7. Tổng quan tài liệu
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Về chính sách, pháp luật: văn bản pháp luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; việc hướng dẫn về cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các Bộ, ngành chức năng chưa
kịp thời, còn phân tán, chồng chéo, chưa đồng bộ; sự thay đổi văn bản một cách thường xuyên làm khó khăn và hạn chế hiệu quả trong quản lý; có những văn bản quy định và hướng dẫn chưa đi vào thực tế nhưng đã có sự thay đổi hoặc hạn chế, chẳn hạn như: một số cơng trình đã thực hiện đến khâu phê duyệt hồ sơ mời thầu nhưng phải bổ sung điều chỉnh lại dự toán, dự án phải điều chỉnh lại nhiều lần dẫn đến triển khai đầu tư xây dựng chậm. Tuy có sự thay đổi bổ sung phù hợp với tình hình mới nhưng quy định này mới chỉ giải quyết được các vấn đề cấp bách trước mắt, còn nhiều vấn đề và lĩnh vực chưa được quy định và giải quyết một cách triệt để như: quy hoạch xây dựng, trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của từng bên liên quan trong từng giai đoạn của quá trình đầu tư, chưa có cơ chế khen thưởng để kích thích cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước thực hiện tốt vai trị của mình, cũng như chưa có chế tài xử phạt thích đáng khi các bộ quản lý khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc khi có sai phạm gây thất thốt cho ngân sách nhà nước trong chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Về tình hình kinh tế: giá cả vật tư biến động lớn, đặc biệt là các vật tư thiết yếu như xăng, dầu, ximăng, sắt thép... Trong khi đó, cơ chế quản lý giá và thanh toán chậm được thay đổi để kịp thời giải quyết việc bù giá, điều chỉnh giá.
Về quy hoạch: nhiều quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng chi tiết còn thiếu hoặc đã quá cũ, lạc hậu. Một số quy hoạch vừa mới lập và phê duyệt đã xin sửa đổi, điều chỉnh bổ sung. Qui hoạch xây dựng không đồng bộ, chất lượng qui hoạch thấp. Nhiều qui hoạch chưa phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến khi thực hiện dự án gây lãng phí, nhất là khâu đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư. Việc phối kết hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong việc lập quy hoạch cịn hạn chế, trình độ của đơn vị tư vấn lập quy hoạch chưa cao, do đó có những quy hoạch vừa mới duyệt xong đã phải phê
95
duyệt lại.
Về thu ngân sách trên địa bàn huyện: huyện Krông Năng hiện vẫn là huyện thuần nông, sản phẩm là nông nghiệp là chủ yếu, trong khi đó chính sách thu thuế thì sản phẩm nơng nghiệp chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc qua sơ chế thì khơng thuộc đối tượng thu thuế VAT, hơn nữa doanh nghiệp chế biến sản phẩm nơng nghiệp trên địa bàn huyện chưa có. Chính vì vậy, nguồn thu ngân sách huyện rất hạn hẹp, trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện rất lớn, có quá nhiều dự án cần được ưu tiên phân bổ vốn đầu tư và nợ vốn xây dựng cơ bản cịn nhiều.
2.4.3.2. Ngun nhân chủ quan
Thứ nhất là, vì mục tiêu tăng trưởng nhanh nên công tác quy hoạch và
chủ trương đầu tư còn vội vàng nên chưa xem xét đến hiệu quả lâu dài của các dự án đầu tư Xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện. Cho lập dự án mới còn nhiều, trong khi khả năng bố trí vốn để đầu tư xây dựng cịn bị hạn chế. Hàng năm có kế hoạch chuẩn bị đầu tư, xong số dự án ghi danh mục chuẩn bị đầu tư vẫn còn nhiều, mặt khác trong năm phát sinh thêm khơng ít chủ trương cho lập dự án. Một số dự án chưa triển khai thực hiện đã có chủ trương cho lập lại, thay đổi quy mô hoặc phát sinh khối lượng. Phân công cho các chuyên môn quản lý vốn đầu tư, quản lý dự án đầu tư về quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư chưa gắn liền với cơng tác giám sát, kiểm sốt chất lượng và hiệu quả đầu tư.
Thứ hai là, vấn đề chất lượng công tác hoạch định, quy hoạch đầu tư
còn hạn chế. Mối quan hệ về công khai quy hoạch và cơng tác giải phóng mặt bằng cịn nhiều khiếm khuyết, do đó ảnh hưởng tới cơng tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án trên địa bàn huyện, nhiều chủ trương phê duyệt sai vị trí, địa điểm đầu tư, thời điểm đầu tư. Cơng tác quản lý qui hoạch cịn bng lỏng; phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho
việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Các quy hoạch sau khi được duyệt chậm công bố rộng rãi để các tổ chức, cá nhân được biết và thực hiện theo quy hoạch.
Thứ ba là, năng lực của chủ đầu tư còn chưa đáp ứng yêu cầu trong
điều kiện mới, thiếu cán bộ có năng lực trình độ chun mơn nên q trình triển khai thực hiện đầu tư cịn nhiều lúng túng, mất thời gian nhất là khâu hồn thiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó cũng có hiện tượng chủ đầu tư vơ trách nhiệm, phó mặc cho đơn vị tư vấn triển khai thực hiện chuẩn bị dự án đầu tư. Năng lực yếu kém của chủ đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư.
Thứ tư là, đội ngũ cán bộ ln thiếu và trình độ khơng đồng đều trong
khi đó khối lượng cơng việc thường xun phát sinh tăng luôn là vấn đề bức xúc của ngành. Áp lực cơng việc, phải làm thêm ngồi giờ, làm việc cả ngày thứ bảy, chủ nhật diễn ra ở Phịng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước trong điều kiện thu nhập không tăng tương xứng dẫn đến một số cán bộ chuyển ngành sang ngành khác trong khi đó việc tuyển dụng từ nguồn sinh viên ra trường có chất lượng để bổ sung cho ngành gặp nhiều khó khăn, chất lượng khơng cao.
Thứ năm là, năng lực của Ban quản lý còn hạn chế; nhiều Chủ đầu tư
được giao làm chủ đầu tư khi thuê hoặc thành lập Ban quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu kinh nghiệm, yếu cả về chuyên môn và khả năng quản lý XÂY DỰNG CƠ BẢN. Công tác giám sát của chủ đầu tư rất yếu, chưa có tính chun mơn cao, kế hoạch cơng tác cụ thể, phân công công việc chưa phù hợp với chuyên môn đào tạo đây là vấn đề thường gặp ơ các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Thứ sáu là, việc lựa chọn năng lực các Nhà thầu tham gia đấu thầu còn
97
hạn chế, nhiều Nhà thầu năng lực kém khơng phù hợp với u cầu gói thầu. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn chưa thường xun, liên tục; cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được coi trọng; công tác giám sát nội bộ hiệu quả thấp. Việc xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa nghiêm khắc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong 5 năm (2016 - 2020), công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Krơng Năng ngày càng hồn thiện hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện vẫn còn một số bất cập. Vì vậy, chương 2 đã đánh giá thực trạng trong từng khâu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước thuộc ngân sách huyện Krơng Năng; phân tích, chứng minh bằng các số liệu cụ thể từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu nhất trong từng nội dung quản lý. Đồng thời, chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế - đây là cơ sở sát đáng cho các đề xuất giải pháp ở chương tiếp theo.
99
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG
3.1. Quan điểm, định hướng hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Krông năng
3.1.1. Quan điểm
3.1.1.1. Quan điểm chung
Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa VI trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VII, nhiệm kỳ 2016 – 2020: “Tiếp tục nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, huy động và sử dụng các nguồn lực để đầu tư phát triển; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phịng an ninh, xây dựng huyện Krơng Năng phát triển tịan diện, bền vững”.
Trong đó, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung những nội dung sau:
- Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến hành theo hướng nâng cao
hiệu quả, vừa theo hướng giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa xã vùng I, vùng II và vùng III. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội được chú ý trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, cơng bằng trong việc phân bổ
vốn đầu tư phát triển.
- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển
kinh tế của cả huyện, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng III, thơn, bn đặc biệt khó khăn, bn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và thôn đồng bào dân tộc
thiểu số khác nghèo để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư trong huyện.
- Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, cân đối thu
chi cịn nhiều khó khăn, đầu tư ngân sách nhà nước chỉ tập trung đầu tư cho các cơng trình, dự án đã được bố trí vốn ngân sách nhà nước, đang triển khai trong các kế hoạch hàng năm để bảo đảm hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Đối với các dự án khởi công mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng chỉ bố trí vốn khởi cơng mới các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cấp huyện, cấp xã. Khơng bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đồng thời, đề xuất các giải pháp huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 đạt các tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới.
- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo
điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển.
- Thực hiện mạnh mẽ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Huy động tối đa nguồn lực XDCB và quy hoạch, chỉnh trang các vị trí trọng điểm của huyện Krơng Năng, tỉnh Đắk Lắk.
- Tập trung chỉ đạo thu ngân sách, mục tiêu tổng ngân sách hàng năm
tăng 20%; thu nhập bình quân đầu người tăng 40 triệu đồng/ người năm 2020.
- Xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về xây dựng
và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; Trên cơ sở đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, không ngừng tăng thu để thỏa mãn nhu cầu chi đầu tư phát triển của huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Trở thành một trung tâm kinh tế của tỉnh Đắk Lắk.
101
- Xác lập kế hoạch, thực hiện quản lý hiệu quả, từ đó góp phần chuyển
đổi cơ cấu kinh tế huyện Krơng Năng, tỉnh Đắk Lắk theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Tập trung đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng KT-XH, tăng cường
chất lượng hiệu quả đầu tư làm cơ sở cho phát triển kinh tế theo hướng bền vững, hiệu quả.
- Mở rộng dân chủ trong phân cấp quản lý thu, chi nhằm phát triển tối
đa tính sáng tạo của các cấp ngân sách huyện trong khai thác các nguồn tài chính và mở rộng đầu tư phát triển, tăng cường vận động công tác giám sát các hoạt động của quần chúng nhân dân, công khai, minh bạch các hoạt động tài chính để cơng tác thu, chi được hiểu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, từng bước lành mạnh hóa
ngân sách huyện Krơng Năng, tỉnh Đắk Lắk, đảm bảo cân đối ngân sách theo hướng tích cực, bền vững, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ KT- XH trong từng giai đoạn phát triển
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển KT-XH đến năm 2020
- Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 8 - 9% trở lên; trong đó, nơng - lâm - thuỷ sản tăng 5 - 6%; công nghiệp - xây dựng tăng 11 - 12%; dịch vụ tăng 9 - 10%.
- Cơ cấu kinh tế: ngành nông - lâm – thủy sản chiếm 63 - 65%; công
nghiệp - xây dựng chiếm 11 - 12%; thương mại - dịch vụ chiếm 24 - 25%.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5.900 - 6.000 tỷ đồng trở lên, tăng trưởng bình quân hàng năm 7 - 8%.
- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm từ
15% trở lên.
- Tỷ lệ hộ được sử dụng điện là 100%; tỷ lệ cây trồng đảm bảo nước
tưới đạt 80% (đối với diện tích cây trồng có nhu cầu nước tưới); nhựa hóa đường huyện quản lý đạt 100%, đường xã quản lý đạt 54%.
- Xây dựng 50 % số xã đạt chuẩn nông thôn mới (từ 5 – 6 xã).
- Tăng dân số tự nhiên ở dưới mức 12‰; dân số trung bình năm 2020 khoảng 133.108 người; tỷ lệ dân số đô thị chiếm 11 - 12%.
- 100% trẻ em trong độ tuổi mầm non, tiểu học đến trường; 100% xã,
thị trấn thực hiện phổ cập giáo dục mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở; 60% thơn bn có nhà lớp học mẫu giáo hoặc trường mẫu giáo. 12/12 xã, thị trấn có khu vui chơi cho thanh thiếu niên.
- Xây dựng 8 - 10 trường đạt chuẩn quốc gia, (đến cuối năm 2020 có từ
30 - 32 trường đạt chuẩn quốc gia). Trong đó có 1 - 2 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 15%; 100% xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, 13/13 trạm y tế có bác sỹ.
- Tỷ lệ hộ gia đình được cơng nhận gia đình văn hóa 85% trở lên; tỷ lệ
thơn, bn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa là 82%; tỷ lệ cơ quan, trường học đạt danh hiệu văn hóa là 95%; thị trấn Krông Năng đạt danh hiệu thị trấn văn minh đô thị.
- Phấn đấu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo cịn dưới 2% so với dân
số tồn huyện( theo chuẩn nghèo giai đoạn).
- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 98%.