cơng, làm cho chúng vận động phù hợp với yêu cầu kliách quan của nền kinh tế - xã hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng do Nhà nước đảm nhận.
Quản lý đầu tư 8là công tác phức tạp nhưng là yêu cầu khách quan, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào q trình đầu tư (bao gồm cơng tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả và hiệu quả đầu tư cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những qui luật khách quan và qui luật đặc thù của đầu tư.
Quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư Xây dựng cơ bản 9là
quản lý quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
Chi đầu tư phát triển 10là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư Xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
7 Bài giảng tài chính cơng- Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
8 Luật Đầu tư 2020
9 Điều 38 Luật Ngân sách Nhà nước 2015 10 Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Chi đầu tư Xây dựng cơ bản 11là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ngân sách nhà nước 12là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Ngân sách địa phương 13là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Từ những quan điểm trên, có thể khái niệm: quản lý vốn đầu tư Xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là hoạt động tác động có tổ chức, định hướng mục tiêu của chủ thể quản lý nhà nước lên các đối tượng quản lý với những nội dung và trong điều kiện cụ thể xác định nhằm đạt được